Khát vọng và niềm tin
Đội tuyển Quốc gia Việt Nam và câu chuyện về niềm tin, khát vọng | |
Sửa Luật Quản lý thuế: Tăng niềm tin giữa cơ quan Thuế và người nộp thuế | |
Ngành giáo dục cần lấy lại niềm tin |
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind tại Hà Nội, ngày 20/11/2018. Ảnh: HUY KHÂM. |
Thực hiện mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam độc lập năm 1946: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành", Việt Nam đang phát triển không ngừng, phát triển bền vững để cho đất nước trở nên tự lực, tự cường, sánh vai cùng các cường quốc năm châu; người dân được tạo không gian để phát huy cao nhất năng lực và sức sáng tạo của mình; không để người dân nào bị bỏ lại phía sau.
Hơn 70 năm sau ngày độc lập, gần 45 năm sau thống nhất và hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và ghi nhận như một hình mẫu của nền kinh tế chuyển đổi có nhiều thành công trong phát triển và giảm nghèo. Báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB) có tên “Bước tiến mới: Giảm nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam” ghi nhận trong ba thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng chục triệu người . Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong ba thập niên kể từ khi Đổi mới là rất ấn tượng. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1986-2017 đạt 6,63%/năm. 20 năm gần nhất tăng bình quân 6,3%/năm, 10 năm gần nhất tăng 6%/năm, riêng năm 2017 tăng 6,81%, năm 2018 GDP tăng 7,08%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Đây cũng là mức tăng cao nhất từ năm 2008 trở lại đây. Việt Nam đã chuyển từ nhóm thu nhập thấp sang thu nhập trung bình, tỷ lệ nghèo giảm từ mức trên 60% xuống còn khoảng 7%, và quy mô nền kinh tế hiện đứng thứ 44 thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ 34 tính theo sức mua tương đương quốc tế .
Quy mô nền kinh tế tăng gấp hơn 17,4 lần, từ 14 tỷ USD năm 1985 lên ước đạt 244 tỷ USD năm 2018. Thu nhập bình quân đầu người năm 1985 chỉ đạt 230 USD, nay đã tăng lên gần 2.540 USD (tính theo sức mua tương đương là gần 7.640 USD). Khoảng cách thu nhập giữa Việt Nam và các nước đã thu hẹp đáng kể. Nếu như vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, thu nhập đầu người của Singapore cao hơn 125 lần so với Việt Nam, thì nay chỉ còn 24 lần; Thái Lan từ gấp 16 lần Việt Nam nay chỉ còn 2,5 lần; Nhật Bản từ 267 lần nay còn khoảng 16 lần; Hoa Kỳ từ 252 lần xuống còn 25 lần; các nước OECD từ 184 lần xuống còn 16 lần… Việt Nam không chỉ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn ý thức rất rõ yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng, chú trọng phát triển bền vững .
Việt Nam cũng đóng góp vào công việc chung thế giới, từng bước hội nhập quốc tế. Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Australia lên Đối tác chiến lược, là Đối tác chiến lược thứ 11 của Việt Nam trong các nước G20, thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với Hungary, một đối tác rất quan trọng của Việt Nam tại khu vực Trung - Đông Âu trong lĩnh vực viện trợ phát triển. Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và là một trong 7 nước phê chuẩn hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên trên thế giới, qua đó khẳng định vai trò là một mắt xích trong các liên kết kinh tế quan trọng ở khu vực. Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đang hoàn tất các bước kỹ thuật cuối cùng để ký chính thức và phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)… Lần đầu tiên chúng ta cử một bệnh viện dã chiến cấp II tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Xuđăng. Việc thiết lập quan hệ với 188 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những nước quan trọng cũng tạo nên vị thế của Việt Nam.
Việt Nam kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo các quyền con người, quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, chăm lo đời sống văn hóa-tinh thần, cải thiện phúc lợi, tạo cơ hội học hành, tiếp cận y tế cho nhân dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; thực hiện chính sách phát triển tam nông; đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân trong các hoạt động của đời sống kinh tế và xã hội; củng cố năng lực quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, sẵn sàng ứng phó và không để bị bất ngờ trong mọi tình huống hay trước bất kỳ thách thức và mối đe dọa nào.
Nhìn lại chặng đường đổi mới hơn 30 năm qua không phải chỉ để thấy niềm tin và tự hào mà quan trọng hơn là giúp chúng ta định hình cho chặng đường xa hơn nữa. Với tốc độ tăng trưởng tương tự như mức tăng trung bình của 3 thập niên qua thì đến năm 2045- mốc lịch sử 100 năm nước Việt Nam độc lập (1945 - 2045), quy mô GDP Việt Nam ước tính sẽ đạt mức khoảng 2.500 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng gần 18.000 USD .
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp, sự phát triển của Việt Nam đang đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng khu vực. Với vị trí địa lý tiếp giáp biển, cửa ngõ của khu vực, Việt Nam là đối tác quan trọng của nhiều nước trên cơ sở chung lợi ích chiến lược. Việt Nam có nhiều đóng góp cho các tổ chức khu vực và quốc tế với tư cách là thành viên; đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao lần thứ 7 Cộng đồng Pháp ngữ năm 1997, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 6 năm 1998, Hội nghị Diễn đàn Cấp cao hợp tác Á - Âu lần thứ 5 (ASEM - 5) năm 2004, Hội nghị Cấp cao APEC 14 năm 2006, được các nước đánh giá cao… Năm 2017, Việt Nam đã tổ chức thành công Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) với tư cách Chủ tịch Diễn đàn này. Với vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2020, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao.
Để có thể đưa ra được đường lối chiến lược và sách lược hoàn thiện đáp ứng tốt yêu cầu và phát huy trí tuệ sáng tạo trong việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, từng bước nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, công tác phân tích dự báo tình hình có vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, công tác nghiên cứu chiến lược, nhất là nghiên cứu dự báo, đánh giá cục diện chính trị, kinh tế thế giới cũng như lợi ích, chiến lược, ý đồ và khả năng của các đối tượng chính trên thế giới và khu vực, đặc biệt những đối tượng liên quan trực tiếp đến Việt Nam còn phân tán, hạn chế, ảnh hưởng đến việc xây dựng nhận thức thống nhất, làm cơ sở cho công tác tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận toàn diện, có chiều sâu, lấy thực tiễn phong phú từ công cuộc đổi mới của đất nước và cục diện thế giới ngày nay soi sáng.
Với thế và lực mới của đất nước sau hơn 30 năm Đổi mới, với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trí tuệ và bản lĩnh của ngoại giao Việt Nam sẽ tiếp tục được khẳng định, gặt hái thêm nhiều thành tựu lớn hơn, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, và như vậy, mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là khát vọng của dân tộc: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không" đang từng bước thành hiện thực.
Tin liên quan
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Phát triển khu thương mại tự do: 'Cú hích' để Đà Nẵng phát triển
16:18 | 31/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK