Làm gì để phát triển xuất khẩu bền vững và đa dạng hóa thị trường?
Các doanh nghiệp cần khai thác cơ hội từ các FTA để mở rộng thị trường tiêu thụ. Ảnh: H.D |
Tránh phụ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu lớn
Báo cáo kiến nghị của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới cho rằng, tổng cầu giảm cho thấy nền kinh tế có nguy cơ suy thoái, điều này ảnh hưởng đến mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Vì vậy, phục hồi tổng cầu là một nhiệm vụ quan trọng đối với nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.
Riêng về lĩnh vực xuất khẩu, báo cáo kiến nghị phải phát triển xuất khẩu bền vững đi liền với đa dạng hóa thị trường hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với các đối tác.
Phân tích về vấn đề này, theo các chuyên gia, Việt Nam đang phụ thuộc chủ yếu vào một số thị trường xuất khẩu lớn. Vì vậy, khi các quốc gia này rơi vào giai đoạn khủng hoảng, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đối mặt với những cú sốc lớn và bị gián đoạn.
Tiêu biểu như với EVFTA, phần lớn doanh nghiệp Việt hiện chủ yếu giao thương với 5-6 nước trong 27 nước thành viên thuộc EU, bỏ qua tiềm năng từ hơn 20 quốc gia còn lại. Tương tự, việc khai thác các thị trường trong FTA thế hệ mới khác như CPTPP và RCEP vẫn còn hạn chế. |
Vì thế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng cần mở rộng giao thương với các thị trường trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết. Thay vì chỉ tập trung sâu một số thị trường lớn, các doanh nghiệp cần khai thác cơ hội từ các FTA để mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước thành viên khác.
Mặt khác, các nhà sản xuất Việt Nam đang gặp nhiều thách thức khi sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi năng lượng xanh – sạch từ thị trường nhập khẩu. Do đó, các chuyên gia đã nhấn mạnh yêu cầu cần rà soát và ban hành tiêu chuẩn khung pháp lý về sản xuất xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Giảm thiểu rủi ro do điều tra phòng vệ thương mại
Mặc dù các FTA đều hướng tới mục tiêu dỡ bỏ các rào cản thương mại, nhưng thực tế vẫn cho phép các nước thành viên sử dụng một số công cụ chính sách thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước đối với hàng hóa nhập khẩu.
Vì thế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định, phòng vệ thương mại sẽ là công cụ để các quốc gia bảo vệ hàng hóa trong nước cũng như định hình thị trường, dẫn tới nguy cơ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam ngày càng lớn.
Theo báo cáo của Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương, đến hết tháng 6/2023, hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với 231 vụ việc phòng vệ thương mại do các nước khởi kiện. Trong đó, đứng đầu là các vụ điều tra chống bán phá giá (128 vụ việc), tiếp đó là các vụ việc tự vệ thương mại, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và chống trợ cấp.
Để phòng tránh, giảm thiểu rủi ro do điều tra phòng vệ thương mại, báo cáo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng cần đẩy mạnh công tác dự báo, cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp những mặt hàng có thể gặp rủi ro bị tiến hành điều tra.
Ngoài theo dõi dựa trên các mặt hàng có khối lượng xuất khẩu tăng đột biến hoặc chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu xuất khẩu tới các thị trường, việc điều tra cần tích cực theo dõi dòng chảy thương mại của từng mặt hàng trên thế giới, xây dựng mô hình dự báo chính xác hơn.
Đặc biệt, cần thực hiện các giải pháp chứng minh hàng hóa Việt Nam không bán phá giá. Doanh nghiệp cần sử dụng nguyên vật liệu có nguồn gốc xuất từ các quốc gia nằm trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết. Đây là một trong những điều kiện cần có để minh chứng nguyên vật liệu được nhập khẩu từ thị trường ưu đãi, cùng với giá nhân công tương đối thấp, cấu thành mức giá xuất khẩu phù hợp, không có trợ cấp của Chính phủ.
Vì vậy, Bộ Công Thương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác trao đổi, chia sẻ với các doanh nghiệp nhằm giúp họ nắm được những nguyên tắc điều tra, thấy rõ được tầm quan trọng của doanh nghiệp. Ngoài ra, vai trò của các cơ quan nhà nước cần quan trọng hơn nữa trong hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ minh chứng, thiết lập quy trình thực hiện cụ thể, công khai để các doanh nghiệp nắm rõ hơn.
Báo cáo cũng khuyến nghị về việc cân bằng cán cân thương mại với các đối tác như triển khai nhiều hơn các chương trình giúp doanh nghiệp của các đối tác lớn tiếp cận được với doanh nghiệp trong nước. Cùng với đó, cần có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hơn, đặc biệt cần giảm thuế cho các mặt hàng máy móc, thiết bị từ các thị trường mà Việt Nam đang có thặng dư thương mại.
Tin liên quan
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics