Hạ lãi suất: Giúp giảm áp lực trả nợ
Lãi suất tiền gửi tại nhiều ngân hàng đã giảm. Ảnh: ST |
“Khơi” dòng vốn
Theo NHNN, từ năm 2016 đến nay đã điều chỉnh giảm 2-2,5%/năm các mức lãi suất điều hành, giảm 0,8-1,5%/năm trần lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm 2,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Đặc biệt, dưới tác động của đại dịch Covid-19, chỉ riêng năm 2020, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất điều hành với quy mô cắt giảm tương đối mạnh. Nhờ đó, so với các nước trong khu vực, mức giảm lãi suất điều hành của Việt Nam hiện là một trong các mức giảm mạnh nhất. Cụ thể là Trung Quốc giảm 0,3%, Malaysia giảm 1,25%, Thái Lan giảm 0,75%, Indonesia giảm 1%, Ấn Độ giảm 1,15%...
NHNN cho rằng, cùng với các giải pháp đồng bộ để hỗ trợ nền kinh tế, việc giảm mạnh các mức lãi suất điều hành của NHNN góp phần tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ phục hồi kinh tế. Theo Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú, vấn đề hỗ trợ thông qua hạ lãi suất, kể cả việc cho vay mới hay các khoản vay cũ, đều tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Vì thế, việc hạ lãi suất là giải pháp cơ bản, quan trọng cho tín dụng mở rộng.
Trên thực tế, làn sóng giảm lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại đã diễn ra mạnh kể từ đầu tháng 9 đến nay, kéo theo lãi suất cho vay cũng giảm cùng hàng loạt gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Bên cạnh đó, NHNN cũng quyết định hoãn siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn thêm 1 năm để các ngân hàng không bị chịu áp lực cơ cấu lại nguồn vốn, trong bối cảnh các ngân hàng thương mại đã phải hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt thanh khoản, thông qua việc giảm lãi suất cho vay, giãn nợ và cơ cấu lại nợ. Đây có thể nói là những động thái hết sức cần thiết khi nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ và các cơ quan quản lý cần những chính sách, giải pháp khác quyết liệt hơn để hỗ trợ nền kinh tế. Bởi trên thế giới, nhiều nước đã ban hành các giải pháp rất mạnh, nới lỏng chính sách tiền tệ để tăng dòng vốn, cứu nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch.
Giúp giảm áp lực trả nợ
Mặc dù thị trường đón nhận khá tích cực trước các quyết định hạ lãi suất của NHNN, nhưng tác động thực tế đến toàn bộ nền kinh tế lại không quá lớn như kỳ vọng. Bộ phận phân tích - Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, quyết định giảm lãi suất điều hành của NHNN phần nhiều phản ánh nỗ lực đồng hành, hỗ trợ nền kinh tế của NHNN nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP trong quý cuối năm. Bởi hiện nay, đối với trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng, lãi suất huy động thực tế của các ngân hàng thương mại trên thị trường tại các kỳ hạn này hiện cũng đều dưới 4%/năm, tức dưới mức trần mới mà NHNN ban hành.
Hơn nữa, theo phân tích của các chuyên gia Công ty Chứng khoán KB (KBSV), lãi suất huy động ở mức thấp và trong xu hướng giảm xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất là thanh khoản hệ thống duy trì ở trạng thái dư thừa khi nguồn cung dồi dào, trong khi phía cầu chưa có nhiều tín hiệu khởi sắc (tín dụng đến 30/9/2020 mới tăng 6,09% so với cuối năm 2019, cùng kỳ năm trước tăng 9,4% - NHNN). Thứ hai, áp lực giảm lãi suất huy động để duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) phù hợp trong bối cảnh các ngân hàng phải cắt giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng trong dịch Covid-19.
Có thể thấy, lãi suất trên thị trường giảm đến từ quyết định của NHNN không nhiều. Chưa kể, quyết định giảm lãi suất đến lần thứ 3 trong năm của NHNN không phải quá bất ngờ, mà phù hợp với xu hướng cắt giảm lãi suất điều hành của nhiều ngân hàng trung ương các nước trên thế giới trước những lo ngại rủi ro kinh tế toàn cầu suy giảm. Đánh giá thêm về vấn đề này, ông Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế Vĩ mô, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, sự mở rộng tiền tệ chủ yếu chỉ giúp tạo niềm tin, giảm nghĩa vụ nợ và ổn định tài chính, ít có khả năng khôi phục cầu nội địa. Lãi suất không phải là rào cản của việc vay vốn, nên động thái hạ lãi suất dù không giúp tăng trưởng tín dụng nhưng giúp giảm áp lực trả nợ rất nhiều, nếu Việt Nam kiểm soát tốt lạm phát trong thời gian tới thì dư địa hạ lãi suất sẽ còn rất nhiều.
Theo các chuyên gia, xét về tổng thể, các chính sách tiền tệ nhằm đối phó với dịch Covid-19 của NHNN chủ yếu sử dụng nguồn lực từ các ngân hàng thương mại, do vậy mức tác động đến cung tiền là không quá lớn so với các công cụ bơm tiền trực tiếp thông qua việc mua trái phiếu của các ngân hàng trung ương khác. Do đó, chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực cho rằng, lãi suất tại Việt Nam phải ở mức trung bình cao so với quốc tế và khu vực do thuế giá trị gia tăng (VAT) của Việt Nam cao, rủi ro doanh nghiệp cao xếp hạng tín nhiệm BB - hạng đầu cơ, thì lãi suất 5-7% là hợp lý. Hơn nữa, lãi suất đầu vào phải duy trì hấp dẫn để thu hút nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng. Vì thế, việc hỗ trợ nền kinh tế thông qua lãi suất cần có sự chọn lọc, hơn nữa, chính sách tài khóa có hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế, nên cần đẩy mạnh hơn các giải pháp về giải ngân đầu tư công… sẽ giúp kích thích chi tiêu, kích cầu đầu tư…
Tin liên quan
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
10:47 | 26/12/2024 Kinh tế
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
06:57 | 26/12/2024 Kinh tế
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%
06:55 | 26/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Hồng Kông bắt giữ 370 kg ma túy trước lễ Giáng sinh
TPHCM: Số vụ vi phạm qua thương mại điện tử tăng cao
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
Hải quan Hải Phòng chặn đứng vụ nhập khẩu trái phép 600 m3 gỗ quý
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics