Doanh nghiệp Việt “gồng mình” đưa hàng vào siêu thị - Bài 1: Hàng Việt lép vế trên kệ siêu thị
Không phải mặt hàng nào có thương hiệu Việt, người tiêu dùng cũng dễ tìm thấy trong các siêu thị . Ảnh: H.Dịu. |
“Miếng bánh” thị trường bán lẻ Việt Nam đang không ngừng mở rộng, nhưng nó đang được chia phần cho nhiều “đại gia” trong và ngoài nước. Việc ngày càng có nhiều “đại gia” ngoại tham gia vào thị trường bán lẻ liệu có là một rào cản để hàng hóa trong nước tiếp cận hệ thống siêu thị?
Cách đây không lâu, đại diện siêu thị BigC cho biết, tỷ lệ hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị này luôn duy trì trên 90% trên tổng các loại mặt hàng đang kinh doanh. Câu trả lời này cũng tương tự với nhiều siêu thị trong và ngoài nước khác tại Việt Nam. Điều này có thể hiểu là số lượng hàng ngoại chỉ chiếm khoảng trên dưới 10%. Nhưng nhìn sâu vào thực tế sẽ hiểu được con số 90% này thực tế ra sao, bởi đây có thể là tính đến hàng loạt sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam nhưng không hẳn là thương hiệu của người Việt.
Theo quan sát của phóng viên, tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội), các thương hiệu "thuần Việt" vẫn chưa thật sự nổi bật, trừ những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thực phẩm khô. Trong khi đó, ngay cạnh những quầy hàng thực phẩm khô là quầy hàng bánh kẹo, có thể dễ dàng thấy được sự lép vế của hàng Việt. Khu vực bánh quy vẫn nổi lên là các thương hiệu của Jack&Jill (thương hiệu từ Thái Lan), hay những sản phẩm nhập khẩu từ Đức, Malaysia, "may mắn" là sản phẩm của Kinh Đô cũng khá nổi bật với nhiều phân khúc sản phẩm. Tuy nhiên, với sản phẩm snack thì các nhãn hàng của Oishi, Orion... gần như chiếm ưu thế tuyệt đối. Còn các sản phẩm socola đã trở thành sân chơi riêng của các sản phẩm ngoại nhập, tuyệt nhiên không hề thấy bóng dáng hàng Việt Nam.
Tại siêu thị Lotte mart Đống Đa (Hà Nội), có thể dễ dàng nhận thấy sự chiếm ưu thế của hàng nông sản, thực phẩm tươi sống Việt Nam tại hệ thống siêu thị này, nhưng các sản phẩm khác như mì ăn liền, hóa mỹ phẩm... tuy đã được phân theo từng khu, từng nhãn hiệu nhưng vẫn rất khó để người mua chọn lựa và so sánh giữa các sản phẩm. Người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận thấy, tại quầy bán nước giải khát, nổi bật nhất vẫn là những sản phẩm của Pepsi, Coca Cola hay Nestle… Còn ở những quầy hàng hóa mỹ phẩm, các sản phẩm dầu gội, sữa tắm, nước giặt, kem đánh răng… vẫn chủ yếu của các thương hiệu như Unilever, P&G, LG… Hay ở những mặt hàng thực phẩm thức ăn nhanh, được bày bán nhiều và rộng rãi nhất vẫn là những sản phẩm của Oishi, Pepsico… cùng một loạt sản phẩm được nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Những sản phẩm của Hàn Quốc tuy có giá thành đắt hơn nhưng luôn được trình bày bắt mắt, có quầy hàng riêng, ở một khu vực riêng, vị trí dễ nhận thấy, sản phẩm đẹp và độc đáo. Anh Nguyễn Anh Dũng (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Trong siêu thị tôi thường thấy những sản phẩm đến từ nước ngoài hay của các thương hiệu nước ngoài bao giờ cũng hút mắt hơn các sản phẩm trong nước. Không những thế, các sản phẩm này cũng rất hay có các chương trình khuyến mãi hay có quà tặng kèm nên luôn được gia đình tôi ưu tiên lựa chọn".
Theo chị Phương Dung (Đống Đa, Hà Nội), do gia đình ở ngay gần siêu thị Lotte nên chị thường xuyên đi siêu thị này để mua đồ cho gia đình. “Không phải mặt hàng Việt Nam nào cũng có thể dễ dàng tìm thấy ở siêu thị này. Đơn cử như gia đình tôi rất hay sử dụng sản phẩm nước rửa chén Mỹ Hảo, nhưng tại siêu thị Lotte, tôi không thể tìm thấy bất cứ sản phẩm nào của Mỹ Hảo”, chị Dung nói.
Đáng nói, không chỉ nhiều thương hiệu Việt khó “chen chân” vào siêu thị mà hàng Việt còn thường xuyên bị khuất lấp so với hàng ngoại nhập hoặc hàng của thương hiệu nước ngoài. Theo quan sát của phóng viên tại một số siêu thị, hàng Việt chủ yếu chiếm ưu thế ở các quầy hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, sữa tươi, đồ dùng gia đình, may mặc… Ở một siêu thị khác trên quận Cầu Giấy (Hà Nội) khi phóng viên bước vào quầy hàng hóa mỹ phẩm nổi bật nhất và nhiều nhất là những sản phẩm đến từ Unilever và một vài thương hiệu nước ngoài khác, phải nhìn kỹ phóng viên mới thấy được thêm sản phẩm nước rửa chén Shiny của một DN Việt Nam. Những mặt hàng này thường được xếp “chen chúc” trên các kệ hàng, ở phía trong hoặc “nép mình” sau những sản phẩm nhập khẩu hoặc của thương hiệu nước ngoài. Chỉ một số ít mặt hàng của các thương hiệu lớn như Vinamilk, TH… là được bày bán bắt mắt hơn với khu kệ riêng.
(Bài 2: Khó khăn bủa vây)
Tin liên quan
Doanh nghiệp hợp tác với các nhà cung cấp giao hàng xuyên Tết
14:19 | 18/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đảm bảo bình ổn giá, chất lượng hàng hoá phục vụ Tết 2025
16:10 | 13/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hàng Việt Nam: Chinh phục khách ngoại trên hệ thống siêu thị
15:00 | 08/12/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp trước cơ hội mới trong xuất khẩu xanh, bền vững
08:12 | 27/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
20:29 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học
16:25 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan chung tay xây dựng thêm 3 ngôi nhà mơ ước
09:17 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Generali Việt Nam được vinh danh Top 10 sản phẩm dịch vụ tin dùng năm 2024
07:49 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp tại cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài
14:26 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”
11:01 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
10:18 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển xanh bền vững: Động lực mới cho ngành bán lẻ
08:30 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thẻ tín dụng quốc tế SHB được vinh danh “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”
13:41 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
10:25 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
09:09 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới
08:54 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Quảng Ngãi: Giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp chế xuất
Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nội Bài: “Chốt chặn” ma túy qua đường hàng không
Kết quả tích cực trong triển khai hoá đơn điện tử
Tìm “kịch bản” lạc quan cho lãi suất năm 2025
Doanh nghiệp trước cơ hội mới trong xuất khẩu xanh, bền vững
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics