Để giá xăng dầu vận động theo cơ chế thị trường
Hiện nay việc trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thực hiện đồng thời với kỳ điều hành giá cơ sở. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Quỹ bình ổn giá không đạt hiệu quả như mong muốn
Hiện nay, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có tầm quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế. Quỹ bình ổn giá là một công cụ để Nhà nước có thể ổn định giá xăng dầu khi có diễn biến bất thường từ giá cả trên thế giới, tránh những bất ổn trong đời sống của người dân.
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Tô Hoài Nam cho rằng, khi một nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì việc xóa bỏ Quỹ bình ổn giá xăng, dầu là việc tất yếu. Tuy nhiên, với cơ chế điều hành thị trường xăng, dầu của Việt Nam ở thời điểm này thì việc xóa bỏ Quỹ bình ổn giá cần phải cân nhắc kỹ. Thực tế xăng, dầu là mặt hàng thiết yếu nên Nhà nước muốn quản lý xăng, dầu thì phải có công cụ để điều khiển, can thiệp trong trường hợp giá tăng sốc, hỗ trợ điều hành giá tốt hơn. |
Quỹ bình ổn giá xăng dầu được lập tại doanh nghiệp khi được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm trích lập, chi sử dụng, báo cáo, công khai về Quỹ bình ổn giá xăng dầu và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo quy định. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm lựa chọn, mở tài khoản theo dõi riêng về Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (ngân hàng); có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của ngân hàng nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu đến Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) và công bố thông tin theo quy định. Quỹ bình ổn giá xăng dầu được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể là 300 đồng/lít đối với các loại xăng, các loại dầu diesel, dầu hỏa và 300 đồng/kg đối với các loại dầu mazut ở nhiệt độ thực tế tiêu thụ tại thị trường nội địa và được xác định là một yếu tố cấu thành giá cơ sở và giá bán của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Việc trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thực hiện đồng thời với kỳ điều hành giá cơ sở.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, hiện Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang không đạt hiệu quả như mong muốn.
Trước thực tế này, tại Dự thảo tờ trình Luật Giá (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định về lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Theo Bộ Tài chính, khi gắn với quy định đưa xăng dầu vào diện quản lý theo giá tham chiếu thì hoàn toàn có thể xem xét bỏ Quỹ bình ổn giá, giúp giá xăng dầu vận động theo cơ chế thị trường. Sau khi bỏ Quỹ bình ổn giá, nếu giá xăng dầu tăng quá cao hoặc giảm quá thấp ảnh hưởng đến kinh tế xã hội hoặc trong các trường hợp khẩn cấp, cơ quan chức năng sẽ triển khai bình ổn giá theo các bước: kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hóa tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có để xác định nguyên nhân làm cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp bình ổn giá phù hợp, quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp bình ổn giá theo quy định.
Xem xét kĩ việc bỏ Quỹ bình ổn giá
Đánh giá về đề xuất này, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, xăng dầu cần sớm tiến tới vận hành theo cơ chế thị trường. Cơ quan quản lý nếu có thể can thiệp điều tiết, bù giá thì chỉ nên dựa vào ngân sách thông qua việc giảm thu các khoản phí, thuế từ xăng dầu.
“Bản chất Quỹ bình ổn giá là người dân nộp tiền trước để bình ổn cho chính mình. Khi giá xăng dầu tăng cao, phần quỹ đã được tạm ứng cho vào giá, đẩy rủi ro về phía doanh nghiệp. Khi giá xăng cao, nhiều doanh nghiệp đầu mối xăng dầu âm quỹ cả trăm tỷ đồng. Vì vậy đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá phù hợp với thực tế”, ông Tuấn nói.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, khi cân nhắc vấn đề bỏ Quỹ bình ổn giá thì cần xem xét dưới nhiều góc độ. Thứ nhất, với chủ thể là doanh nghiệp, việc trích quỹ không mang lại cho họ thêm lợi nhuận, trong khi việc chi quỹ lại gây áp lực, khi thời điểm giá xăng dầu tăng cao và tăng mạnh như thời gian vừa qua, trường hợp quỹ bị âm thì doanh nghiệp phải "gồng mình" chi quỹ, thậm chí là vay ngân hàng bù vào, ảnh hưởng tới nguồn vốn kinh doanh. Còn khi giá xăng dầu xuống thấp, doanh nghiệp lại "mang tiếng" với người tiêu dùng vì giá sẽ giảm chậm do phải trích lập quỹ, bù đắp cho phần quỹ âm trước đó.
Với chủ thể thứ hai là khách hàng, việc trích quỹ là điều không ai mong muốn, vì thực chất, quỹ lấy từ tiền trong túi họ. Khi giá xăng tăng cao, số tiền đã trích được chi ra để trừ vào giá xăng nhằm bình ổn giá. Tuy nhiên, việc trích quỹ và chi quỹ vô hình trung “cào bằng”, vì có những khách hàng là doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều xăng dầu vào thời điểm trích quỹ, nhưng đến thời điểm chi quỹ, thì do tính chất thời vụ, họ lại không sử dụng nhiều nhiên liệu. Như vậy, họ sẽ bị thiệt và cũng chẳng mặn mà, vui vẻ gì khi phải trích quỹ.
Còn với chủ thể điều tiết là Nhà nước, Quỹ bình ổn giá là một công cụ để kiềm chế giá, kiềm chế lạm phát cả trực tiếp và gián tiếp. Nó sẽ thực sự là một công cụ hiệu quả nếu Quỹ bình ổn giá xăng dầu thể hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nó là làm cho giá xăng ổn định quanh một mức trung bình nào đó, không bị tăng quá sốc hoặc không giảm quá mạnh. Nếu làm tốt sẽ không gây ra cú sốc cho nền kinh tế mỗi khi thị trường có biến động lớn, còn về mặt dài hạn, nó không làm giảm chi phí xăng dầu cho người tiêu dùng.
Theo ông Ngô Trí Long, với cách điều hành giá 10 ngày như hiện nay, hoặc 15 ngày trước đó, việc duy trì Quỹ bình ổn giá là cần thiết để giúp cho Nhà nước điều tiết giá xăng dầu. Tuy nhiên đến thời điểm này, Bộ Công thương đã đề xuất sẽ thực hiện rút ngắn kỳ điều hành xăng dầu xuống 2-3 ngày, nghĩa là để giá biến động theo thị trường thì việc duy trì Quỹ bình ổn giá là không cần thiết.
Tin liên quan
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics