Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh giao dịch không tiền mặt
Hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Đồng Nai Ảnh: Thùy Linh |
Tỷ lệ giao dịch bằng tiền mặt giảm mạnh
Nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa, hướng đến Chính phủ số, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN đến năm 2025, với định hướng đến cuối giai đoạn không còn giao dịch chi bằng tiền mặt tại KBNN và giảm tới mức tối thiểu các giao dịch thu bằng tiền mặt.
Theo ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc KBNN Bắc Giang, thời gian qua, KBNN đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thiết lập, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, đối tượng thụ hưởng ngân sách nhà nước (NSNN) trong việc thanh toán không dùng tiền mặt, cũng như giao dịch bằng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại đối với thu chi NSNN và các giao dịch thanh toán khác…
Nhờ quyết liệt chỉ đạo và làm tốt công tác tuyên truyền, khối lượng tiền mặt tại trụ sở KBNN Bắc Giang đã giảm nhiều so với năm 2021 (hơn 10 tháng năm 2022 giảm được 82% lượng tiền mặt, tương đương giảm 681 tỷ đồng). Số thu NSNN bằng tiền mặt tại các đơn vị KBNN trực thuộc KBNN Bắc Giang là 28 tỷ đồng, giảm 103 tỷ đồng so với năm 2021. Đáng chú ý, đến thời điểm này, tại KBNN Bắc Giang và một số KBNN huyện trực thuộc đã không còn giao dịch tiền mặt.
Tại KBNN Bà Rịa – Vũng Tàu, tính đến tháng 10/2022, có 960/966 đơn vị sử dụng NSNN trên toàn địa bàn tỉnh đã thực hiện thanh toán cá nhân hưởng lương từ NSNN qua tài khoản cá nhân (trừ lực lượng thuộc danh mục bí mật nhà nước được trả lương theo hình thức phù hợp).
Bên cạnh đó, KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu đã chủ động tuyên truyền, vận động các đơn vị giao dịch hạn chế rút tiền mặt tại trụ sở KBNN, nhất là đối với các tài khoản chi nhỏ lẻ. Khi có nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt sẽ thực hiện rút tiền tại ngân hàng thương mại có kết nối thanh toán song phương điện tử và phối hợp thu trên cơ sở các khoản chi đã được các đơn vị KBNN kiểm soát chi đảm bảo đúng chế độ quy định đối với các khoản chi được phép chi bằng tiền mặt.
Vì vậy, số chi tiền mặt tại các trụ sở của hệ thống KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu đã giảm đáng kể, chỉ chiếm 0,3% so với tổng số chi thường xuyên NSNN và chi đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động thu, chi NSNN trên địa bàn thực hiện qua hệ thống KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu luôn đảm bảo ổn định, thông suốt, không có vướng mắc, nhận được sự ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn.
KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn để mở rộng các điểm thu NSNN. Đến hết tháng 11/2022, công tác thu NSNN thông qua phối hợp thu với ngân hàng chiếm tỷ lệ trên 99,9 % và có xu hướng tăng dần. Số thu bằng tiền mặt trực tiếp tại trụ sở KBNN chỉ còn 0,9% trong tổng thu NSNN trên địa bàn, chủ yếu là các khoản thu từ các hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ không có tài khoản tại ngân hàng; thu phạt vi phạm hành chính; các khoản thuế, phí, lệ phí nhỏ lẻ.
Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại
Có thể thấy, việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt chính là bước khởi đầu để hệ thống KBNN sớm hoàn thành Kho bạc số với mục tiêu “3 không” theo đúng nội dung Chiến lược phát triển hệ thống KBNN đến 2030 (không tiền mặt, không khách hàng giao dịch trực tiếp, không chứng từ giấy). Đồng thời, thanh toán không dùng tiền mặt cũng giúp cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo điều kiện để thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Cho đến thời điểm này, KBNN đã triển khai phối hợp thu NSNN và thanh toán song phương điện tử thêm với 10 ngân hàng thương mại cổ phần (SHB, VBbank, Techcombank, HDBank, SeAbank, LienVietPostbank, OCB, MSB, TPBank và ACB), nâng tổng số ngân hàng thương mại phối hợp thu chi NSNN với KBNN lên 15 ngân hàng. Tổng số tài khoản phục vụ thu NSNN của KBNN mở tại các ngân hàng thương mại là 2.045 tài khoản (trong đó, văn phòng KBNN tỉnh 411 tài khoản, KBNN huyện là 1.634 tài khoản); số lượng tài khoản thanh toán bằng VNĐ là 711 tài khoản; số lượng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ là 61 tài khoản.
Ngoài việc mở rộng mạng lưới tài khoản phục vụ thu NSNN, KBNN đã luôn khuyến khích khách hàng thực hiện việc thu nộp NSNN qua POS (máy chấp nhận thẻ) tại các đơn vị KBNN; vận động các tổ chức, cá nhân có giao dịch với KBNN sử dụng các hình thức thu nộp điện tử qua Cổng dịch vụ công quốc gia và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, qua các ứng dụng điện tử của các ngân hàng thương mại (internet banking, mobile banking, ATM) hoặc qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan…
Trong chi NSNN, để hạn chế và tiến tới không còn chi trả bằng tiền mặt trực tiếp, KBNN đã thực hiện chi trả qua các hệ thống thanh toán điện tử (thanh toán song phương điện tử, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán liên kho bạc, thẻ tín dụng trong chi NSNN). Bên cạnh đó, KBNN cũng đã hướng dẫn, tuyên truyền, vận động các đơn vị sử dụng ngân sách áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong chi NSNN như: chi chuyển khoản, chi thông qua các ứng dụng của ngân hàng thương mại và trung gian thanh toán (internet banking, mobile banking).
Việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN đã góp phần làm tăng số tiền và tỷ trọng thu, chi bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt so với tổng thu, chi qua KBNN. Theo tổng hợp của KBNN, năm 2020, số thu bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đạt 99,4%; số chi bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đạt 98,6%. Năm 2021, số thu, chi bằng thanh toán không dùng tiền mặt lần lượt đạt 99,6% và 99,4%.
|
Tin liên quan
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hành lang pháp luật khá đầy đủ về chống xâm phạm quyền SHTT trong thương mại điện tử
08:36 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics