Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ tăng tới 95,4%
Cân bằng lợi ích là mấu chốt đảm bảo tính bền vững cho xuất khẩu lâm sản | |
Tăng chế biến sâu: Lối mở cho xuất khẩu nông sản | |
Không kiểm soát tốt tính hợp pháp gỗ nhập khẩu: Xuất khẩu gỗ chịu rủi ro |
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2021 đạt 5,2 tỷ USD, tăng 56,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu riêng sản phẩm gỗ đạt 4,02 tỷ USD, tăng 75,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiếp tục bùng phát mạnh trở lại, nhưng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ là ngành hàng xuất khẩu chủ lực với tốc độ tăng trưởng cao.
Tuy nhiên, nếu lượng đơn hàng quá lớn thì khả năng đáp ứng của nhiều doanh nghiệp bị hạn chế. Bên cạnh đó, chi phí sản phẩm tăng cao do nguồn cung nguyên liệu bị gián đoạn bởi dịch Covid-19, khiến giá gỗ nguyên liệu tăng mạnh ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ở góc độ thị trường, hầu hết gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới các thị trường chính đều trong tăng trong 4 tháng đầu năm 2021. Trong đó, đáng chú ý nhất là xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ tăng rất mạnh, đạt 3,12 tỷ USD, tăng 95,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Tiếp theo là thị trường Canada, Hà Lan, Australia, Pháp và Đức, trong đó trị giá xuất khẩu sang Canada đạt 83,66 triệu USD, tăng 58,3% so với cùng kỳ năm 2020.
“Tốc độ tăng trưởng nhanh sang thị trường Canada mang lại nhiều rủi ro đối với ngành gỗ. Cụ thể, từ ngày 5/5, ngoài 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bị Canada áp thuế bán phá giá và trợ cấp với sản phẩm ghế ngồi bọc nệm từ 17,44 % - 89,77%, tất cả các công ty còn lại khi xuất khẩu mặt hàng này sang Canada đều bị áp mức thuế 101,5%”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho hay.
Xung quanh câu chuyện tăng trưởng xuất khẩu sang một số thị trường, điển hình như Mỹ có thể khiến ngành gỗ Việt phải đối mặt ngày càng nhiều các vụ kiện phòng vệ thương mại, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) phân tích, Mỹ và các nước khác đều có quy định pháp luật rõ ràng đối với vấn đề phòng vệ thương mại.
Khi xuất khẩu mặt hàng gỗ vào Mỹ tăng trưởng quá nhanh trên 2 con số, có thể sản phẩm sẽ thuộc diện điều tra.
Năng lực sản xuất ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang tăng. Trong khi đó, nhu cầu của Mỹ rất lớn, 2 yếu tố cộng hưởng vào khiến tăng trưởng xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam sang Mỹ đạt trên 2 con số trong thời gian qua.
Năm 2020, trị giá xuất khẩu sang Mỹ chiếm 56% tổng trị giá xuất khẩu toàn ngành, quý 1/2021 con số này là trên 60%. Đây là sự cộng hưởng chưa thật sự bền vững trong giai đoạn hiện nay khi trong 150 thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản, riêng thị trường Mỹ đã chiếm tỷ trọng trên 60%.
“Phải khẳng định rằng, thị trường Mỹ có sức tiêu thụ lớn, nhu cầu lớn nên chiếm thị phần cao trong xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là điều dễ hiểu, thuận mua vừa bán theo kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đúng là cơ cấu thị trường hiện nay chưa hẳn hợp lý và có thể ảnh hưởng đến tính bền vững trong trong tương lai”, ông Điển nói.
Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp cũng khẳng định, Việt Nam luôn biết điều này và đây sẽ là bài toán được cải thiện trong giai đoạn tới. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng phê duyệt ngày 1/4/2021, cũng đề cập tới vấn đề này.
Trên thực tế thời gian qua, ngành lâm nghiệp cũng đã nỗ lực, có những cảnh báo, khuyến cáo doanh nghiệp nên đa đạng hóa, mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu sang đối tác khác có tiềm năng với dòng gỗ hợp pháp. Điều này sẽ tiếp tục được thúc đẩy trong thời gian tới.
Tin liên quan
Saigon Co.op mở rộng xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ
12:14 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Bình Định tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
07:41 | 08/10/2024 Hải quan
Đưa TPHCM thành trung tâm giao dịch nội, ngoại thất hàng đầu khu vực
15:55 | 27/08/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK