Ngành giáo dục cần lấy lại niềm tin
Nhiều vấn đề gây bức xúc
Gian lận trong thi cử tại Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua đã khiến cho cả xã hội bức xúc. Sau khi có sự vào cuộc điều tra, Bộ Công an đã phát hiện ra một số nhà giáo thực hiện sửa điểm trên bài thi của thí sinh tại tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La. Từ sự việc này cho thấy, khâu tổ chức thi THPT quốc gia tại một số địa phương vẫn còn lỏng lẻo, bộ máy quản lý chưa chặt chẽ, đạo đức của một số giáo viên chưa thực sự chuẩn mực. Đặc biệt, xã hội mất đi niềm tin vào một kỳ thi nghiêm túc, công bằng và khách quan.
Không chỉ vấn đề thi cử, việc phong tặng chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư vừa qua cũng gây nhiều bức xúc trong xã hội. Đầu năm 2018, Bộ GD&ĐT đã phải rà soát 1.226 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư được công nhận năm 2017 khi mà xã hội nghi ngờ kết quả số lượng ứng viên được phong tặng chức danh tăng đột biến. Sau khi thực hiện rà soát, Bộ GD&ĐT đã phát hiện nhiều ứng viên không đủ điều kiện và đặc biệt trong quá trình thực hiện rà soát cũng đã xảy ra tình trạng kiện cáo một số ứng viên “đạo văn”. Từ đây không ít người đặt câu hỏi, khi mà những nhà giáo, nhà khoa học đứng trên giảng đường hay làm công tác quản lý mà còn gian dối thì chất lượng của công tác giáo dục, đào tạo liệu có được thực chất?
Thực tế còn cho thấy nhiều hơn những vấn đề tồn tại trong ngành Giáo dục. Đó là tình trạng bạo lực học đường. Giờ đây, không chỉ những vụ bạo lực giữa học sinh với học sinh mà dường như ngày càng nhiều hơn những vụ việc giáo viên bạo lực học sinh. Trong năm học 2017-2018, cả xã hội ngỡ ngàng khi một nữ giáo viên tại Hải Phòng phạt học sinh bằng hình thức buộc uống nước vắt từ giẻ lau. Hay nhiều giáo viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non có hành vi bạo hành dẫn đến những tổn thương về tinh thần cùng thể chất của trẻ. Từ những hiện tượng này đã có rất nhiều phụ huynh không yên tâm mỗi khi gửi con đến trường.
Đó còn là chưa kể việc quá tải ở nhiều cấp học, nhiều địa phương. Ngay năm học 2018-2019, nhiều phụ huynh tại Hà Nội phát hoảng với việc, hàng loạt trường có sĩ số học sinh lớp 1 gần 70 học sinh/lớp. Rồi đó là tình trạng dạy thêm học thêm vẫn diễn ra, vấn đề lạm thu chưa được giải quyết triệt để…
Xác định rõ trách nhiệm, rút ra bài học
Phải khẳng định rằng, nhiều vụ lùm xùm trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo thời gian qua đã đánh mất một phần niềm tin trong nhân dân. Để lấy lại niềm tin của nhân dân đối với giáo dục, ngành Giáo dục cần phải nỗ lực thực hiện các giải pháp khắc phục những hiện tượng tiêu cực, nâng cao chất lượng giáo dục.
Ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐTnhận định: “Lấy lại lòng tin là công việc không hề dễ dàng một khi để vuột mất. Điều này đòi hỏi lời nói, thái độ và hành động của ngành Giáo dục phải nhất quán và phải nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Vì thế để lấy lại lòng tin của nhân dân, ngành Giáo dục cần xác định rõ trách nhiệm của mình, rút ra bài học kinh nghiệm và khi đưa ra quyết sách phải dựa vào những nghiên cứu khoa học khách quan”.
Theo ông Vinh, một chính sách giáo dục khó có thể thấy được ảnh hưởng đối với sự phát triển xã hội trong vài ba năm hoặc 5 năm mà phải đến một thập kỷ hoặc vài thập kỷ sau mới rõ tác động của chính sách đó. Điều này đòi hỏi những người trong ngành Giáo dục có tầm nhìn xa, bản lĩnh vững vàng cho công cuộc đổi mới. Bởi một quyết định sai thì cả dân tộc chịu ảnh hưởng...
Bên cạnh đó, giáo dục rất cần cả xã hội chung tay, cùng chung sức, đóng góp sáng kiến đổi mới để đưa được lời giải hiệu quả cho bài toán đổi mới giáo dục. Đồng thời, lãnh đạo ngành Giáo dục cần tận dụng những sáng kiến đổi mới về giáo dục và tổ chức thực hiện các sáng kiến một cách tốt nhất.
Người dân mất niềm tin đối với nền giáo dục nước nhà không chỉ xảy ra ở năm nay mà từ nhiều năm trước. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII đánh giá: Bộ GD&ĐT cũng đã rất cố gắng nhưng tình trạng dạy thêm học thêm, lạm thu vẫn còn, từ mầm non đến THPT vẫn xảy ra tình trạng giáo viên đánh học sinh. Một bộ phận vì lợi nhuận vì tiền mà có tư cách không chuẩn mực với người giáo viên.
Để giải quyết tình trạng nêu trên, bà An cho rằng: “Bộ GD&ĐT phải xây dựng đội ngũ cán bộ chuẩn mực về đạo đức, nghề nghiệp, chuyên môn… Bên cạnh đó, cũng cần có chế tài xử phạt với những giáo viên làm không nghiêm và có thể đưa ra khỏi ngành những người không làm đúng quy định. Về lâu dài ngành Giáo dục phải triệt tiêu những hiện tượng tiêu cực thì mới có thể lấy lại niềm tin của nhân dân”.
Thực tế hiện nay, trong khi phần lớn giáo viên yêu nghề, dành cả tuổi thanh xuân để đem con chữ đến với những học sinh ở vùng sâu vùng xa thì một bộ phận cán bộ, giáo viên trong ngành Giáo dục đã làm mất niềm tin của nhân dân vào nền giáo dục nước nhà, mà câu chuyện những cán bộ vi phạm trong vụ gian lận điểm thi vừa qua là một ví dụ. Đây vừa là trách nhiệm của mỗi cá nhân cũng là trách nhiệm của các khâu quản lý.
Nhà giáo nhân dân Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, phát triển tiềm năng con người Việt Nam: “Để lấy lại niềm tin của nhân dân đối với ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT cần phải cải tổ lại bộ máy quản lý. Vừa qua, Bộ Công an cũng đã những tinh gọn bộ máy quản lý, ngành Giáo dục cũng cần phải tinh gọn bộ máy giống như Bộ Công an. Đồng thời, ngành Giáo dục cũng xây dựng lại triết lý giáo dục để có những bước cải cách giáo dục đúng đắn, từ đó mới có thể lấy lại niềm tin của nhân dân. Hiện những cải cách giáo dục đang thực hiện chắp vá, giống như một chiếc chăn kéo chỗ này lại hở chỗ kia. Chỉ khi ngành Giáo dục tìm ra được triết lý giáo dục đúng đắn mới giải quyết được tình trạng này”. |
Tin liên quan
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK