Doanh số Lazada và Tiki sụt giảm mạnh do đâu
Thương mại điện tử: Đòn bẩy xuất khẩu hàng Việt Chiến lược thích ứng cho doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam Triển vọng doanh thu thương mại điện tử Việt Nam trong quý II/2025 |
![]() |
Việc duy trì mô hình cũ khiến Lazada và Tiki trở nên “lạc nhịp” với xu hướng tiêu dùng mớ. Nguồn: Internet. |
Vì sao sụt giảm?
Quý I/2025, thị trường thương mại (TMĐT) Việt Nam chứng kiến những biến động lớn, cạnh tranh khốc liệt với sự thay đổi rõ rệt về cấu trúc thị phần.
TikTok Shop vươn lên mạnh mẽ, ghi nhận mức tăng trưởng doanh số ấn tượng tới 113,8% so với quý I/2024, kéo thị phần tăng từ 23% lên 35%. Sự trỗi dậy này phản ánh xu hướng người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng hình thức mua sắm kết hợp giải trí, đặc biệt thông qua các video ngắn và livestream - thế mạnh cốt lõi của TikTok Shop.
Shopee với hệ sinh thái vững chắc, dù đạt mức tăng trưởng về doanh số 29,3% nhưng thị phần vẫn giảm nhẹ từ 68% xuống còn 62%, điều này cho thấy sức ép cạnh tranh trên thị trường TMĐT đang ngày càng lớn.
Ngược lại với TikTok Shop và Shopee, doanh thu của hai nền tảng lâu đời Lazada và Tiki sụt giảm nghiêm trọng. Theo Metric, so với quý I/2024, doanh số của Lazada trong quý I/2025 giảm tới 43,5%, Tiki lao dốc mạnh hơn với mức giảm 66,6%.
![]() |
Doanh số của bốn sàn TMĐT lớn của Việt Nam trong quý I/2025 so với quý I/2024. Nguồn: Metric.vn |
Với thâm niên trong nghiên cứu hành vi mua sắm, tiêu dùng Tiến sĩ Khúc Đại Long (Khoa Marketing, trường Đại học Thương mại) nhận định: Chính sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng, đặc biệt ở nhóm khách hàng trẻ là yếu tố then chốt khiến Lazada và Tiki mất dần thị phần. Người tiêu dùng hiện nay không chỉ tìm kiếm sản phẩm mà còn mong đợi một trải nghiệm mua sắm gắn liền với yếu tố giải trí, tương tác và khám phá.
Trong khi TikTok Shop tận dụng tối đa xu hướng này với video ngắn, livestream bán hàng và nội dung cá nhân hóa thì Lazada và Tiki vẫn chủ yếu vận hành theo mô hình TMĐT truyền thống, tập trung vào tìm kiếm sản phẩm, đặt hàng và giao nhận.
“Việc duy trì mô hình cũ khiến Lazada và Tiki trở nên “lạc nhịp” với xu hướng tiêu dùng mới. Trải nghiệm mua sắm trên Lazada và Tiki giờ đây đã không còn hấp dẫn người tiêu dùng, nhất là thế hệ trẻ - nhóm khách hàng đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trên thị trường TMĐT”, Tiến sĩ Khúc Đại Long nhận định.
Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT, vốn cũng là một trong những vấn đề lớn đối với các sàn TMĐT nội địa, bao gồm cả Lazada và Tiki.
“Để khẳng định vị thế, phát triển bền vững, các sàn TMĐT nội địa luôn phải thay đổi chiến lược, đầu tư, đổi mới công nghệ. Theo đó, các sàn TMĐT cần nguồn vốn rất lớn. Tuy nhiên, trong thực tế, gọi vốn là vấn đề thường thấy khi các nền tảng, sàn TMĐT nội địa phát triển dự án”, ông Dũng chia sẻ.
Cơ hội rà soát và thay đổi
Theo Tiến sĩ Võ Thy Trang - chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh (Khoa Kinh tế, Học viện Tài chính), bên cạnh yếu tố người dùng, Lazada và Tiki hiện nay còn đối diện với việc giữ chân nhà bán hàng. Chính sách hoa hồng, chiết khấu, hỗ trợ vận hành và marketing của hai nền tảng này có dấu hiệu kém cạnh tranh hơn so với Shopee và TikTok Shop.
“Nhà bán hàng có xu hướng chọn những nền tảng giúp họ tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn, đồng nghĩa với việc lượng sản phẩm, dịch vụ trên Lazada và Tiki suy giảm, kéo theo sức hút đối với người mua giảm”, bà Trang phân tích.
![]() |
Thị phần của 4 “ông lớn” lĩnh vực TMĐT Việt Nam (so sánh quý I/2025 với quý I/2024). Nguồn: Metric.vn. |
Sự tụt dốc của Lazada và Tiki không chỉ là hồi chuông cảnh báo, mà còn là cơ hội để Lazada và Tiki nhìn nhận lại toàn bộ chiến lược phát triển, tối ưu hiệu quả người dùng và nâng cao hiệu quả kênh bán nếu muốn giữ vững vị trí trên bản đồ TMĐT Việt Nam.
Lazada từng là sàn TMĐT phục vụ phân khúc trung - cao cấp với những chiến dịch tập trung vào trải nghiệm và chất lượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, chuyển hướng sang ưu tiên giá cả và khuyến mãi. Điều này khiến chiến lược của Lazada không còn phù hợp với thực tế thị trường.
Tương tự, Tiki vốn nổi bật với cam kết giao hàng nhanh và sản phẩm chính hãng, giờ đây cũng không còn duy trì được lợi thế cạnh tranh tuyệt đối. Trong khi đó, các đối thủ lớn như Shopee và TikTok Shop đã cải thiện về năng lực logistics và chính sách đảm bảo chất lượng, lấn át sự khác biệt vốn có của Tiki.
Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, để lấy lại vị thế trên bản đồ TMĐT Việt Nam, thời gian tới, các sàn TMĐT nội địa, bao gồm cả Lazada và Tiki cần nhanh chóng đổi mới, đầu tư vào công nghệ, áp dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu trải nghiệm người dùng; kết hợp giải trí vào mua sắm, đẩy mạnh các hoạt động livestream, video giới thiệu sản phẩm.
Bên cạnh đó, các sàn TMĐT Việt Nam nói chung, Lazada và Tiki nói riêng cần tiếp tục cải thiện chính sách cho nhà bán hàng. Tập trung hỗ trợ chi phí, đẩy mạnh công cụ marketing nội sàn, tăng tốc dịch vụ logistics. Đồng thời, phân tích lại phân khúc khách hàng mục tiêu để lựa chọn chiến lược phù hợp với bối cảnh mới.
“Với sự ưu việt, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp các nhà bán hàng cung cấp hàng hoá, sản phẩm đến người dùng qua các nền tảng, sàn TMĐT nhanh chóng và hiệu quả. Trí tuệ nhân tạo cũng giúp các nền tảng, sàn TMĐT tiết giảm chi phí, hạn chế tối đa tình trạng vi phạm bản quyền…”, ông Dũng nhấn mạnh.
Tin liên quan

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin
09:00 | 05/07/2025 Thương mại điện tử

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật
10:14 | 04/07/2025 Thương mại điện tử

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm
09:00 | 04/07/2025 Thương mại điện tử

Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử
08:27 | 03/07/2025 Thương mại điện tử

Sơn La tăng tốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
20:00 | 02/07/2025 Thương mại điện tử

Hàng loạt thủ tục thương mại điện tử được giao về địa phương giải quyết
15:30 | 02/07/2025 Thương mại điện tử

Thanh Hóa kiểm soát chuỗi giá trị, mở rộng thị trường số
08:55 | 02/07/2025 Thương mại điện tử

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử
08:00 | 02/07/2025 Thương mại điện tử

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử
20:00 | 01/07/2025 Thương mại điện tử

Cơ hội tiếp cận hệ sinh thái thương mại điện tử toàn cầu cho SME Việt Nam
09:49 | 01/07/2025 Thương mại điện tử

Nâng chất sản phẩm, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử
17:07 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Mỗi ngày người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng mua sắm online
16:39 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Doanh nghiệp góp ý xây dựng Luật Thương mại điện tử
10:41 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Dữ liệu livestream bán hàng trên nền tảng số bắt buộc phải lưu trữ 3 năm
08:00 | 28/06/2025 Thương mại điện tử

TP Hồ Chí Minh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ lên sàn thương mại điện tử
17:11 | 27/06/2025 Thương mại điện tử

Siết chặt điều kiện vận hành nền tảng thương mại điện tử
15:15 | 27/06/2025 Thương mại điện tử
Tin mới

Giá Đô la Mỹ trong nước tiếp tục biến động ngược chiều với giá thế giới

Công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng nội địa dẫn dắt tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025

Cảnh sát biển quyết liệt phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Giá vàng trong nước tháng 6/2025 hạ nhiệt, giảm 1,27% so với tháng 5/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics