Hàng dệt may, nội thất Việt có nhiều lợi thế bứt phá trên thị trường toàn cầu
Các sản phẩm nội thất thiết kế của Việt Nam tạo dấu ấn tại hội chợ Milan Design |
Lấy lại đà tăng trưởng
Bà Dương Thị Minh Tuệ, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) cho biết, từ đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã có đơn hàng đến cuối năm. Nhờ đó, doanh số xuất khẩu của ngành gỗ đang tiệm cận về mức của năm 2022 với kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đạt 6,1 tỷ USD. Trong đó, các thị trường chính của đồ gỗ Việt Nam là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc đều ghi nhận tăng trưởng.
Bà Tuệ cũng nêu lên một tín hiệu tích cực nữa là nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu của ngành gỗ đã ghi nhận tăng trưởng 21% trong 4 tháng đầu năm 2024. Điều này cho thấy tín hiệu phục hồi của hoạt động sản xuất, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ trong những tháng tới.
Ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cũng cho biết, những khó khăn của năm 2023 gần như đã kết thúc, thay vào đó là những tín hiệu tích cực kể từ đầu năm 2024. Trong 5 tháng đầu năm 2024, tình hình đơn hàng đã cải thiện tốt hơn, hầu hết DN trong ngành đều có đơn hàng.
Công ty CP Dệt may Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) mới đây đã công bố doanh thu tháng 4/2024 đạt gần 12 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 907.047 USD, gấp 5 lần so với tháng 4/2023. Lũy kế 4 tháng, TCM đạt 51,7 triệu USD doanh thu, tăng trưởng 8% và lợi nhuận sau thuế đạt 3,4 triệu USD, tăng trưởng 38%. TCM cho biết, hiện đã nhận khoảng 88% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý 2/2024 và khoảng 83% kế hoạch doanh thu đơn hàng quý 3/2024.
Dù đã có nhiều cải thiện về đơn hàng song ông Tùng cho biết, giá vẫn là khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt. “Chi phí lương càng ngày càng tăng, các chi phí khác cũng không có xu hướng giảm nhưng khách hàng ngày càng thông minh hơn khi đặt hàng và họ so sánh Việt Nam với các quốc gia khác, đặc biệt là Bangladesh - quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu dệt may” – ông Tùng chia sẻ.
Cụ thể, lương tối thiểu của Bangladesh chỉ ở mức 80-90 USD, trong khi Việt Nam hiện đã là 200 USD. Các nhãn hàng lấy chi phí lao động của Bangladesh để đặt hàng với Việt Nam, gây khó khăn rất lớn cho DN. Ngay cả ở trong nước, vấn đề giá cả cũng có sự cạnh tranh gay gắt. Do chênh lệch về chi phí lao động giữa các vùng miền, có những đơn hàng phía Nam không thể nhận nhưng phía Bắc nhận được. Thêm vào đó, trong năm 2023, đồng tiền Bangladesh đã mất giả khoảng 25%, khiến giá cả của Việt Nam tăng lên so với Bangladesh.
Nhiều lợi thế cạnh tranh
Ông Trần Phú Lữ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC) đánh giá, nhóm ngành thời trang, nội thất và đồ gia dụng của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng vẫn có nhiều lợi thế xuất khẩu, đặc biệt là về chất lượng sản phẩm, trình độ kỹ thuật, khả năng đáp ứng các yêu cầu khắt khe về lao động, môi trường, nhất là các ưu đãi thuế quan của từng thị trường.
Nói rõ thêm về điều này, ông Trần Như Tùng cho biết, trong 12 tiêu chí của các nhãn hàng quốc tế đánh giá các nước xuất khẩu dệt may lớn là Trung Quốc, Bangladesh và Việt Nam, thì Bangladesh chỉ hơn Việt Nam 2 tiêu chí là chi phí thấp và chính sách thuế. Do Bangladesh phát triển chậm hơn Việt Nam, nên các quốc gia khác có chính sách ưu đãi để khuyến khích nước này phát triển. Bên cạnh đó, ngành dệt may đóng góp tới 80% GDP của Bangladesh, nên Chính phủ nước này có nhiều chính sách bảo vệ ngành.
Do đó, ông Tùng đánh giá, về lâu dài, Bangladesh không phải là đối thủ cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam. Bởi nếu chỉ căn cứ vào tiêu chí giá thì không đủ, mà cần thêm rất nhiều tiêu chí khác. Gần đây, tại Bangladesh đã xảy ra tình trạng người lao động đình công đòi tăng lương và Chính phủ đã phải chấp thuận. Điều này sẽ gây khó khăn trong tương lai bởi chi phí lao động sẽ không còn là điểm mạnh của quốc gia này. Ngoài ra, Bangladesh còn có bất lợi khi không có nhiều cảng biển như Việt Nam, không có cảng nước sâu.
Theo ông Tùng, ngành dệt may Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế cạnh tranh trong 15 năm tới, ngay cả khi chi phí lao động ngày càng cao. Ông Tùng dẫn chứng câu chuyện của Trung Quốc khi vẫn đứng đầu thế giới trong nhiều ngành sản xuất, dù chi phí lao động của nước này rất cao. Theo đó, các DN đang nỗ lực đáp ứng các tiêu chí về sản xuất xanh để có lợi thế trong việc thu hút đơn hàng. Cùng với đó là việc chuyển dịch sang các sản phẩm có giá trị cao hơn, đầu tư máy móc, thiết bị để tăng năng suất, mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm…
Đối với ngành gỗ, bà Dương Minh Tuệ cho biết, các hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại đang được tích cực triển khai để mở rộng cơ hội bán hàng, kết nối với bạn hàng mới cho các DN. Nổi bật là hội chợ Hawa Expo tổ chức vào tháng 3 vừa qua đã mang lại kết quả rất khả quan. Hội chợ đã thu hút 20.000 khách tham quan, qua đó có 75% DN ký kết được hợp đồng MOU và tổng trị giá đơn hàng thống kê sơ bộ khoảng 115 triệu USD. Theo đó, đã có 72% DN đăng ký tham gia triển lãm vào năm sau.
HAWA cũng phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đăng ký tham gia 4 kỳ liên tiếp tại hội chợ High Point - một trong những hội chợ lớn nhất tại Mỹ, nhằm tạo sự ghi nhớ với khách hàng về thương hiệu đồ gỗ Việt Nam. Trong đó, qua 2 kỳ tham gia vào tháng 10/2023 và tháng 4/2024, có 3 DN đã có đơn hàng trực tiếp tại hội chợ và 10 DN khác đang thực hiện báo giá cho khách hàng.
Bà Tuệ cũng cho biết, ngành gỗ Việt Nam đang nỗ lực vươn lên phân khúc cao hơn trong thị trường gỗ thế giới với việc đầu tư cho thiết kế, thương hiệu. Mới đây, HAWA cũng phối hợp ITPC đưa 30 DN đồ gỗ, mỹ nghệ tham gia hội chợ Milan Design - một trong những hội chợ tiên phong về thiết kế trên thế giới. “Việc đưa đồ gỗ Việt Nam xuất hiện tại hội chợ với một hình ảnh chỉn chu, đúng tầm với hội chợ này là cơ hội để ngành gỗ Việt Nam khẳng định năng lực về thiết kế” – bà Dương Minh Tuệ cho biết. Với các hoạt động đang được tích cực triển khai, dự báo tình hình xuất khẩu của ngành gỗ sẽ lấy lại đà tăng trưởng, thậm chí có sự bứt phá, đặc biệt ở phân khúc giá trị gia tăng cao.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics