Facebook Twitter youtube Tiktok

Sức ép lớn đặt doanh nghiệp xuất khẩu sữa sang Trung Quốc vào thế khó

Trung Quốc sẽ chỉ công nhận sữa tiệt trùng được sản xuất hoàn toàn từ sữa tươi nguyên liệu. Quy định mới này khiến nhiều doanh nghiệp Việt – vốn sử dụng sữa hoàn nguyên làm nguyên liệu, buộc phải điều chỉnh công nghệ, thay đổi ghi nhãn và mã HS nếu không muốn bị loại khỏi thị trường gần 1,5 tỷ dân.
Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu Nhiều ngân hàng quốc tế đồng loạt nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc
Sức ép lớn đặt doanh nghiệp xuất khẩu sữa sang Trung Quốc vào thế khó
Việc điều chỉnh ghi nhãn và mã HS sản phẩm sữa trở thành thách thức cấp bách với các nhà xuất khẩu Việt.

Tác động trực diện và sâu rộng

Kể từ ngày 16/9/2025, một cột mốc quan trọng sẽ định hình lại thị trường sữa tiệt trùng tại Trung Quốc, gây ra những xáo trộn đáng kể cho các nhà xuất khẩu, đặc biệt là Việt Nam.

Theo thông báo từ Vụ Phát triển thị trường nước ngoài (Bộ Công thương), Trung Quốc sẽ chính thức áp dụng Phụ lục sửa đổi số 1 đối với Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia liên quan đến sữa tiệt trùng (GB 25190-2010).

Thay đổi này không chỉ là một điều chỉnh kỹ thuật đơn thuần mà còn là một quy định mang tính bước ngoặt, chỉ công nhận sữa tiệt trùng được làm từ sữa tươi nguyên liệu – bao gồm sữa bò hoặc sữa dê tươi. Điều này đồng nghĩa với việc, các sản phẩm sử dụng sữa hoàn nguyên (sản phẩm được pha lại từ sữa bột hoặc sữa cô đặc với nước) làm nguyên liệu sẽ không còn được chấp nhận là sữa tiệt trùng tại thị trường tỷ dân này.

Quy định mới này thể hiện rõ ý chí của Trung Quốc trong việc nâng cao tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm và thúc đẩy mô hình sản xuất theo chuỗi “tuần hoàn kép”. Phụ lục sửa đổi sẽ bỏ hoàn toàn các quy định cho phép sử dụng sữa hoàn nguyên làm nguyên liệu, cũng như các yêu cầu kỹ thuật và quy định ghi nhãn liên quan đến sữa bột hoàn nguyên.

Quy định này cũng tạo ra một rào cản lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có 9 công ty Việt Nam hiện đang xuất khẩu sữa sang Trung Quốc.Sau thời điểm 16/9/2025, những sản phẩm sữa sử dụng sữa hoàn nguyên sẽ không còn được công nhận là sữa tiệt trùng theo tiêu chuẩn mới. Đồng nghĩa với việc, chúng không thể tiếp tục xuất khẩu dưới nhóm mã hàng hiện tại. Việc loại bỏ hoàn toàn khái niệm “sữa hoàn nguyên” ra khỏi tiêu chuẩn sản phẩm không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường nội địa Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng sẽ chỉ được phép sản xuất, ghi nhãn và phân phối các sản phẩm được chế biến hoàn toàn từ sữa tươi nguyên liệu nếu muốn giữ nhãn mác "sữa tiệt trùng". Đối với những sản phẩm không kịp thời điều chỉnh, chúng sẽ buộc phải ghi nhãn dưới nhóm “sữa pha chế”, một sự thay đổi chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng và giá trị thương hiệu.

Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang sử dụng sữa hoàn nguyên trong quy trình sản xuất sữa tiệt trùng. Với quy định mới, sự thay đổi này tạo ra một áp lực khổng lồ, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng điều chỉnh toàn bộ công thức sản phẩm, quy trình sản xuất, hồ sơ, nhãn mác và chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng sữa tươi nguyên liệu nếu muốn tiếp tục duy trì hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc.

Thách thức về chi phí và năng lực cạnh tranh

Quá trình chuyển đổi này không chỉ dừng lại ở việc thay đổi nguyên liệu. Yêu cầu sử dụng sữa tươi nguyên liệu sẽ dẫn đến việc thay đổi toàn bộ quy trình sản xuất, bảo quản, logistics và đặc biệt là chuỗi lạnh để đảm bảo chất lượng từ trang trại đến nhà máy và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng.

Điều này kéo theo hàng loạt chi phí phát sinh khổng lồ, từ việc tìm kiếm và đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định với chất lượng cao, đến chi phí điều chỉnh hệ thống dây chuyền sản xuất hiện có, và các khoản đầu tư vào hệ thống bảo quản và vận chuyển lạnh.

Những yếu tố này có thể đẩy giá thành sản phẩm lên cao, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh về giá và khả năng duy trì thị phần của sản phẩm sữa Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Trong bối cảnh Trung Quốc là một thị trường hấp dẫn với hơn 1,4 tỷ dân và nhu cầu tiêu thụ sữa không ngừng tăng trưởng, nhưng cũng nổi tiếng là thị trường khó tính với hàng loạt quy định pháp lý và tiêu chuẩn chất lượng khắt khe. Việc không kịp thời thích nghi có thể khiến các doanh nghiệp Việt Nam mất đi những lợi thế đã dày công xây dựng.

Nhìn chung, quy định mới của Trung Quốc về sữa tiệt trùng là một phép thử lớn đối với ngành sữa Việt Nam. Nó không chỉ đòi hỏi sự đầu tư lớn về tài chính và công nghệ, mà còn yêu cầu một tầm nhìn chiến lược dài hạn và khả năng thích ứng linh hoạt để biến thách thức thành cơ hội, đảm bảo vị thế của sữa Việt trên bản đồ xuất khẩu khu vực.

HOA BÙI

Tin liên quan

Hướng đi mới cho doanh nghiệp sữa Việt tại Singapore

Hướng đi mới cho doanh nghiệp sữa Việt tại Singapore

Dù quy mô nhỏ, nhưng Singapore là thị trường tiêu dùng cao cấp với nhu cầu nhập khẩu ổn định và tiêu chuẩn khắt khe, trong đó, phô mai chế biến đang nổi lên như nhóm sản phẩm đầy tiềm năng. Nếu doanh nghiệp Việt Nam biết chuẩn hóa sản phẩm và đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật, thì đây sẽ là hướng đi mới của sữa Việt tại Singapore.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cần nguồn sữa tươi cao cấp để sản xuất

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cần nguồn sữa tươi cao cấp để sản xuất

(HQ Online) - Thông tin được ông Trần Bảo Minh, Phó chủ tịch HĐQT Nutifood chia sẻ tại Tọa đàm “Xây dựng Mang Yang – Gia Lai thành thiên đường bò sữa", do báo Thanh Niên tổ chức ngày 16/4.
Thêm 2 công ty được xuất khẩu sản phẩm sữa sang Trung Quốc

Thêm 2 công ty được xuất khẩu sản phẩm sữa sang Trung Quốc

(HQ Online) - Ngày 16/3/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo cấp Mã giao dịch cho phép 2 công ty của Việt Nam được phép xuất khẩu sản phẩm sữa sang thị trường Trung Quốc.
Đề xuất bổ sung quy hoạch cảng cạn tại cửa khẩu Đồng Đăng

Đề xuất bổ sung quy hoạch cảng cạn tại cửa khẩu Đồng Đăng

Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến của cử tri tỉnh Lạng Sơn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc bổ sung quy hoạch cảng cạn tại khu trung chuyển hàng hóa thuộc KKT cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.
Ngành gỗ Việt đang định vị lại mình trên bản đồ xuất khẩu

Ngành gỗ Việt đang định vị lại mình trên bản đồ xuất khẩu

Giữa những biến động khó lường của thương mại toàn cầu, ngành gỗ Việt Nam không chỉ giữ vững ngôi đầu trong nhóm nông sản xuất siêu mà còn từng bước tái định vị mình trên bản đồ xuất khẩu. Đặc biệt, với gần 6,7 tỷ USD thặng dư trong 6 tháng đầu năm, ngành đang cho thấy khả năng thích ứng mạnh mẽ và chiến lược phát triển vượt khỏi "công xưởng gia công" đơn thuần.
10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất trong tháng 6/2025

10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất trong tháng 6/2025

Trong 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 6, có 4 nhóm đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Xuất khẩu hóa chất của Việt Nam sang Lào đã tăng trưởng đột phá trong nửa đầu năm 2025, đạt hơn 309 triệu USD – cao nhất trong các mặt hàng và vượt xa con số 3,8 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên nhóm hàng này vươn lên dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu, trở thành điểm sáng nổi bật trong quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần, đạt gần 150 tỷ USD vào năm 2024 – minh chứng cho mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng.
Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng

Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng

Tại Quyết định số 977/QĐ-BXD, Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã tạo cơ sở quản lý, thu hút, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế Hà Tĩnh. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Hà Tĩnh sẽ có 13 bến cảng gồm 36 - 44 cầu cảng.
Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới

Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới

Văn hóa đang dịch chuyển từ bản sắc sang kinh tế, với mục tiêu xuất khẩu rõ nét. Việc thành lập Hiệp hội Công nghiệp Văn hóa Việt Nam mở đường cho chiến lược thương mại hóa sáng tạo.
Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản

Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản

Với mức đầu tư khoảng 2 tỷ đồng mỗi hecta, nhưng có thể tạo ra doanh thu tới 3 tỷ đồng, mô hình nuôi tôm công nghệ cao trên mặt đất đang trở thành điểm sáng của ngành Thủy sản Việt Nam. Không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, mô hình này còn mở ra hướng đi bền vững và đột phá cho mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn tới.
Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc

Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc

Trong bức tranh hồi phục của ngành hàng mực, bạch tuộc nửa đầu năm 2025, Hàn Quốc tiếp tục giữ vai trò thị trường nhập khẩu lớn nhất, đóng góp hơn 100 triệu USD kim ngạch, chiếm 36% tổng giá trị xuất khẩu. Đây không chỉ là điểm tựa ổn định mà còn là cánh cửa chiến lược giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam giữ vững vị thế trên bản đồ xuất khẩu.
Chế biến sâu- hướng đi không thể đảo ngược của doanh nghiệp ngành cá tra

Chế biến sâu- hướng đi không thể đảo ngược của doanh nghiệp ngành cá tra

Mỗi năm xuất khẩu đạt 2 tỷ USD, nhưng sản phẩm cá tra xuất khẩu chủ yếu là sơ chế. Việc gia tăng sản phẩm chế biến sâu đối với mặt hàng chủ lực này không còn là sự lựa chọn, mà là con đường tất yếu của doanh nghiệp ngành cá tra.
Sự phục hồi của ngành rau quả Việt Nam đến từ đâu?

Sự phục hồi của ngành rau quả Việt Nam đến từ đâu?

Ngành rau quả Việt Nam đã khởi đầu năm 2025 với nhiều thử thách, chứng kiến kim ngạch xuất khẩu giảm 7% so với cùng kỳ năm 2024 và chuỗi 5 tháng sụt giảm liên tiếp. Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực đã xuất hiện vào tháng 6, kéo tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng vọt 31% so với tháng trước, đạt 807 triệu USD và tăng trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu thép cuộn sang Nam Phi: Việt Nam được miễn thuế tự vệ tạm thời

Xuất khẩu thép cuộn sang Nam Phi: Việt Nam được miễn thuế tự vệ tạm thời

Thép Việt Nam chính thức được miễn trừ thuế tự vệ tạm thời tại Nam Phi, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì xuất khẩu thép cuộn chống ăn mòn vào thị trường tiềm năng SACU.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Trong nửa đầu năm nay, ngành Bảo hiểm nhân thọ đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực khẳng định vai trò trong bảo vệ tài chính cho người dân.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

Nghị định 189/2025/NĐ-CP đã quy định chi tiết thẩm quyền xử phạt VPHC của cơ quan Hải quan.
Hải quan tích cực trao đổi thông tin với các tập đoàn lớn

Hải quan tích cực trao đổi thông tin với các tập đoàn lớn

Lãnh đạo Cục Hải quan đã tích cực gặp gỡ, trao đổi thông tin với các tập đoàn lớn, đặc biệt là các tập đoàn trong lĩnh vực công nghệ cao.
Yếu tố tác động đến nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu những tháng cuối năm

Yếu tố tác động đến nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu những tháng cuối năm

Hoạt động XNK của các DN đang đứng trước tác động từ kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, khó đoán định, chịu nhiều áp lực do chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Nghệ An phá đường dây thu giữ 60 bánh heroin và 37 kg ma túy đá

Nghệ An phá đường dây thu giữ 60 bánh heroin và 37 kg ma túy đá

Công an tỉnh Nghệ An vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào về Việt Nam tiêu thụ, bắt 3 đối tượng, thu giữ 60 bánh heroin và 37 kg ma túy đá.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp công tác thuế nên ngành thuế đã thu được những kết quả ấn tượng.
(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những bứt phá ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
Phiên bản di động