Doanh nhân cùng cả nước vượt khó
Sản xuất bộ quần áo bảo hộ y tế phòng dịch tại TNG chi nhánh Thời trang. Ảnh: TNG |
Khẳng định vai trò tiên phong
Sau lưng doanh nhân không chỉ là người lao động mà còn là cả gia đình của họ. Vì vậy, chỉ khi những người chủ doanh nghiệp trụ vững thì người lao động mới có cơ hội kiếm sống. Không chỉ nhiều đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ “ngấm đòn” vì những ảnh hưởng từ dịch Covid-19, mà các doanh nghiệp lớn cũng lao đao, do doanh thu sụt giảm. Hơn ai hết, những người “đứng mũi chịu sào”-những doanh nhân phải đối mặt trước thực trạng buộc phải cho người lao động nghỉ việc nhưng vẫn phải cố gắng đảm bảo trả lương cho người lao động, ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng
“Thuyền to thì sóng lớn”! Những cánh chim đầu đàn trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam không những vượt qua thách thức mà còn thể hiện sự sẵn sàng chia sẻ với những khó khăn của nền kinh tế.
Là một “ông lớn” trong ngành giao thông, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng cho biết, qua đại dịch Covid-19, chúng tôi biết mình cần làm gì để chung tay xây dựng, tháo gỡ khó khăn kinh tế từ hệ lụy do dịch bệnh gây ra. Không có gì thiết thực hơn là việc tập trung hoàn thành các dự án đang triển khai, sớm đưa vào vận hành như đã cam kết.
“Là một công dân - doanh nhân Việt, tôi sẽ mở rộng vòng tay liên doanh, liên kết, chia sẻ kinh nghiệm và cộng đồng trách nhiệm để tạo ra các chuỗi cung ứng phù hợp, giảm thiểu chi phí vô hình, sánh vai cùng đất nước vượt qua khó khăn”, ông Hồ Minh Hoàng nhấn mạnh.
Nhiều doanh nhân cho rằng, Covid-19 tạo ra nhiều thách thức, nhưng cũng là lúc thời điểm tốt để rà soát các bất cập, tiến hành cải cách quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ tăng cường tính cạnh tranh và hiệu quả quản lý. Lúc này, điều quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp, doanh nhân là phải cùng nhau hợp lực, tìm quyết sách đột phá trên cơ sở đồng cảm và chia sẻ với nhau, mở rộng mạng lưới liên kết cũng như các cơ hội đầu tư từ đó vượt sóng Covid-19. Ngoài ra, việc đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, hay phát triển thêm sản phẩm mới cũng là những lựa chọn sáng suốt của nhiều doanh nhân “đàn anh, đàn chị”.
Chia sẻ về câu chuyện của mình, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Tập đoàn TNG cho biết, TNG hiện nay có tới 16.000 nhân công, những năm qua chế độ đãi ngộ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động. Mặc dù Covid-19 diễn ra khiến tình hình kinh doanh khó khăn, các đơn hàng từ nước ngoài bị hủy…, tuy nhiên, với tinh thần luôn cố gắng vượt qua mọi hoàn cảnh như Bác Hồ đã dạy, chúng tôi đã tìm kiếm những cơ hội để “vượt khó”.
“Cũng từ đó, TNG tìm thấy cơ hội đến từ làm khẩu trang. Đây không chỉ là con đường giúp chúng tôi giải quyết được vấn đề doanh thu mà luôn tạo được công ăn việc làm cho người dân ngay cả trong thời kỳ khó khăn. Khi mà hàng loạt người lao động phải đối mặt với cảnh thất nghiệp thì người lao động của TNG không một ngày nghỉ bởi đơn hàng về khẩu trang, đồ bảo hộ y tế, tiền lương trả cho công nhân còn cao hơn trước dịch”, ông Thời nhấn mạnh.
Đồng lòng, sát cánh cùng đất nước chống dịch
Không chỉ đóng vai trò tiên phong trong mặt trận kinh tế, nhiều doanh nhân cũng đóng vai trò tiên phong trong việc sát cánh cùng đất nước, cùng người dân trong cuộc chiến chống Covid-19 với nhiều hoạt động hỗ trợ, ủng hộ đất nước. Thể hiện rõ tinh thần tiên phong trong vai trò chống dịch, doanh nhân Nguyễn Văn Thời đã đại diện cho TNG ủng hộ tỉnh Thái Nguyên 1 tỷ đồng để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trao tặng tỉnh Thái Nguyên 10.000 chiếc khẩu trang nano kháng khuẩn và 100 bộ quần áo bảo hộ y tế phòng dịch, do chính Công ty sản xuất, để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cho biết, thời gian qua, cả thế giới đã ghi nhận thành tích của Việt Nam trong công cuộc phòng chống Covid 19, khẳng định uy tín của Việt Nam trên thế giới.
Ông Đỗ Quang Hiển và các doanh nhân trong hệ sinh thái của mình đã đi đầu trong các cuộc vận động ủng hộ an sinh xã hội. Lấy triết lý “phát triển doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội” làm kim chỉ nam cho hoạt động, trong hành trình hình thành và phát triển, Tập đoàn T&T Group, Ngân hàng SHB và doanh nhân Đỗ Quang Hiển luôn quan tâm đến đời sống người dân cả nước. Cụ thể, SHB đã tích cực triển khai gói tín dụng quy mô 25.000 tỷ đồng với nhiều ưu đãi về lãi suất cho vay, phí dịch vụ ngân hàng, đặc biệt giảm lãi suất cho vay tối thiểu 2%/năm so với lãi suất thông thường cho cả khách hàng hiện hữu và mới gặp khó khăn bởi dịch. Ngoài các gói ưu đãi lãi suất, SHB vẫn tiếp tục triển khai các phương án cơ cấu nợ, giãn nợ và giữ nguyên nhóm nợ cũng như các phương án miễn giảm lãi, phí đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch.
Không chỉ chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế, T&T Group cũng là một doanh nghiệp tiên phong chung tay cùng Chính phủ và người dân cả nước trong các hoạt động phòng chống đại dịch Covid-19 với tổng số tiền hỗ trợ lên tới gần 60 tỷ đồng. Trong đó, mới nhất là khoản ủng hộ 6,1 tỷ đồng cho ba địa phương miền Trung đang phải căng mình chống dịch là Đà Nẵng, Quảng Nam, và Quảng Ngãi.
Cũng có cùng triết lý kinh doanh giống doanh nhân Đỗ Quang Hiển, rất nhiều doanh nhân Việt khác đã và đang chung tay góp sức mình, chung vai cùng đất nước trong công cuộc chiến đấu với đại dịch. Ngay từ tháng 2 khi dự báo dịch bệnh Covid-19 sẽ diễn biến phức tạp, Quỹ đổi mới sáng tạo (VINIF), Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn - VINBDI (thuộc Tập đoàn Vingroup) đã ký kết tài trợ 3 dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) với tổng số tiền 20 tỷ đồng.
Chương trình nhằm đẩy mạnh các biện pháp khẩn cấp phòng chống sự lây lan của dịch bệnh, cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh báo sớm, hướng tới chăm sóc, điều trị và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đây cũng là lần đầu tiên Bộ Khoa học - Công nghệ huy động nguồn lực xã hội hóa để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đột xuất trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Vingroup là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên chung tay cùng nhà nước trong việc đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Mới đây, Tập đoàn Vingroup hỗ trợ 125 tỷ đồng bằng máy thở, máy xét nghiệm, bộ sinh phẩm xét nghiệm và nghiên cứu SARS-CoV-2.
Hàng loạt DN khác cũng chung tay ủng hộ các cơ quan nhà nước để phòng chống dịch bệnh. Không chỉ ủng hộ 25 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19 và 5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn, ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương đã sử dụng mặt bằng siêu thị miễn thuế Mộc Bài hỗ trợ miễn phí cho tỉnh Tây Ninh làm khu cách ly. Hay Tập đoàn Novaland ủng hộ gần 6 tỷ đồng, trích từ ngân sách tập đoàn và sự đóng góp của toàn thể cán bộ, nhân viên; Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) ủng hộ 10 tỷ đồng mua vật tư thiết bị sinh phẩm y tế phục vụ công tác xét nghiệm, phát hiện nhanh virus Corona chủng mới; Tập đoàn Hòa Phát cũng ủng hộ 5 tỷ đồng chuyển tới quỹ của Bộ Y tế và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương...
Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc May 10: Nâng cao khả năng thích ứng của Doanh nghiệp Với tinh thần vượt khó, trong giai đoạn dịch bệnh, chúng tôi đã đưa quyết sách chưa từng có trong tiền lệ, đó là khi mặt hàng truyền thống bị sụt giảm nghiêm trọng, có chủng loại giảm tới 50%, chúng tôi không có con đường nào khác trong tìm kiếm mở rộng đơn hàng, chuyển sang sản phẩm bảo hộ y tế và khẩu trang y tế. Với quyết sách diễn ra rất nhanh, với tinh thần vượt khó và với nền móng thương hiệu May 10 luôn trưởng thành trong khó khăn, nếu như trước đây để phát triển một dự án thì riêng trên giấy đã phải mất 3 tháng, khi đi vào hoàn thành mất thêm 6 tháng nữa, nhưng riêng dự án chuyển đổi sang khẩu trang y tế chỉ mất trong 45 ngày. Trong 2 tháng, doanh thu của riêng mặt hàng khẩu trang, chưa kể bộ đồ phòng chống dịch đã bằng tổng doanh thu 2 tháng của những năm trước khi chưa có đại dịch. Qua câu chuyện này, chúng tôi đánh giá khả năng thích ứng với tình hình mới, khả năng linh hoạt, khả năng chuyển đổi và khả năng kiểm soát rủi ro khi chuyển đổi của DN trong những bối cảnh như đại dịch Covid-19 là những yếu tố quyết định giúp DN vượt qua khó khăn và tác động của dịch bệnh. Hiện nay, khái niệm bình thường mới đối với ngành may thể hiện ở chỗ, trước đây đơn hàng chúng tôi có thể ký trước 3-6 tháng, bây giờ có thể ký trước 3-6 ngày, hoặc hàng tuần. Chúng tôi phải chuyển đổi kế hoạch hành động, kế hoạch mục tiêu cũng như có những thay đổi trong chiến lược dài hạn, lí do vì đa phần thông tin cho dài hạn chưa có, nếu có thì xác suất sai khá cao. Chúng tôi có chiến lược dự báo trong trung hạn và dài hạn, nhưng kế hoạch hành động thì chúng tôi đang tính rất ngắn hạn, theo tuần hoặc theo ngày, thay vì theo tháng như trước đây. Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta (FMC): Vượt qua dịch bệnh, đón đầu cơ hội từ EVFTA Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FMC) đã có nhiều cách làm sáng tạo vượt qua dịch bệnh, ổn định sản xuất đồng thời đón đầu cơ hội từ EVFTA. Đầu tháng 2, khi Covid-19 có xu thế lây nhiễm khá mạnh, việc đầu tiên FMC thực hành “dọn sạch” kho hàng hoá. Kết quả rất khả quan, so với năm 2019 lượng hàng tồn kho giảm ngay trên 40%. Việc này có ý nghĩa giảm tiền vay ngân hàng, đồng thời giảm thiểu rủi ro hàng giảm giá khi Covid-19 lan rộng làm giảm sức cầu. Việc tiếp theo, DN hết sức quan tâm, đó là duy trì liên lạc thường xuyên khách hàng từ các thị trường. Song song, cập nhật thông tin thường xuyên về tình hình Covid-19, nhất là các nước tiêu thụ nhiều hàng hoá của DN. Nhờ đó, DN nắm tình hình, đánh giá đúng diễn biến, chuẩn bị các nguồn lực phù hợp từng đơn hàng. Với cách làm này, DN không có lô hàng nào sản xuất dở dang bị khách hàng huỷ hợp đồng, không làm DN bị kẹt hàng trong kho, kẹt vốn lưu động, giảm thiểu rủi ro. Ngày 18/10 tới, FMC sẽ tổ chức Đại hội cổ đông bất thường để tăng vốn điều lệ 20%, đồng thời bàn chiến lược kinh doanh, trong đó đẩy mạnh xuất khẩu vào EU. FMC sẽ tập trung đánh giá khả năng tổ chức nuôi tôm, có nhiều nguyên liệu đạt chuẩn vào thị trường EU, bởi vì thị trường này có lợi thế do thuế về bằng 0 hoặc giảm theo lộ trình. Hiện FMC có nhiều cơ hội để phát triển xuất khẩu vào EU. Đây là cũng là một trong 3 thị trường xuất khẩu tôm chủ lực của FMC. Để chuẩn bị cho việc tái cơ cấu, FMC dự định thành lập Công ty Khang An với mục đích, phát triển mạnh hơn mảng nông sản chế biến, phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Lê Thu (ghi) Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: Mong muốn môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện Đảng và Chính phủ hãy tin vào cộng đồng doanh nhân Việt Nam, bởi sức chịu đựng của doanh nhân Việt Nam rất lớn. Doanh nhân Việt Nam có sức chịu đựng, có tham vọng, có quyết tâm, kể cả những thời kỳ chiến tranh khốc liệt chúng ta vẫn vượt qua được. Đại dịch Covid-19 mặc dù tác động nghiêm trọng rất lớn tới doanh nghiệp song cơ hội không phải là không có. Vì vậy, giới doanh nhân cần phải tận dụng được cơ hội thật nhanh, nếu không sẽ bỏ lỡ các cơ hội hiếm có. Và chúng tôi cũng mong muốn Đảng và Chính phủ cần tăng tốc cải thiện môi trường đầu tư, minh bạch, thể chế đến mức hết sức có thể, tạo điều kiện cho chúng tôi vượt qua được cơn bão đại dịch lần này. Xuân Thảo (ghi) |
Tin liên quan
Bà Mai Kiều Liên và những câu nói gắn liền với thương hiệu nữ doanh nhân quyền lực của châu Á
11:52 | 13/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đại biểu doanh nhân tiêu biểu
21:38 | 11/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Văn hoá doanh nghiệp khơi dậy động lực thúc đẩy sáng tạo
14:15 | 11/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK