Kiểm soát chặt nguồn gốc gỗ nhập khẩu để bảo vệ ngành gỗ
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ tăng tới 95,4% | |
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn ghi nhận tăng trưởng 4% giữa đại dịch |
Hầu hết các thị trường nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đều yêu cầu sử dụng gỗ từ rừng trồng hoặc gỗ có chứng chỉ |
Loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi nguồn cung
Nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành gỗ bền vững, đạt được mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD năm 2025, trong bối cảnh ngành gỗ đang đứng trước rất nhiều vấn đề về bảo vệ môi trường và đặc biệt là các rủi ro trong tranh chấp thương mại, Chính phủ Việt Nam đã cam kết loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi nguồn cung. Cam kết này thể hiện qua việc Chính phủ ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện VPA/FLEGT với EU từ năm 2019.
Thực hiện Nghị định này, Chính phủ đã ban hàn Nghị định 102/2020/NĐ-CP ngày 1/9/2020 quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 4831/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/11/2020 quy định các tiêu chí xác định gỗ rủi ro nhập khẩu nhằm thiết lập các cơ chế kiểm soát rủi ro.
Theo đó, gỗ rủi ro và gỗ được nhập khẩu từ các quốc gia không thuộc vùng địa lý tích cực thì người nhập khẩu cần hoàn thành Bản kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu nhằm kiểm soát và giảm rủi ro về nhập khẩu gỗ bất hợp pháp. Bản kê khai này gồm 4 hợp phần: Phần A: Thông tin chung về lô hàng; phần B: Mức độ rủi ro của lô hàng nhập khẩu; Phần C: Tài liệu bổ sung và phần D: các biện pháp bổ sung của chủ gỗ nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro liên quan đến tính hợp pháp của gỗ theo quy định pháp luật của quốc gia nơi khai thác.
Tuy nhiên, qua khảo sát nắm bắt thông tin tại một số doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ châu Phi trong thời gian gần đây, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho biết, việc thực hiện Nghị định 102 đang gặp phải một số khó khăn. Nguyên nhân là do chưa quy định cần phải yêu cầu nộp bổ sung giấy tờ cụ thể nào ở phần C và D nêu trên.
Thông tin chia sẻ từ Hiệp hội Gỗ Cameroon cho thấy, chuỗi cung xuất khẩu gỗ từ quốc gia này tiềm ẩn nhiều rủi ro, từ khâu khai thác cho tới khâu xuất khẩu. Một số doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam từ châu Phi cũng cho biết điều này cũng đúng với nhiều quốc gia khác thuộc châu Phi hiện đang xuất khẩu gỗ nguyên liệu cho Việt Nam.
Giải pháp để kiểm soát tốt hơn
Kiểm soát hiệu quả tính hợp pháp của gỗ rủi ro nhập khẩu có vai trò sống còn với ngành gỗ Việt Nam bởi Chính phủ Việt Nam đã ký kết VPA/FLEGT và đã ban hành và đang thực hiện Nghị định 102 để kiểm soát gỗ nhập khẩu bất hợp pháp. Thêm vào đó, Chính phủ Hoa Kỳ đang tiến hành điều tra ngành gỗ Việt Nam.
Việt Nam hiện là thị trường cung cấp sản phẩm gỗ lớn cho thế giới và chắc chắn kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 15 tỷ USD trong năm 2021, trong đó kim ngạch từ thị trường Hoa Kỳ chiếm trên 50% trong tổng kim ngạch của cả ngành. Trong khâu xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang cam kết tuân thủ chặt chẽ yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu như quy định EUTR 995, Luật Lacey của Mỹ, Luật đảm bảo gỗ hợp pháp của Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cam kết và cung cấp đầy đủ các bằng chứng về nguồn gốc gỗ sử dụng làm đổ gõ xuất khẩu.
Đối với gỗ từ rừng trồng theo quy định tại Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT, chủ lâm sản khi khai thác phải cung cấp các giấy tờ: báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác; bảng kê lâm sản; hợp đồng mua bán và giấy chứng nhận quyền sở hữu diện tích đất khai thác lâm sản.
Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest, ngành gỗ nhận thức sâu sắc rằng, không có lý do gì để nguồn gỗ rủi ro với nhiều bất ổn có nguồn góc từ nhập khẩu luồn sâu vào thị trường nội địa. Cộng đồng doanh nghiệp gỗ đồng tình và đánh giá cao sự chỉ đạo kịp thời của các Bộ, ngành và với cách làm việc linh hoạt, đúng pháp luật của cơ quan Hải quan trong việc tháo gỡ những khó khăn về thủ tục hành chính để tạo sự thông thoáng trong công tác xuất nhập khẩu gỗ.
Tuy nhiên, để kiểm soát tốt hơn nữa nguồn gỗ nhập khẩu từ vùng địa lý không tích cực và loài gỗ rủi ro, đặc biệt là gỗ rừng tự nhiên, mới đây, Viforest đã có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính cần yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu nghiêm chỉnh chấp hành việc hoàn thiện thông tin trong phần C và D của Bản kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu trong Nghị định 102. Cùng với đó, cần cung cấp, khai báo bổ sung các giấy tờ: bản photo giấy phép khai thác của đơn vị khai thác, hoặc chứng nhận được phép khai thác lô rừng được cấp cho đơn vị chủ rừng; bản photo giấy chứng nhận đăng ký là cơ sở chế biến gỗ (nếu là gỗ xẻ) và bản photo giấy phép được phép xuất khẩu.
Doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần bổ sung tài liệu, chứng từ giải trình nguồn gốc gỗ theo thông tin “quốc gia nơi khai thác” thay vì theo hướng quốc gia xuất khẩu. Bởi trong thực tế có thể xảy ra trường hợp nhà xuất khẩu có địa chỉ tại vùng địa lý tích cực, nhưng nhà xuất khẩu này lại kinh doanh gỗ ở vùng địa lý không tích cực, khi làm thủ tục khai báo hải quan, trên tờ khai ghi xuất khẩu vùng địa lý tích cực, điều này dẫn tới tình trạng có thể bị lợi dụng.
Theo phản ánh của các hội viên Viforest, đa phần các đơn vị nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đều yêu cầu sử dụng gỗ từ rừng trồng hoặc gỗ có chứng chỉ. Do đó, Viforest đề nghị, trong tương lai Việt Nam cần hướng tới mục tiêu 100% gỗ nhập khẩu phải có chứng chỉ giống như một số thị trường nhập khẩu thế giới yêu cầu Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phải đảm bảo 100% là gỗ rừng trồng hoặc từ nguồn gỗ có chứng chỉ.
Tin liên quan
Trồng rừng gỗ lớn kéo giảm phụ thuộc gỗ nhập khẩu
09:30 | 27/04/2022 Xuất nhập khẩu
Hướng dẫn về nộp bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu
13:12 | 11/05/2021 Chính sách và Cuộc sống
Không kiểm soát tốt tính hợp pháp gỗ nhập khẩu: Xuất khẩu gỗ chịu rủi ro
16:46 | 25/04/2021 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng
08:53 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ
15:22 | 18/11/2024 Infographics
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics