Người tiêu dùng cá nhân loay hoay khi giao dịch qua sàn xuyên biên giới
Khai phá thị trường toàn cầu nhờ B2B xuyên biên giới Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử |
![]() |
Mua hàng trên sàn xuyên biên giới, người tiêu dùng cá nhân gặp khó khăn trong cung cấp mã HS. Đồ hoạ: TT |
Vướng mắc trong cung cấp mã HS
Mã HS (Harmonized System Code) là một hệ thống phân loại hàng hóa thống nhất trên toàn cầu, được sử dụng trong thông quan để xác định mức thuế và các chính sách quản lý với hàng hóa xuất nhập khẩu. Mỗi sản phẩm đều có mã HS riêng, ví dụ như sách, thực phẩm, mỹ phẩm, linh kiện điện tử…
Tuy nhiên, với làn sóng mua hàng cá nhân từ các sàn TMĐT xuyên biên giới đang gia tăng, đặc biệt từ các nền tảng như Amazon, Taobao, eBay, Temu, nhiều người tiêu dùng cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin chuyên sâu như mã HS - một khái niệm chuyên ngành khiến không ít người tiêu dùng gặp khó khăn.
Theo Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương), năm 2024, có hơn 12 triệu đơn hàng từ nước ngoài được giao đến người tiêu dùng cá nhân tại Việt Nam thông qua các nền tảng TMĐT quốc tế. Số lượng đơn tăng 30% so với năm 2023, chủ yếu rơi vào nhóm hàng tiêu dùng, sách, phụ kiện điện tử, thời trang... Trong đó, trên 90% đơn hàng là lô nhỏ có giá trị dưới 1 triệu đồng và thuộc diện miễn thuế hoặc áp mức thuế thấp. |
Ông Nguyễn Đăng Duy (Tây Ninh) cho biết, ông thường xuyên mua các sản phẩm văn hóa như đĩa nhạc, sách ảnh từ các trang TMĐT nước ngoài. Các mặt hàng này đều bảo đảm quy định kiểm duyệt văn hóa và được nhập về phục vụ nhu cầu cá nhân, không kinh doanh.
Tuy nhiên, trong những lần đặt hàng gần đây, ông gặp vướng mắc trong quá trình thông quan vì bị yêu cầu phải cung cấp mã HS.
Ông Duy cho biết, mặc dù đã chủ động tra cứu mã HS thông qua Cổng thông tin tra cứu mã số hàng hóa xuất nhập khẩu (https://vntr.moit.gov.vn)nhưng do không có chuyên môn nghiệp vụ và không phải là doanh nghiệp, ông không thể xác định được mã chính xác.
Về trường hợp nêu trên, Bộ Công Thương cho biết, thông thường, các sàn giao dịch TMĐT xuyên biên giới ở nước ngoài thường ủy quyền cho các đơn vị chuyển phát nhanh hoặc đơn vị logistics làm thủ tục hồ sơ hải quan, sử dụng mã HS để phân loại hàng hóa, tính thuế và xác định nghĩa vụ liên quan.
Các tổ chức, doanh nghiệp xuất nhập khẩu chuyên nghiệp cũng sẽ có bộ phận nghiệp vụ để tra cứu, xác định và khai báo mã HS chính xác theo từng lô hàng. Điều này có nghĩa, trong giao dịch xuyên biên giới, trách nhiệm khai báo hải quan và sử dụng mã HS thuộc về đơn vị chuyển phát, không phải cá nhân người tiêu dùng.
Theo quy định hiện hành về TMĐT, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua TMĐT thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hải quan. Việc khai báo mã HS khi thông quan do cơ quan Hải quan hướng dẫn.
Quan trọng là người tiêu dùng cần cung cấp thông tin đúng và đầy đủ về sản phẩm mua như mô tả chi tiết, hình ảnh, hóa đơn điện tử... để đơn vị khai báo xác định đúng mã HS.
Cá nhân có thể tự tra cứu mã HS tại https://vntr.moit.gov.vn, nơi cung cấp đầy đủ hệ thống phân loại và danh mục hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế và biểu thuế của Việt Nam.
![]() |
Cá nhân có thể tự tra cứu mã HS tại Cổng thông tin tra cứu mã số hàng hóa xuất nhập khẩu (https://vntr.moit.gov.vn). Ảnh: TT |
Cần cơ chế hỗ trợ người tiêu dùng cá nhân
Theo Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương), năm 2024 có hơn 12 triệu đơn hàng từ nước ngoài được giao đến người tiêu dùng cá nhân tại Việt Nam thông qua các nền tảng TMĐT quốc tế.
Số lượng đơn tăng 30% so với năm 2023, chủ yếu rơi vào nhóm hàng tiêu dùng, sách, phụ kiện điện tử, thời trang... Trong đó, trên 90% đơn hàng là lô nhỏ có giá trị dưới 1 triệu đồng và thuộc diện miễn thuế hoặc áp mức thuế thấp.
Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phát triển TMĐT và Công nghệ số - eComDX (Bộ Công Thương) cho biết, xu hướng tiêu dùng xuyên biên giới đang tăng mạnh nhờ sự phát triển của các nền tảng quốc tế và tiện ích thanh toán điện tử. Tuy nhiên, cần chuẩn hóa quy trình để hỗ trợ người tiêu dùng thuận tiện hơn khi mua sắm, nhất là tránh gây phiền toái về thủ tục mã HS.
Theo TS Võ Thy Trang (Khoa Kinh tế, Học viện Tài chính), trong bối cảnh TMĐT xuyên biên giới ngày càng phổ biến với lượng đơn hàng nhỏ lẻ gia tăng nhanh, cần có sự hỗ trợ rõ ràng hơn cho người tiêu dùng cá nhân không có nghiệp vụ. Hệ thống nên mặc định đây là trách nhiệm của nhà vận chuyển hoặc đơn vị trung gian khai báo hải quan, để tránh tạo rào cản mua sắm hợp pháp.
“Hiện nay, ở một số quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã xây dựng hệ thống tự động phân loại mã HS dựa trên dữ liệu sản phẩm được người mua kê khai (tên hàng, loại hàng, mô tả), từ đó giúp cơ quan Hải quan và doanh nghiệp logistics xác định mã chính xác”, TS Võ Thy Trang chia sẻ.
TS Khúc Đại Long (Khoa Marketing, Trường Đại học Thương Mại) cũng cho rằng: Các giao dịch xuyên biên giới qua sàn TMĐT quốc tế (ví dụ như Amazon, Taobao), vai trò của đơn vị logistics là rất lớn. Họ thường được ủy quyền thực hiện toàn bộ quy trình khai báo và thông quan, trong đó có việc xác định mã HS.
Với hàng hóa TMĐT do người tiêu dùng cá nhân mua từ nước ngoài, đơn vị logistics hoặc chuyển phát nhanh sẽ đứng ra làm thủ tục hải quan. Người tiêu dùng không bắt buộc phải trực tiếp khai báo mã HS.
Nếu là sàn TMĐT có hiện diện tại Việt Nam, như Shopee, Lazada, Tiktok Shop… hoặc đơn vị logistics có vai trò trung gian hải quan thì việc yêu cầu họ xác định và khai mã HS là hợp lý.
Với các sàn không có hiện diện tại Việt Nam, hoặc đơn hàng lẻ qua chuyển phát nhanh quốc tế, việc bắt buộc người tiêu dùng cá nhân khai mã HS là sẽ khó khăn. Vì vậy, cơ quan quản lý có thể quy định ràng buộc các sàn phải hỗ trợ xác định mã HS với các đơn hàng TMĐT có giá trị nhỏ, thay vì để người tiêu dùng tự xoay xở.
Tin liên quan

Giá bất động sản tại Hải Phòng vẫn ở "vùng trũng"
19:24 | 12/07/2025 Nhịp sống thị trường

Tăng cơ hội hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới
16:19 | 11/07/2025 Thương mại điện tử

Chống hàng giả trên môi trường số: Minh bạch sản phẩm để tăng niềm tin
13:27 | 11/07/2025 Thương mại điện tử

Hàng Việt lên sàn: Cần kết nối, cần chuẩn hóa
11:36 | 11/07/2025 Thương mại điện tử

Thương mại điện tử Đông Nam Á giảm tốc để bứt phá
16:57 | 10/07/2025 Thương mại điện tử

Khởi động khóa đào tạo thương mại điện tử cho người khuyết tật
16:23 | 10/07/2025 Thương mại điện tử

Thương mại điện tử đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam
08:00 | 10/07/2025 Thương mại điện tử

Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số
17:05 | 09/07/2025 Thương mại điện tử

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế
17:00 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

ShopeeFood dẫn đầu thị phần giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam
15:45 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic
14:00 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử
13:16 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10
19:00 | 07/07/2025 Thương mại điện tử
Tin mới

Ra mắt Sổ tay hướng dẫn quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết năm 2026

Xác định mức thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Bất động sản Hải Phòng đang là tâm điểm đầu tư mới

Người tiêu dùng cá nhân loay hoay khi giao dịch qua sàn xuyên biên giới

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics