Doanh nghiệp Việt “gồng mình” đưa hàng vào siêu thị - Bài 2: Khó khăn bủa vây
![]() | Doanh nghiệp Việt “gồng mình” đưa hàng vào siêu thị - Bài 1: Hàng Việt lép vế trên kệ siêu thị |
![]() | Đưa hàng Việt ra nước ngoài qua các kênh phân phối hiện đại |
![]() |
Việt Nam có nhiều DN sản xuất sản phẩm thời trang, tuy nhiên con đường vào siêu thị của các DN này cũng không hề dễ dàng Ảnh: H.Dịu |
Bị cản đường vì chiết khấu
Là DN chuyên sản xuất và cung cấp các mặt hàng thủy hải sản, sau nhiều lần đàm phán, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại thủy sản Hùng Phát vẫn chưa thể “bước chân” vào siêu thị. Chia sẻ về nguyên nhân, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Giám đốc Công ty cho biết, để vào được siêu thị, DN phải chấp nhận mức chiết khấu cao. Hơn nữa, hàng hóa đem vào siêu thị được bán theo kiểu ký gửi nên DN phải chấp nhận thanh toán chậm, một tháng được thanh toán từ 1-2 lần. Ngoài ra, sản phẩm của DN còn mất thêm chi phí về đóng gói, thay bao bì mới, quà tặng sinh nhật, hỗ trợ bán hàng, chạy khuyến mãi…
“Khi so sánh với việc đưa hàng vào bán trong siêu thị thì việc bán qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của riêng DN sẽ giúp chúng tôi vừa cân đối được nguồn hàng, nguồn vốn, vừa chủ động được trong việc thay thế mẫu mã hay cải tiến sản phẩm cũ. Tuy nhiên, vấn đề nan giải hiện nay là chúng tôi vẫn chưa đủ vốn để xây dựng được một chuỗi cửa hàng giới thiệu sản phẩm mà mới chỉ mở được một cửa hàng đầu tiên”, bà Hồng chia sẻ.
Tương tự, ông Phạm Anh Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Nông sản Dũng Hậu cũng đang “đau đầu” để giải bài toán chi phí chiết khấu thương mại, chi phí quảng cáo, khuyến mãi… khi đàm phán đưa hàng vào siêu thị. Bởi mức chiết khấu này có sự khác nhau giữa các siêu thị, không những chưa phù hợp mà sẽ còn có sự thay đổi hàng năm, không chỉ cố định ở mức ban đầu.
Với những chi phí và điều kiện trên, không phải DN nào cũng có thể đáp ứng nhất là thực trạng phần nhiều DN ở nước ta là DN nhỏ, thiếu thốn về vốn liếng. Bên cạnh những trở ngại về chi phí chiết khấu ở mức khá cao, muốn đưa hàng vào siêu thị, các DN còn phải cung cấp rất nhiều giấy tờ, trải qua nhiều thủ tục. Ông Phạm Anh Dũng cho biết, là DN thu mua nông sản của nông dân về sau đó chế biến thành phẩm nên DN phải cung cấp cho siêu thị các loại giấy tờ như: Giấy tờ như đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, bản báo giá, các chứng nhận tiêu chuẩn (ISO) của sản phẩm… Hơn nữa, một số DN cho biết, DN còn phải cung cấp thêm quy trình sản xuất; kế hoạch kiểm soát chất lượng và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý… tùy theo yêu cầu mà siêu thị đưa ra.
Yếu và thiếu
Kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc, số lượng DN ngày càng đông đảo, đa dạng về quy mô và phương thức kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế lâu nay là các DN Việt Nam có tới 97% là DN nhỏ và vừa, năng lực sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa tập trung xây dựng thương hiệu, thiếu và yếu về nguồn vốn, tài chính, công nghệ, nhân lực.
Nói về khó khăn, thiếu thốn của ngành hàng dệt may khi muốn bán hàng tại siêu thị Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, hàng may mặc sản xuất từ ASEAN nhập khẩu vào Việt Nam có thuế nhập khẩu rất thấp hoặc 0%. Trong khi đó hàng may mặc Việt Nam bán trong nước lại nhập khẩu nguyên phụ liệu hầu hết từ Trung Quốc và các nước ngoài ASEAN nên thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu khá cao. Hơn nữa, hàng may mặc Việt Nam đang phải chịu sức ép từ việc tăng lương, các loại phí dịch vụ tăng cao nên dẫn tới giá thành sản phẩm cũng tăng theo. Đây là nguyên nhân làm cho sản phẩm may mặc Việt Nam còn kém cạnh tranh về giá.
Hơn nữa, theo nhiều chuyên gia kinh tế, “ý thức” trong sản xuất, kinh doanh của các DN Việt Nam cũng là vấn đề cần phải thay đổi. Đó là sự thiếu chuyên nghiệp, làm ăn chụp giật, thậm chí là gian dối, trà trộn hàng chất lượng kém để thu lợi. Bên cạnh đó, DN Việt Nam vẫn còn thờ ơ hoặc không đủ điều kiện để tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá, giới thiệu hàng Việt hay đẩy mạnh khâu kết nối tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, chất lượng, mẫu mã cũng như tính ổn định của sản phẩm Việt đã trở thành một trong những nguyên nhân khiến nhiều siêu thị “lắc đầu” không chấp nhận.
Nói về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hồng cho rằng, trong khi các DN lớn và có thương hiệu dễ dàng đưa hàng vào siêu thị thì những DN quy mô nhỏ, siêu nhỏ có rất ít cơ hội tiếp cận thành công với các siêu thị. Những mặt hàng vào được siêu thị phải là những mặt hàng đến từ những nhà cung cấp nổi trội nhất, đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng, mẫu mã, giá cả và năng lực cung ứng. Chính vì vậy, một chuyên gia kinh tế đã nhận xét, cứ 10 DN sản xuất Việt Nam thì chỉ có một DN có khả năng đưa được hàng vào siêu thị, nhất là những siêu thị ngoại.
Các DN đánh giá, siêu thị là một kênh phân phối giúp quảng bá thương hiệu và sản phẩm đến người tiêu dùng một cách rộng rãi và dễ dàng nhất. Vì thế, nhiều DN phải cố bám trụ và tìm những chính sách phù hợp để sản phẩm của mình có thể cạnh tranh và được trưng bày trong siêu thị ở những vị trí thuận lợi nhất. Tuy nhiên, đường vào siêu thị của các DN Việt Nam luôn gập ghềnh, DN Việt Nam đang chịu nhiều sức ép trong cuộc chiến giành thị phần: bị ép giá, chiếm dụng vốn… Nhiều khó khăn bủa vây đã và đang khiến hàng Việt ngày càng “rơi rụng” ở các quầy kệ siêu thị. Do đó, vấn đề này cần sự thay đổi, vào cuộc của các cơ quan chức năng và từ ý thức bản thân đội ngũ DN để không bị “thua ngay trên sân nhà”.
GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội): Hàng Việt nói chung hiện vẫn gặp nhiều khó khăn khi tham gia được vào chuỗi, hệ thống phân phối, siêu thị lớn. Lý do đầu tiên là chất lượng, sau đó là thương hiệu hàng hóa chưa đủ tầm để được đưa vào mạng lưới phân phối. Chất lượng, mẫu mã cũng như tính ổn định của sản phẩm Việt rất hạn chế. |
(Bài 3: Thành quả trên con đường nhiều chông gai)
Tin liên quan

Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
08:45 | 14/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Cần mạnh dạn giao doanh nghiệp nội triển khai các dự án trọng điểm
21:12 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

SelectUSA 2025 - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, mở rộng đầu tư tại Mỹ
21:03 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng
14:36 | 14/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Giá thuê căn hộ dịch vụ hạng B có xu hướng tăng
07:23 | 14/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tân Cảng Cát Lái tiếp nhận 4 hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid
15:38 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024
10:38 | 12/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao
08:41 | 11/05/2025 Nhịp sống thị trường

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ
08:35 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
08:32 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động
12:32 | 10/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động
15:11 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart
10:15 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá xăng dầu đồng loạt giảm
08:37 | 09/05/2025 Nhịp sống thị trường

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”
15:44 | 08/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
20:43 | 07/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Tăng thuế thuốc lá là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia

Chi cục Thuế khu vực XI tập huấn và đối thoại chính sách thuế 2025

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng

Thủ tướng: Phải ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt tình trạng buôn lậu, hàng giả

Đặc sản Ninh Thuận lên sàn thương mại điện tử

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Chi cục Thuế khu vực XI tập huấn và đối thoại chính sách thuế 2025

Sẵn sàng triển khai truyền nhận thông tin tạm hoãn xuất cảnh theo phương thức điện tử

Hải quan Thái Bình tổ chức Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025 – 2027

4 tháng thu vào ngân sách hơn 30 nghìn tỷ đồng nợ thuế

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Khôi phục mở thông tàu khách liên vận quốc tế qua cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng

Rộng cửa xuất khẩu cá tra sang Brazil

Mỹ không áp thuế chống bán phá giá đối với ống thép Hòa Phát

Hải Phòng: Khánh thành 2 bến cảng hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu

Xuất khẩu đạt 140 tỷ USD, tăng hơn 16 tỷ USD

Sửa Thông tư quy định về nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng

Thủ tướng: Phải ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt tình trạng buôn lậu, hàng giả

Tạm giữ 60 tấn đường nghi vi phạm nguồn gốc và nhãn mác

Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

Khởi tố nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm liên quan vụ sản xuất, buôn bán hàng giả tại Công ty MediPhar

Phát hiện hơn 67 tấn phân bón giả mạo nhãn hiệu

Tăng thuế thuốc lá là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia

Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất
