Doanh nghiệp cần nắm vững quy định để được thông quan các chất khó phân hủy
![]() | Lưu ý về thủ tục nhập khẩu các chất khó phân hủy |
![]() | Chung tay quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy |
![]() | Khó cưỡng chế hãng tàu không tiêu hủy phế thải |
Ngày 4/11, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Hướng dẫn các quy định về nhập khẩu, sản xuất, sử dụng chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị chứa chất ô nhiễm khó phân hủy”.
![]() |
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI phát biểu tại hội thảo. Ảnh: H.Dịu |
Hội thảo nhằm phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức triển khai có hiệu quả các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy (gọi tắt là chất POP) và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị chứa chất ô nhiễm khó phân hủy, đánh giá nhu cầu nhập khẩu, sử dụng và thay thế các chất POP trong các ngành/lĩnh vực sản xuất; thủ tục đăng ký miễn trừ chất POP...
Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm khó phân hủy (chất POP) được các quốc gia ký kết và phê chuẩn thực hiện nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, đa dạng sinh học và môi trường sống trước những nguy cơ, rủi ro do các chất POP gây ra. Công ước Stockholm quy định việc ngừng sản xuất, cấm sử dụng, hạn chế sử dụng và tiến tới tiêu hủy hoàn toàn một số chất POP do con người tạo ra, đồng thời, thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu liên tục sự phát sinh không chủ định các chất POP từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dân sinh hoặc xử lý chất thải. Từ năm 2002, Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ước Stockholm. Để đáp ứng yêu cầu của Công ước, đồng thời thể hiện cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm tại Việt Nam vào tháng 8/2006, nhằm quản lý an toàn, giảm thiểu và tiến tới loại bỏ các chất ô nhiễm khó phân hủy tại Việt Nam. |
Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, các hoạt động kiểm soát các chất ô nhiễm khó phân hủy và các hóa chất độc hại khác để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người hiện là một vấn đề cấp thiết trên thế giới, đã và đang nhận được sự quan tâm ngày càng của cộng đồng quốc tế. Vì thế, hành động của cộng đồng doanh nghiệp vô cùng quan trọng trong việc hiện thực hóa các cam kết quốc gia.
Trong bối cảnh đó, ông Vinh cho rằng, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần có những động thái mạnh mẽ hơn để đảm bảo tính minh bạch, sự tuân thủ cao và cam kết hoàn thành trách nhiệm nhằm thúc đẩy tiến trình giảm thiểu các rủi ro môi trường và sức khỏe con người.
Cũng về vấn đề này, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường cho hay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nội luật hóa các quy định của Công ước Stockholm trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Nhờ đó, Việt Nam sẽ tăng cường vai trò và trách nhiệm trong việc quản lý các chất POP đối với Công ước Stockholm.
Ông Thức cho hay, trong 5 năm 2018-2022, Việt Nam đã nhập khẩu một số chất POP lên tới hàng nghìn tấn. Các chất này đã được quy định tại Danh mục các chất POP ban hành kèm Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Liên quan đến việc thực hiện thủ tục hải quan để nhập khẩu chất POP và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực điện - điện tử, sản xuất cao su, nhựa, thiết bị y tế, dược phẩm, mỹ phẩm, Nghị định 08 quy định, từ ngày 1/1/2023, thông báo chấp thuận đăng ký miễn trừ chất POP của Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ sở để cơ quan Hải quan xem xét, cho phép làm thủ tục hải quan đối với chất POP.
Vì thế, ông Hoàng Văn Thức lưu ý các doanh nghiệp nhập khẩu cần tìm hiểu và thực hiện đúng, nếu không sẽ bị xử phạt hoặc không đủ thủ tục thì hàng hóa về cảng sẽ không được thông quan.
Theo các ý kiến tại hội thảo, các doanh nghiệp cần nắm vững các quy định liên quan đến các chứng từ phải nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục hải quan; các doanh nghiệp rà soát đối chiếu việc thực hiện các thủ tục hành chính như: đăng ký miễn trừ, ghi nhãn, đánh giá sự phù hợp; trách nhiệm về sử dụng, kinh doanh các mặt hàng này…
Ngoài ra, theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, các doanh nghiệp, chuyên gia cần nghiên cứu các quy định, nhất là danh mục các chất POP để tiếp tục có ý kiến, góp ý đến cơ quan chức năng. Hiện các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với các cơ quan liên quan, trong đó có Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính để ban hành quy chuẩn, quy định về ngưỡng giới hạn trong việc sử dụng chất POP, lấy thông tin doanh nghiệp nhập khẩu chất POP để ban hành báo cáo quốc gia về sử dụng chất POP vào tháng 12 tới nhằm có bức tranh tổng thể cho quản lý doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu...
Cũng tại hội thảo, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam đã giới thiệu về chính sách cho vay ưu đãi đối với dự án liên quan đến chất POP. Quỹ này là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, nên các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có dự án đầu tư bảo vệ môi trường sẽ được vay vốn với lãi suất ưu đãu 2,6%/năm và 3,6% năm, tối đa 10 năm, số tiền vay bằng 80% tổng mức đầu tư dự án, bảo lãnh bằng tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh của ngân hàng.
Tin liên quan

Khô dầu hạt cải là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện
15:09 | 03/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hải quan khu vực III tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống Ecus6
10:46 | 03/07/2025 Hải quan

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm
16:29 | 02/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch
21:00 | 02/07/2025 Xu hướng

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?
20:49 | 02/07/2025 Xu hướng

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
14:33 | 01/07/2025 Xu hướng

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật
13:49 | 30/06/2025 Xu hướng

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu
13:40 | 30/06/2025 Cần biết

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
12:30 | 28/06/2025 Xu hướng

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững
10:22 | 28/06/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%
15:49 | 27/06/2025 Cần biết

Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ
11:02 | 27/06/2025 Xu hướng

Nam Á – thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt
20:52 | 26/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Chưa hết nửa năm, nhập khẩu gần 100.000 ô tô
14:47 | 26/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Cơ hội bứt phá của cá tra Việt khi Hoa Kỳ áp mức thuế 0%
14:13 | 26/06/2025 Xu hướng

Bình Dương thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp thế hệ mới
17:32 | 25/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

Vận chuyển ma túy qua đường hàng không lĩnh án chung thân

Cao điểm chống buôn lậu, Hải quan xử lý 93 vụ vi phạm trị giá hơn 1.600 tỷ đồng

Hải quan khu vực V công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

(INFOGRAPHICS) Địa bàn quản lý của 29 thuế cơ sở thuộc Thuế TP. Hồ Chí Minh

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Hải quan khu vực V công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

(INFOGRAPHICS) Địa bàn quản lý của 29 thuế cơ sở thuộc Thuế TP. Hồ Chí Minh

Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Công chức thuế cần chủ động đồng hành, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bằng tinh thần cầu thị

Hải quan khu vực III tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống Ecus6

6 tháng đầu năm, Hải quan thu ngân sách đạt 222.749 tỷ đồng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Viettel khởi công biểu tượng công nghệ mới bên sông Hàn

Batdongsan.com.vn được vinh danh là nền tảng công nghệ bất động sản số 1 Việt Nam

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

Khô dầu hạt cải là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện

Quy định giao dịch điện tử đối với hàng XNK và phương tiện XNC, quá cảnh

Mở rộng diện ưu đãi thuế nhập khẩu để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ

Những điểm mới cần lưu ý khi triển khai thực hiện quy định về xử lý vi phạm hành chính

Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế

Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam

Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử

Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật

Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử

8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 4 công ty bị thu hồi

Sơn La tăng tốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Ngành sản xuất Việt vẫn loay hoay với bài toán giữ đà hay gãy đà?

Thêm một loại hình mới giúp giảm áp lực giá bất động sản vùng đô thị

Các đại dự án bất động sản: Cú hích mới cho thị trường phát triển

C.P. Việt Nam không vi phạm quy định về an toàn thực phẩm khi cung cấp thịt heo, thịt gà

Chủ động ứng phó khi thị trường xăng dầu biến động
