Facebook Twitter youtube Tiktok

Đơn hàng tốt lên, xuất khẩu dệt may sẽ khởi sắc ngay năm 2022?

(HQ Online) - Năm 2022, tình hình dịch bệnh của Việt Nam và thế giới sẽ đi xuống, khả năng kiểm soát dịch tốt hơn, khi đó thị trường dệt may sẽ tốt hơn. Ngành dệt may Việt Nam nên “chớp” cơ hội vươn lên.
Gần 70% doanh nghiệp dệt may, da giày bị nhãn hàng phạt vì giao hàng chậm
Xuất khẩu dệt may có thể “về đích” đạt 38 tỷ USD
Ảnh: Nguyễn Thanh
Với kịch bản tích cực nhất, khả năng trị giá xuất khẩu dệt may cả năm nay sẽ đạt khoảng 37,5 – 38 tỷ USD. Ảnh: NT

Sau những khó khăn chồng chất do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đình trệ sản xuất, thời gian gần đây, doanh nghiệp ngành dệt may đã dần quay trở lại nhịp độ sản xuất.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt May Thêu đan TPHCM (AGTEK) cho biết, dự trữ các đơn hàng tồn đọng chưa sản xuất còn khá nhiều, đồng thời các đơn hàng mới được bổ sung sẽ giúp các doanh nghiệp dồi dào đơn hàng. Bên cạnh đó, tinh thần người lao động cũng đang khá tốt sau khi được trở lại làm việc, có những doanh nghiệp năng suất cao hơn bình thường.

“Sau khoảng thời gian dài đình trệ, công nhân đang rất cần việc và thu nhập. Có nhiều doanh nghiệp đã tính đến phương án tăng ca, làm thêm giờ để kịp các đơn hàng. Tôi cho rằng, đây cũng là tín hiệu mừng cho các doanh nghiệp dệt may phía Nam trong 3 tháng cuối năm”, ông Hồng nhấn mạnh.

Bên cạnh những yếu tố tích cực, nhìn lại tổng thể ảnh hưởng của dịch bệnh thời gian qua, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) phân tích, áp lực và rủi ro khá lớn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam là trong khi các thị trường chính phục hồi mạnh, nhu cầu tăng nhanh trở lại thì ngành dệt may Việt Nam lại không được tổ chức sản xuất vì dịch bệnh.

Lượng khách hàng phải dịch chuyển đơn hàng đi chắc chắn sẽ lớn, với mức dự báo khoảng 3-4 tỷ USD trong quý 3/2021 khi kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 10 tỷ USD, trong khi mức trung bình của năm 2019 là khoảng 13 tỷ USD.

Dịch chuyển của khách hàng đồng nghĩa với ảnh hưởng tới vị trí và thị phần của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng, chưa khẳng định ngay là sẽ giảm nhưng có tín hiệu xu thế giảm. “Đồng thời tạo tâm lý cần đa dạng hoá quốc gia đặt hàng của các hãng, có nguy cơ dài hạn làm giảm tốc độ tăng trưởng của dệt may Việt Nam đang đạt được 3 năm trở lại đây”, ông Trường nói.

Về dự báo triển vọng năm 2022, ông Phạm Xuân Hồng cho rằng, năm 2022, tình hình dịch bệnh của Việt Nam và thế giới sẽ đi xuống, khả năng kiểm soát dịch tốt hơn, khi đó thị trường sẽ tốt lên.

Sau khoảng 2 năm thị trường dệt may toàn cầu bị “áp lực” quá lớn, nếu phục hồi nhu cầu mua sắm của người dân sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, các đối thủ với Việt Nam hiện cũng chưa có quá nhiều ưu thế hơn so với Việt Nam.

“Không chỉ an toàn xã hội, chính trị ổn định mà tay nghề công nhân của Việt Nam cũng tốt hơn. Chúng ta nên “chớp” lấy cơ hội để vươn lên trong năm 2022. Tôi hy vọng sau một thời gian bị “oải” vì dịch bệnh, các doanh nghiệp sẽ liên kết lại với nhau để khai thác được tiềm năng tăng trưởng của thị trường dệt may thế giới”, ông Hồng nói.

Ông Lê Tiến Trường đánh giá, áp lực trở lại năng lực sản xuất như mức trước đại dịch và giãn cách sẽ là chủ đề của doanh nghiệp trong 3 năm tới. Ngoài việc cạnh tranh trong ngành dệt may về lao động còn là sự cạnh tranh gay gắt hơn với các ngành công nghiệp khác ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam đang cùng thiếu lao động trên diện rộng.

Bên cạnh đó, chi phí ngoài sản xuất sẽ còn tiếp tục tăng cao với các doanh nghiệp trong năm 2022, lớn nhất là 2 nhóm chi phí gồm: Xét nghiệm Covid -19 cho người lao động (nếu dự báo đến tháng 6/2022 Việt Nam mới phủ kín vắc xin toàn dân); chi phí logistics trong và ngoài nước.

9 tháng năm 2021, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong ngành dệt may là hàng may mặc đạt 21,7 tỷ USD tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 5,4% so với cùng kỳ 2019; xuất khẩu vải đạt 1,8 tỷ USD, tăng 37,4%; xuất khẩu xơ sợi đạt 4 tỷ USD, tăng 56,2%; xuất khẩu vải không dệt đạt 557 triệu USD, tăng 77,3%; xuất khẩu phụ liệu dệt may đạt 921 triệu USD, tăng 21,8%.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với kịch bản tích cực nhất, khả năng trị giá xuất khẩu dệt may cả năm 2021 sẽ đạt khoảng 37,5 – 38 tỷ USD. Dự báo năm 2022, nếu tình hình sản xuất kinh doanh trở lại bình thường ngành dệt may Việt Nam sẽ phấn đấu đạt trị giá xuất khẩu từ 39 tỷ - 42 tỷ USD.

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Doanh nghiệp dệt may tìm cơ hội "chiếm lĩnh" thị trường nội địa

Doanh nghiệp dệt may tìm cơ hội "chiếm lĩnh" thị trường nội địa

(HQ Online) - Trước những khó khăn về đơn hàng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp dệt may đã chú trọng hơn vào việc chiếm thị phần trong nước.
Dệt may xanh hơn để hướng tới chu kỳ tăng trưởng mới

Dệt may xanh hơn để hướng tới chu kỳ tăng trưởng mới

(HQ Online) - Đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất vải và xanh hoá chuỗi sản xuất sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam biến điểm yếu thành sức mạnh để tạo nên sự bứt phá mạnh mẽ trong các năm tới.
Tập trung 3 trụ cột chính phát triển bền vững ngành dệt may

Tập trung 3 trụ cột chính phát triển bền vững ngành dệt may

(HQ Online) - Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ về những kế hoạch nhằm thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm

(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm

(HQ Online) - Kỳ 1 tháng 12 (1-15/12/2024) kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 31,48 tỷ USD, giảm 3,5% (tương ứng giảm 1,16 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 11/2024.
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD

Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 12/2024 (từ ngày 1-15/12) đạt 31,48 tỷ USD giảm 3,5% (tương ứng giảm 1,16 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 11/2024.
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD

Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD

(HQ Online) - Mới qua 11 tháng của năm 2024 nhưng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc đã đạt con số cao kỷ lục từ trước đến nay, ở mức 130,51 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD

Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD

(HQ Online) - Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD.
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%

Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%

(HQ Online) - Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng ấn tượng trong năm 2024. Trong đó, nhiều mặt hàng ghi nhận tăng trưởng 2 con số, giúp nâng cao mức thặng dư thương mại.
Xuất khẩu cá tra sắp cán đích 2 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra sắp cán đích 2 tỷ USD

(HQ Online) - Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XK cá tra tháng 11/2024 đạt 179 triệu USD, tăng 16% so với tháng 11/2023. Lũy kế XK cá tra tính đến hết tháng 11/2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu của Việt Nam thu về gần 370 tỷ USD sau 11 tháng

Xuất khẩu của Việt Nam thu về gần 370 tỷ USD sau 11 tháng

(HQ Online) - Theo đánh giá của Bộ Công Thương, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục tăng trưởng cao hơn khu vực FDI và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu có xu hướng giảm, khó đạt kỳ vọng 800 tỷ USD

Xuất nhập khẩu có xu hướng giảm, khó đạt kỳ vọng 800 tỷ USD

(HQ Online) - 2 kỳ thống kê gần đây của Tổng cục Hải quan đều ghi nhận kim ngạch xuất nhập khẩu giảm so với trước đó.
Xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục 6,66 tỷ USD sau 11 tháng

Xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục 6,66 tỷ USD sau 11 tháng

(HQ Online) - Chỉ trong 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt khoảng 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái, về đích sớm so với mục tiêu đặt ra.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(HQ Online) - Theo số liệu thống kê Tổng cục Hải quan, tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu tháng 11 đạt hơn 66 tỷ USD

Xuất nhập khẩu tháng 11 đạt hơn 66 tỷ USD

(HQ Online) - Tháng 11, kim ngạch xuất nhập khẩu có chiều hướng giảm so với tháng trước, tuy nhiên kết quả chung 11 tháng vẫn tăng trưởng khá.
Xuất khẩu cà phê mang về 4,84 tỷ USD trong 11 tháng

Xuất khẩu cà phê mang về 4,84 tỷ USD trong 11 tháng

(HQ Online) - 11 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,2 triệu tấn cà phê, đạt 4,84 tỷ USD giảm 15,4% về lượng nhưng tăng mạnh 32,8% về kim ngạch so với cùng kỳ.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(HQ Online) - Năm 2024, các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ được giao dự toán 44.885 tỷ đồng, chiếm 11,97% dự toán của ngành Hải quan. Tính đến 30/11/2024, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
vinamil
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Đông năm 2024 tăng trưởng 2 con số, thị trường này lọt vào top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.

Báo động tai nạn tự chế pháo nổ

Chỉ trong 2 tuần qua, Khoa Bỏng- Chỉnh hình của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) đã tiếp nhận 3 bệnh nhi liên quan đến tự chế pháo nổ.
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng

Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng

Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Việc sửa đổi nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khắc phục một số bất cập phát sinh trong thực
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển

Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển

Từ một thập kỷ trước, việc nguồn vốn tư nhân dồn dập đổ vào những nền kinh tế đang phát triển khiến Chính phủ và các tổ chức phát triển đã nhìn thấy cơ hội để thúc đẩy tiến độ xóa đói giảm nghèo và các mục tiêu phát triển khác.
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm

(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm

Kỳ 1 tháng 12 (1-15/12/2024) kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 31,48 tỷ USD, giảm 3,5%.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động