Giá cà phê cao lịch sử nhưng xuất khẩu còn tiếp tục trầy trật
![]() | Giá cà phê tiếp tục tăng trong ngắn hạn |
![]() | Diện tích thứ 3, năng suất đứng đầu, xuất khẩu cà phê vẫn gặp khó |
![]() | Tồn kho giảm, xuất khẩu cà phê lạc quan |
![]() |
7 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm cả lượng và trị giá. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), quý 2/2021, giá cà phê thế giới biến động theo xu hướng tăng so với quý 1/2021.
Lý do là bởi, diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19, tình trạng thiếu container rỗng kéo dài, giá cước phí tăng cao. Bên cạnh đó, nguồn cung cà phê thiếu hụt do Việt Nam và một số nước sản xuất lớn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19; đồng thời nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ, châu Âu tăng.
Tháng 7/2021, giá cà phê thế giới chững lại trong những ngày đầu tháng so với cuối tháng 6/2021, nhưng sau đó đã tăng mạnh trở lại. Những ngày cuối tháng 7/2021, giá cà phê thế giới liên tục ghi nhận ở mức cao lịch sử. Đợt sương giá nghiêm trọng tại Brazil và nguồn cung hạn chế từ Việt Nam được nhận định là nguyên nhân chủ yếu khiến giá cà phê tăng mạnh.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê trong quý 2/2021 biến động theo xu hướng tăng so với quý 1/2021. Xu hướng tăng giá kéo dài sang cả tháng 7/2021. Ví dụ điển hình, ngày 28/7/2021, giá cà phê tại thị trường nội địa tăng theo giá thế giới. Mức tăng từ 7– 7,2% so với ngày 30/6/2021, lên mức 37.000 - 38.200 đồng/kg. Tại cảng khu vực TPHCM, giá cà phê tăng 6,8% so với ngày 30/6/2021, lên 39.400 đồng/kg.
Về xuất khẩu, Cục Xuất nhập khẩu thông tin thêm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 7/2021 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, ổn định về lượng, nhưng tăng 5,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 7 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 953 nghìn tấn, trị giá 1,754 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng và giảm 1,7% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2020.
Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời gian tới sẽ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Việt Nam áp dụng lệnh giãn cách xã hội trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa.
“Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt container rỗng tiếp tục kéo dài khiến chi phí tăng mạnh, làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê trên thị trường thế giới”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết.
Về cà phê thế giới, dự báo giá cà phê thế giới sẽ tiếp tục xu hướng tăng. Các yếu tố hỗ trợ giá cà phê tăng được chỉ rõ là: Nguồn cung hạn chế, nhu cầu tiêu thụ tăng trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Giá cước vận chuyển các tuyến châu Á sang châu Âu và Bắc Mỹ tiếp tục tăng cao, tình trạng thiếu container vẫn không được khắc phục dự kiến kéo dài tiếp.
Các nhà nhập khẩu cà phê không muốn ký hợp đồng FOB (điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu-PV), mà muốn người bán chịu toàn bộ chi phí bao gồm vận tải, bảo hiểm… khiến xuất khẩu cà phê gặp nhiều khó khăn.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo, niên vụ 2021-2022, sản lượng cà phê của Việt Nam tăng 1,8 triệu bao lên 30,8 triệu bao; xuất khẩu cà phê nhân dự báo tăng 3,0 triệu bao lên 26,0 triệu bao, giúp giảm nhẹ tồn kho.
Theo ước tính ban đầu, tình trạng sương giá tại Brazil sẽ làm sản lượng vụ mùa đang thu hoạch giảm khoảng 1% và khả năng sản lượng của niên vụ sau cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Thị trường tiếp tục thận trọng với dự báo nhiệt độ ở các vùng trồng cà phê vào đầu tháng 8/2021 có khả năng chạm ngưỡng 0 độ C và nguy cơ xuất hiện “sương giá đen”.
Trên sàn giao dịch London, giá cà phê Robusta giao kỳ hạn tháng 11/2021 và tháng 1/2022 sau khi ghi nhận mức cao kỷ lục 1.975 USD/tấn và 1.960 USD/ tấn ngày 27/7/2021, ngày 28/7/2021 giảm xuống 1.940 USD/tấn và 1.923 USD/tấn, nhưng so với ngày 30/6/2021 vẫn tăng lần lượt là 14,8% và 13,3%. Trên sàn giao dịch New York, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 3/2021, tháng 12/2021 và tháng 3/2022 ghi nhận mức cao 207,8 Uscent/lb, 210,7 Uscent/lb và 212,6 Uscent/lb vào ngày 27/7/2021, sang ngày 28/7/2021 giảm xuống 201,75 Uscent/ lb, 204,6 Uscent/lb và 206,55 Uscent/lb, nhưng so với ngày 30/6/2021 tăng lần lượt 25,9%, 25,4% và tăng 24,7%. Trên sàn giao dịch BMF của Brazilin, ngày 28/7/2021, giá cà phê giao kỳ hạn tháng 9/2021, tháng 12/2021 và tháng 3/2022 đạt lần lượt 250,05 Uscent/lb, 256,8 Uscent/lb và 259,95 Uscent/lb, giảm nhẹ so với giá ngày 27/7/2021, nhưng so với ngày 30/6/2021 tăng mạnh lần lượt là 29,2%, 29,8% và 31%. Tại cảng khu vực TPHCM, cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức giá 1.984 USD/tấn, tăng 238 USD/tấn (tương đương mức tăng 13,6%) so với ngày 30/6/2021. |
Tin liên quan

Hơn 21.000 hộ nông dân sản xuất cà phê bền vững theo Bộ tiêu chuẩn 4C
16:48 | 16/12/2024 Thị trường - Doanh nghiệp

Giúp nông dân nâng cao vai trò trong hành trình đưa hạt cà phê Việt Nam ra thế giới
16:28 | 18/09/2024 Thị trường - Doanh nghiệp

Cà phê đặc sản mới của Phúc Sinh vừa ra mắt đã “cháy hàng”
10:47 | 15/05/2024 Thị trường - Doanh nghiệp

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc
16:26 | 12/05/2025 Cần biết

Chủ động phương án tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều
16:20 | 12/05/2025 Xu hướng

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ
10:13 | 12/05/2025 Xu hướng

Hà Tĩnh cần hơn 14.000 tỷ đồng phát triển cảng biển
09:36 | 12/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc
09:09 | 11/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc
09:04 | 11/05/2025 Xu hướng

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng
13:38 | 09/05/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5
10:38 | 09/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%
21:22 | 08/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường
21:20 | 08/05/2025 Xu hướng

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%
10:43 | 08/05/2025 Xu hướng

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao
20:37 | 07/05/2025 Xu hướng

Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh
20:31 | 07/05/2025 Cần biết
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Người nộp thuế có thể xuất cảnh ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Chủ mưu sản xuất tân dược giả lĩnh án hơn 16 năm tù

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Người nộp thuế có thể xuất cảnh ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách

Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan

Đề xuất bãi bỏ các trường thông tin không cần thiết trên Nền tảng Cửa khẩu số

Hoàn tự động 870 tỷ đồng tiền thuế thu nhập cá nhân

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc

Chi cục Hải quan khu vực XVII: Đồng hành, tiếp sức doanh nghiệp bứt phá

Chủ mưu sản xuất tân dược giả lĩnh án hơn 16 năm tù

Sau cưỡng chế, doanh nghiệp thuộc Tân Hoàng Minh nộp hơn 31 tỷ đồng thuế

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
