Dệt may xanh hơn để hướng tới chu kỳ tăng trưởng mới
Tập trung 3 trụ cột chính phát triển bền vững ngành dệt may (HQ Online) - Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ về những kế ... |
Nhiều loại vải, sợi có nguồn gốc tự nhiên đang được các DN Việt Nam đẩy mạnh phát triển. Ảnh: N.H |
"Gã khổng lồ" dễ tổn thương
Tại triển lãm quốc tế vải cao cấp được tổ chức mới đây, ban tổ chức đã đặt chủ đề là: “Dệt may Việt Nam: Mạnh hơn, thông minh hơn, xanh hơn”. Điều này cho thấy khát vọng hướng tới một sự phát triển mạnh mẽ và bền vững cho ngành dệt may Việt Nam trong những năm tới. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn Cát Tường Aurora lại đặt vấn đề về hiện trạng của ngành hiện nay. “Ngành dệt may Việt Nam đã mạnh rồi, thông minh rồi, xanh rồi và đang hướng tới mạnh hơn, thông minh hơn, xanh hơn, hay thực tế không phải như vậy?” – ông Tuấn đặt câu hỏi.
Ông Lê Hoàng Tài, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương: Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần phát huy vai trò dẫn dắt Đứng ở góc độ an sinh xã hội, dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động và cần được Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại. Tuy nhiên Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cần phát huy vai trò là người dẫn dắt các DN để có thể xây dựng được chiến lược phát triển. Để phát triển thị trường, DN phải có đầu tư công nghệ mới, phát triển vật liệu mới, ứng dụng các công nghệ thì mới có thể tiếp cận khách hàng ở cả chiều sâu và chiều rộng. Ông Võ Mạnh Hùng, đại diện Hiệp hội Bông Mỹ: Chuẩn bị kỹ càng cho sự phát triển lâu dài của dệt may Việt Nam Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 đã cho thấy sự chuẩn bị kỹ càng cho sự phát triển dài hơn của ngành dệt may Việt Nam. Chiến lược phát triển đã đề ra mục tiêu đẩy mạnh phát triển chuỗi giá trị và phát triển thị trường. Theo đó, ngoài việc đáp ứng yêu cầu của các nhãn hàng, việc sử dụng nguồn nguyên liệu ít sử dụng carbon hơn, nguyên liệu sạch… thì vấn đề truy xuất nguồn gốc cũng hết sức quan trọng. Hiện một số đạo luật của Mỹ đang chặn vấn đề sử dụng lao động cưỡng bức và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thương mại. Vào cuối tháng 3 này, châu Âu cũng sẽ ra một đạo luật về vấn đề sử dụng lao động cưỡng bức cũng như vấn đề về sử dụng nguyên liệu về tái chế. Do đó, bông Mỹ sẽ tiếp tục là nguồn nguyên liệu phù hợp để đáp ứng được các mục tiêu của chiến lược phát triển này. |
Trên thực tế, trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam luôn ở mức 2 con số và đạt trên 44 tỷ USD vào năm 2022, nằm trong 8 mặt hàng có kim ngạch trên 10 tỷ USD của Việt Nam. Sản phẩm may mặc “made in Vietnam” đã tạo được dấu ấn trên thế giới, hiện diện ở rất nhiều hệ thống bán lẻ lớn. DN dệt may Việt Nam cũng đã hợp tác với trên 35 nhãn hàng lớn, có vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Phân tích sâu vào cơ cấu, dệt may Việt Nam đang cho thấy nhiều vấn đề bất ổn. Đó là cả hai ngành ở đầu và cuối chuỗi là sợi và may có quy mô phát triển rất lớn, trong khi dệt và nhuộm vẫn là nút thắt trong nhiều năm qua của dệt may.
Ông Tuấn phân tích, trong năm 2022, nhu cầu vải của ngành dệt may Việt Nam lên tới 11 tỷ mét nhưng trong nước mới chỉ làm được 4 tỷ mét, phần thiếu hụt phải nhập khẩu. Việc phụ thuộc phần lớn vào vải nhập khẩu khiến cho ngành dệt may trở nên mỏng manh và dễ tổn thương. Bởi hiện vẫn có tới 70% DN trong ngành làm gia công (CMT) với 100% vải do đối tác cung cấp và lợi nhuận đạt được rất thấp, chỉ khoảng 1,7 USD cho 1 chiếc áo. Nhưng chỉ cần tự chủ được nguồn cung vải, tức là tiến lên phương thức OEM, lợi nhuận sẽ nâng lên mức 8 USD cho mỗi chiếc áo. Đối với phương thức ODM – DN tự thiết kế mẫu và tự chủ về vải, mức giá sẽ tăng lên 12 USD, còn phương thức OBM - sản xuất từ thương hiệu gốc, mức giá sẽ gấp từ 15 lần trở lên so với gia công.
Các chuyên gia trong ngành dệt may đều khẳng định, để làm cho ngành dệt may mạnh lên thì cần phải chuyển đổi từ gia công lên các phương thức cao hơn, trong đó, điều kiện tiên quyết là DN phải chủ động được nguồn cung vải. “Nếu không sản xuất vải ở Việt Nam thì phương thức gia công sẽ tiếp tục còn tồn tại rất lâu và Việt Nam sẽ tiếp tục bị cạnh tranh từ Bangladesh, Ấn Độ với chi phí lao động rất rẻ. Bên cạnh đó, vải sản xuất tại Việt Nam sẽ đáp ứng được yêu cầu xuất xứ hàng hóa từ các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước khác trong CPTPP. Nhà đầu tư cũng sẽ phải gắn bó lâu dài bởi tiền đầu tư lớn, lợi nhuận cao, sự gắn kết chặt chẽ vào chuỗi cung ứng, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường cao” - ông Tuấn nhấn mạnh.
Trong nỗ lực tự chủ nguồn cung ứng vải, nhiều DN Việt Nam đang đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các loại sợi, vải có nguồn gốc tự nhiên và được thị trường thế giới đánh giá rất cao. Điển hình như sợi dứa của ECOSOI, sợi cà phê của Fastlink, sợi gai xanh của tập đoàn An Phước...
“Xanh” hơn để cạnh tranh tốt hơn
Bên cạnh áp lực về việc tự chủ được nguồn cung vải trong nước, ngành dệt may Việt Nam cũng đang đối mặt với hàng loạt áp lực từ Chính phủ cũng như các nhãn hàng, thị trường nhập khẩu về việc phải xanh hoá chuỗi sản xuất. Hiện trên bao bì của các nhãn hàng lớn như Nike, Zara, Uniqlo… đều có logo hướng đến Net Zero vào năm 2050, cho thấy một xu hướng không thể đảo ngược đang diễn ra trên toàn cầu.
Tại hội nghị COP 26, có 147 trên tổng số 163 quốc gia đã đưa ra cam kết Net Zero vào năm 2050. Trong số này, hiện có 2 quốc gia đã đạt Net Zero là Bhutan và Suriname; 13 quốc gia đã cụ thể hoá vào luật, chủ yếu là các quốc gia ở châu Âu, Mỹ - nơi tập trung các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam. Ngoài ra, có 53 quốc gia đã đưa cam kết Net Zero vào các chính sách, trong số này có Việt Nam và 79 quốc gia còn lại đang xem xét các hình thức pháp lý khác.
Bà Nguyễn Thanh Ngân, Phó Trưởng ban Đầu tư và Phát triển - Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, nếu ngành dệt may Việt Nam không có động thái giảm phát thải khí nhà kính thì sẽ không thể xuất khẩu vào châu Âu cũng như các quốc gia đã cụ thể hoá cam kết Net Zero vào luật. “Hiện trên thế giới đã có các phần mềm có thể tính toán ra được mức độ phát thải khí nhà kính của sản phẩm vải. Do đó, tuân thủ là cách duy nhất mà các DN có thể làm để duy trì xuất khẩu vào các thị trường này” – bà Ngân nhấn mạnh.
Để làm được điều này, ngành dệt may cần chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn thay cho kinh tế tuyến tính hiện tại để giảm dấu vết carbon trên toàn chuỗi. Cụ thể, cần kéo dài vòng đời sản phẩm, minh bạch chuỗi cung ứng để khi quét mã QR khách hàng có thể biết được các thông tin như sản phẩm được sản xuất ở đâu, mức phát thải carbon như thế nào, nhà máy có sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức hay không… Tất cả những điều này đang được các quốc gia châu Âu xem xét rất nhiều và chắc chắn các DN dệt may Việt Nam sẽ phải tuân thủ trong tương lai. Theo đó, hàng hoá có dấu vết carbon càng thấp thì càng có lợi thế cạnh tranh.
Trên thực tế, việc chuyển đổi sang sản xuất xanh đang được các DN dệt may tích cực chủ động như một cách để tự bảo vệ chính mình. Ông Nguyễn Văn Kiểm, Tổng giám đốc KCN Bảo Minh cho biết, hiện 70% DN tại KCN Bảo Minh hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Tất cả DN này rất quan tâm và nghiêm túc thực hiện các quy định của Chính phủ cũng như yêu cầu của đối tác, nhãn hàng trong việc xử lý nước thải, chất thải ra môi trường cũng như thực hiện tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tuần hoàn. Điều đó cho thấy các DN dệt may Việt Nam không đứng ngoài xu thế chung của toàn cầu trong việc chuyển đổi xanh chuỗi sản xuất.
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics