Dệt may đi theo thị trường ngách
Thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dệt may từ đầu năm đến ngày 15-8 đạt 13,666 tỷ USD. Chỉ tính riêng tháng 7, kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng 12,7% đạt 2,393 tỷ USD.
Như vậy, với tốc độ này trong 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu dệt may hoàn toàn có thể đạt khoảng 15 tỷ USD như số liệu ước tính mà Tổng cục Thống kê mới công bố.
Xét về thị trường, Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn nhất sản phẩm dệt may của Việt Nam, 7 tháng đầu năm xuất khẩu sang thị trường này đạt gần 6,3 tỷ USD, chiếm tới 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước, tăng 13,24% so với cùng kỳ năm 2014. Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 của hàng dệt may Việt Nam, (chiếm 11,76% trong tổng kim ngạch, với trên 1,48 tỷ USD, tăng 5,19%); Tiếp theo là Hàn Quốc (chiếm 7,43%, với 937,75 triệu USD, tăng nhẹ 1,74% so cùng kỳ).
Xét về thị phần, hiện nay Việt Nam là quốc gia có thị phần lớn thứ hai tại Mỹ, đứng thứ hai tại Nhật Bản và thứ tư tại EU. Đó là 3 khu vực tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới và đáng mừng là dệt may Việt Nam đã đạt được vị trí tốt tại những khu vực này.
Có thể thấy, dệt may đã và đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn được Nhà nước ưu tiên nhiều chính sách phát triển. Điều này càng thể hiện rõ hơn khi các hiệp định thương mại tự do đều lấy ngành dệt may là ngành lợi ích cốt lõi như Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)…
Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, năm nay là một năm khá thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam, khi quá trình đàm phán một số hiệp định thương mại kết thúc, cơ hội cho ngành dệt may ngày càng nhiều hơn.
Ví dụ như khi TPP được ký kết và có hiệu lực, khoảng 1.000 dòng thuế nhập khẩu dệt may sẽ cắt giảm dần về 0%, thay vì 17-20% như hiện nay. Theo đó, các doanh nghiệp đã tính toán, khả năng tăng trưởng xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ tăng lên mức 15%/năm, gần gấp đôi so với mức 7-8%/năm hiện tại.
Với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Kinh tế Á-Âu, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng khoảng 50% trong năm đầu tiên, và khoảng 20% trong năm tiếp theo. Trong vòng từ 3 đến 5 năm tới, Việt Nam có thể vươn lên đạt mức kim ngạch xuất khẩu tương đương với các nước Bangladesh, Ấn Độ và nằm trong top 5 các nước xuất khẩu dệt may vào Liên minh Kinh tế Á-Âu.
Dù các hiệp định thương mại trên chưa chính thức đi vào thực hiện nhưng mục tiêu 27-27,5 tỷ USD của ngành dệt may trong năm nay vẫn có thể hoàn thành.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, để đạt được mục tiêu đề ra, ngành dệt may sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc tìm kiếm những thị trường mới, cơ hội mới, thỏa thuận ở mức cao với những tập đoàn lớn để có đơn hàng tập trung hơn trong những tháng cuối năm.
Theo ông Trường, do đặc thù địa chính trị, Việt Nam ở cạnh Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, với quy mô thị phần ở tất cả các thị trường thường chiếm tới 50%, thậm chí chiếm 70% thị trường Nhật Bản.
Vì thế, muốn cạnh tranh được với Trung Quốc và có sự tăng trưởng về thị phần, Việt Nam phải chọn được thị trường ngách hợp lý mà người Việt có năng lực cạnh tranh tốt.
Đó là lựa chọn đơn hàng dệt may đòi hỏi chất lượng, kỹ thuật cao; chọn đơn hàng có kích cỡ trung bình và nhỏ cho phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ của Việt Nam để tấn công; loại hàng yêu cầu thời gian giao hàng nhanh để tập trung vào kỹ năng nghề của người lao động và giúp cho các dịch vụ của doanh nghiệp tiến xa hơn trong thị trường.
Tin liên quan
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
15:45 | 27/12/2024 Kinh tế
Tìm “kịch bản” lạc quan cho lãi suất năm 2025
08:49 | 27/12/2024 Kinh tế
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
16:24 | 26/12/2024 Kinh tế
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
16:20 | 26/12/2024 Kinh tế
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
10:47 | 26/12/2024 Kinh tế
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
06:57 | 26/12/2024 Kinh tế
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%
06:55 | 26/12/2024 Kinh tế
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
Khởi tố 3 đối tượng về tội buôn bán hơn 30.000 bao thuốc lá nhập lậu
Jaecoo J7 PHEV: Lựa chọn xanh cho tương lai bền vững
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics