Ép khách hàng vay kèm bảo hiểm: "Luật ngầm" cần loại bỏ
![]() |
Ảnh minh họa |
Ép vay kèm bảo hiểm
ặc dù các quy định pháp luật đã có hiệu lực và sắp được tăng cường, song vẫn có không ít đối tượng tìm cách lách luật: ép buộc khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng, cho thấy một thực trạng đáng báo động cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sự minh bạch của thị trường.
Từng là người được đề xuất "nếu không mua bảo hiểm, ngân hàng sẽ không ký giải ngân", chị Vũ Thị Vân (40 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, thời điểm năm 2022, khi vay 900 triệu đồng để mua chung cư, được nhân viên gợi ý tham gia gói bảo hiểm để hưởng lãi suất tốt hơn. Dù nhìn "bề nổi" chỉ là gợi ý, nhưng khi chị Vân tỏ ý không muốn, nhân viên ngân hàng liền nói đến những khó khăn, rủi ro "trượt" hồ sơ khiến chị phải chấp nhận.
Sau khi Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực, tình trạng ép khách mua bảo hiểm tuy không còn diễn ra một cách công khai, nhưng lại xuất hiện dưới những hình thức biến tướng tinh vi hơn. Thay vì tuyên bố thẳng thừng "không mua bảo hiểm thì không được giải ngân", nhiều nhân viên ngân hàng chuyển sang gợi ý khách vay mua bảo hiểm cho người thân như bố mẹ, anh chị em ruột.
Chị Thu Minh (34 tuổi, quê Ninh Bình) cho biết, bản thân là người đứng tên hợp đồng vay vốn, nhưng người đứng tên hợp đồng bảo hiểm lại là người thân trong gia đình. Việc này được thực hiện thông qua "thỏa thuận miệng giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng" với lời hứa hẹn tăng điểm tín dụng. Đây chính là những biến tướng của "luật ngầm", gây khó khăn và bức xúc cho người dân, làm giảm sút niềm tin vào sự minh bạch của thị trường.
Chế tài nghiêm khắc để dẹp bỏ "luật ngầm"
Trước tình trạng trên, các cơ quan quản lý đã và đang có những động thái cứng rắn nhằm chấm dứt tình trạng này. Luật Các tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ đầu tháng 7/2024, được xem là một cơ sở pháp lý quan trọng để siết lại kỷ cương trong hoạt động tín dụng.
Theo đó, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 88/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đã bổ sung một quy định đáng chú ý: các ngân hàng gắn sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức có thể bị phạt từ 400–500 triệu đồng. Mức phạt này được bổ sung nhằm đảm bảo tính đồng bộ với Luật Các tổ chức tín dụng và thể hiện rõ quyết tâm siết chặt hành vi lách luật.
Cần nhấn mạnh rằng, tinh thần của các quy định pháp luật hiện hành là tôn trọng quyền lựa chọn của khách hàng trong việc tham gia bảo hiểm. Không có bất kỳ điều khoản nào cho phép ngân hàng buộc người vay phải mua bảo hiểm như một điều kiện để được vay vốn. Do đó, mọi hành vi ép buộc khách hàng mua bảo hiểm dưới bất kỳ hình thức nào – kể cả gợi ý, gây áp lực hay bán cho người thân – đều bị coi là vi phạm pháp luật. Với quy định mới trong dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 88/2019, là mức phạt nặng nhằm siết chặt các “luật ngầm” và bảo vệ quyền lợi người vay.
Những quy định này không chỉ mang tính răn đe pháp lý, mà còn là phản ứng tất yếu trước hệ lụy ngày càng rõ nét từ các hành vi gắn bảo hiểm trái quy định. Việc ép buộc khách hàng mua bảo hiểm dưới danh nghĩa “thỏa thuận” khi vay vốn không chỉ xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, mà còn để lại những hậu quả sâu rộng đối với hệ sinh thái ngân hàng – bảo hiểm. Những “luật ngầm” tưởng như có lợi về doanh thu ngắn hạn đã và đang phản tác dụng, tạo ra cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng, đặc biệt trong mảng bảo hiểm nhân thọ qua kênh ngân hàng (bancassurance).
Giai đoạn 2023–2024 đã chứng kiến làn sóng hủy hợp đồng bảo hiểm trên diện rộng, doanh thu khai thác mới sụt giảm mạnh, và hơn 44% doanh nghiệp bảo hiểm báo lỗ trên 25% – theo Vietnam Report. Đây không chỉ là những con số cảnh báo, mà còn là chỉ dấu cho thấy mô hình bán hàng thiếu minh bạch đang đe dọa chính nền tảng phát triển bền vững của thị trường.
Trong bối cảnh pháp lý ngày càng siết chặt và chế tài xử phạt ngày một nặng tay, hành vi gắn bảo hiểm không bắt buộc vào các sản phẩm tín dụng cần được nhìn nhận không chỉ là sai phạm, mà còn là rủi ro hệ thống. Do đó, việc chấm dứt các hình thức ép buộc trá hình là bước đi không thể trì hoãn, nếu ngành bảo hiểm – ngân hàng muốn khôi phục niềm tin và đảm bảo sự phát triển dài hạn, minh bạch.
Theo dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 88/2019, mức phạt từ 400 đến 500 triệu đồng này không chỉ áp dụng cho hành vi ép mua bảo hiểm, mà còn dành cho các vi phạm nghiêm trọng khác như hoạt động ngân hàng không có giấy phép, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoặc thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh có nguy cơ gây tổn hại đến chính sách tiền tệ và an toàn hệ thống tổ chức tín dụng. Cùng với đó, dự thảo Nghị định cũng tăng cường chế tài xử phạt đối với các vi phạm về lãi suất, phí dịch vụ, sản phẩm phái sinh và phòng chống rửa tiền – cho thấy nỗ lực siết chặt hành lang pháp lý của cơ quan chức năng. |
Tin liên quan

Nhiều cơ sở bị xử phạt vì bày bán hàng giả mạo nhãn hiệu
16:23 | 16/07/2025 Nhịp sống thị trường

Việt Nam trong kỷ nguyên mới – An ninh mạng là trọng tâm kiến tạo niềm tin số
08:55 | 16/07/2025 Nhịp sống thị trường

Nguồn cung bất động sản tăng vọt trong quý 2
08:50 | 16/07/2025 Nhịp sống thị trường

Tìm lời giải "kích hoạt" nguồn cung, giảm đà tăng giá bất động sản
12:24 | 15/07/2025 Nhịp sống thị trường

6 tháng đầu năm 2025: Việt Nam đã chi hơn 659 triệu USD để nhập khẩu sữa
11:23 | 15/07/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ cán đích nửa triệu tỷ đồng
20:50 | 14/07/2025 Nhịp sống thị trường

Ra mắt Sổ tay hướng dẫn quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp
22:30 | 13/07/2025 Nhịp sống thị trường

Bất động sản Hải Phòng đang là tâm điểm đầu tư mới
18:20 | 13/07/2025 Nhịp sống thị trường

Giá thuê mặt bằng bán lẻ đã ổn định trở lại
10:07 | 13/07/2025 Nhịp sống thị trường

“Siêu đô thị” TP Hồ Chí Minh thu hút giới đầu tư từ miền Bắc
10:05 | 13/07/2025 Nhịp sống thị trường

Giá bất động sản tại Hải Phòng vẫn ở "vùng trũng"
19:24 | 12/07/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Không yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Hải quan nâng cao hiệu quả phối hợp và hợp tác quốc tế trong phòng chống ma túy

Cưỡng chế 2 doanh nghiệp nợ thuế xuất nhập khẩu

Hải quan khu vực III tích cực tham gia các hoạt động của ABAC III

Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử
13:57 | 16/07/2025 Thương mại điện tử

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

Không yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính

Hải quan khu vực III tích cực tham gia các hoạt động của ABAC III

Hải quan khu vực XVI tiếp nhận 4 đơn vị ở địa bàn Tuyên Quang

(INFORGRAPHICS): Ông Phạm Chí Thành làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực V

Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị: Khẳng định vai trò trong cải cách hành chính

Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số

Tập đoàn CEO đặt dấu ấn chiến lược tại Hải Phòng

Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Tái cấu trúc sản phẩm, đẩy mạnh số hóa và lan tỏa cộng đồng

Hà Nội tung gói hỗ trợ đặc thù cho doanh nghiệp công nghệ

Tân Cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu khung có kỹ thuật cao nhất

Ra mắt ứng dụng đặt xe container tích hợp thủ tục XNK đầu tiên tại Việt Nam

Hoa Lâm Đồng bung nở trên hành trình xuất khẩu

Chính sách thuế đối với cơ sở giáo dục công lập

Chính sách thuế, hải quan thiết kế riêng hướng đến doanh nghiệp công nghệ cao

Đề xuất miễn thuế TNDN: Bước đệm cho hộ kinh doanh làm quen với chế độ kế toán thuế

Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là nông sản

Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền: Từ chủ trương lớn đến hành động cụ thể

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

Gần 1 tỷ USD đầu tư các bến cảng ở Lạch Huyện, Hải Phòng

Nông sản Việt “mắc kẹt” ở châu Âu vì chưa được cấp chứng thư xuất khẩu

Hải Phòng thống nhất chủ trương đầu tư 2 KCN hơn 6.700 tỷ đồng

Lạng Sơn: Kinh tế tăng trưởng khá, ấn tượng thu ngân sách

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

VASEP kiến nghị gỡ vướng để thủy sản về lại “sân nhà”

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số

Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên

Thu hồi dược liệu Cam thảo không đạt tiêu chuẩn chất lượng
