Facebook Twitter youtube Tiktok

Thương mại điện tử: Đòn bẩy xuất khẩu hàng Việt

Tỷ trọng thương mại điện tử (TMĐT) hiện nay chiếm 2/3 giá trị của nền kinh tế số Việt Nam. Dự báo, giá trị xuất khẩu TMĐT B2C tại Việt Nam có thể đạt 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027.
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới “Bắt tay” ngăn hàng giả trên nền tảng thương mại điện tử Sàn thương mại điện tử được nộp thuế thay theo phương thức điện tử
Thương mại điện tử: Đòn bẩy xuất khẩu hàng Việt
Năm 2024, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023. Nguồn: Internet

Thương mại điện tử rộng mở cánh cửa cho hàng Việt

Theo Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương), năm 2024, quy mô thị trường TMĐT vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Tỷ trọng của TMĐT chiếm 2/3 giá trị của nền kinh tế số Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng của TMĐT, kinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, thuộc Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới, tạo động lực phát triển kinh tế số và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Báo cáo từ Amazon Global Selling Việt Nam, trong năm 2023, hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đã được xuất khẩu, giá trị xuất khẩu tăng 50% và số lượng đối tác bán hàng tăng 40%. Nếu các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ Việt Nam được trang bị đầy đủ và tăng tốc xuất khẩu qua TMĐT, giá trị xuất khẩu TMĐT B2C (các giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với đối tượng khách hàng là những cá nhân qua nền tảng Internet) tại Việt Nam có thể đạt 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027.

Như vậy, TMĐT không chỉ đóng vai trò cốt lõi trong nền kinh tế số Việt Nam, mà còn là công cụ quan trọng giúp mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT xuyên biên giới, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu, gia tăng sức cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Tổng kết Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc giai đoạn 2021 - 2025 ban hành tại Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, Cục TMĐT và Kinh tế số đã xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026 - 2030. Hiện nay, Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2026 - 2030 đang được Bộ Công Thương trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cầu nối giúp hàng Việt ra "biển lớn"

Theo báo cáo của Cognitive Market Research, quy mô thị trường TMĐT xuyên biên giới toàn cầu năm 2024 đạt 791,5 tỷ USD và dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm 30,50% trong giai đoạn 2024 - 2031. Nhận thấy tiềm năng này, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đang tập trung xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT xuyên biên giới như một công cụ mở rộng thị trường.

Nếu các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ Việt Nam được trang bị đầy đủ và tăng tốc xuất khẩu qua TMĐT, giá trị xuất khẩu TMĐT B2C tại Việt Nam có thể đạt 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027.

Với những ưu điểm vượt trội, TMĐT xuyên biên giới đã trở thành bệ phóng giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh, xây dựng thương hiệu toàn cầu và phát triển bền vững. Việc tận dụng các nền tảng TMĐT quốc tế không chỉ mang lại doanh thu, mà còn giúp nâng cao vị thế hàng Việt trên trường quốc tế.

Ông Jason Bay, Giám đốc Quốc gia (thị trường Việt Nam) của Tập đoàn Sea Limited cho biết, doanh nghiệp Việt có lợi thế về chi phí sản xuất, giúp tăng tính cạnh tranh khi xuất khẩu qua TMĐT xuyên biên giới.

Các nền tảng TMĐT toàn cầu như Amazon, eBay, Alibaba, Shopee, Lazada... giúp doanh nghiệp Việt kết nối với hàng tỷ người tiêu dùng trên thế giới, đặc biệt là tại các thị trường phát triển như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và khu vực ASEAN.

Thực tế cho thấy, trong 5 năm triển khai TMĐT xuyên biên giới trên Amazon (2019 - 2023), số lượng sản phẩm từ các doanh nghiệp Việt Nam bán ra đã tăng hơn 300%. Điều này cho thấy sức hút mạnh mẽ của hàng hóa Việt trên thị trường quốc tế khi tận dụng các nền tảng TMĐT.

Nhìn chung, TMĐT không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí mà còn mang lại hiệu quả cao hơn trong xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối với khách hàng toàn cầu và cải thiện quy trình bán hàng. Đây là công cụ quan trọng để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thâm nhập thị trường quốc tế mà không đòi hỏi nguồn vốn lớn.

TMĐT xuyên biên giới trở thành một giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao năng lực sản xuất và gia tăng giá trị thương hiệu hàng Việt trên thị trường quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, cùng với các hiệp định FTA thế hệ mới, cùng với chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, doanh nghiệp có thể tận dụng các lợi thế này để giảm thiểu rủi ro, gia tăng cơ hội mở rộng thị trường qua TMĐT.

Việt Nam hiện nay đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) như: CPTPP, EVFTA, RCEP, mang lại những ưu đãi thuế quan lớn, giúp doanh nghiệp dễ dàng xuất khẩu sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh. Trong khi, Việt Nam là một nền kinh tế xuất khẩu với thế mạnh về các ngành hàng như dệt may, da giày, gạo, nông sản... Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển TMĐT xuyên biên giới.

Trang Anh

Tin liên quan

Doanh nghiệp FDI chiếm 71,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước

Doanh nghiệp FDI chiếm 71,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước

Số liệu thống kê mới nhất của Cục Hải quan cho thấy, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Đến 15/3, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 162 tỷ USD

Đến 15/3, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 162 tỷ USD

Thống kê mới của Cục Hải quan (Bộ Tài chính) ghi nhận tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đến 15/3 đạt 162,8 tỷ USD.
Sàn thương mại điện tử được nộp thuế thay theo phương thức điện tử

Sàn thương mại điện tử được nộp thuế thay theo phương thức điện tử

Cục Thuế (Bộ Tài chính) đã chuẩn bị về mặt ứng dụng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các sàn thương mại điện tử (TMĐT), các hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT chủ động kê khai, nộp thuế một cách thuận tiện theo các phương thức điện tử.
cty-tan-hiep-phat
peugeot-viet-nam
cty-tan-hiep-phat
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh trong ngày đầu tháng 4/2025

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh trong ngày đầu tháng 4/2025

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh, đạt ngưỡng cao kỷ lục.
Từ vụ Kẹo rau củ Kera: Cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo trên mạng xã hội

Từ vụ Kẹo rau củ Kera: Cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo trên mạng xã hội

Công ty kẹo rau củ Kera bị phạt 125 triệu đồng do buôn bán hàng hóa có nhãn không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc.
Máy đào bitcoin không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

Máy đào bitcoin không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đề nghị Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp nghiên cứu, phân tích, phân loại, áp mã HS cụ thể đối với mặt hàng máy đào Bitcoin.
Các công ty xây dựng uy tín vươn mình khi thị trường được “tái sinh”

Các công ty xây dựng uy tín vươn mình khi thị trường được “tái sinh”

Giai đoạn 2024-2025 được kỳ vọng là giai đoạn “tái sinh” ấn tượng của ngành xây dựng với một loạt tín hiệu lạc quan.
Mỗi năm cần hoàn thành 150.000 căn nhà ở xã hội mới đạt mục tiêu đề ra

Mỗi năm cần hoàn thành 150.000 căn nhà ở xã hội mới đạt mục tiêu đề ra

Phát triển các dự án nhà ở xã hội dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng so với yêu cầu và mục tiêu của Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội thì vẫn chưa đáp ứng được.
(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025

Hết tháng 2/2025 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 127,07 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
Phiên bản di động