Covid-19 tái định hình vị thế các nước trên toàn cầu
Hàn Quốc là ví dụ điển hình cho việc kiểm soát dịch bệnh thành công qua việc xét nghiệm trên diện rộng |
Một số quốc gia sẽ trỗi dậy từ cuộc khủng hoảng bằng nguồn nhân lực, bằng các ngành kinh tế và bằng thể chế chính trị hầu như còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, cũng sẽ có nhiều nước khác phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề về con người và tài chính ở mức độ chưa từng thấy trong nhiều thế hệ. Sự khác biệt về kết quả đạt được sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo của giới cầm quyền. Dịch bệnh không phân biệt biên giới, khác biệt nằm ở cách phản ứng của mỗi quốc gia. Có những nước như Hàn Quốc và Singapore đã tiến hành xét nghiệm đại trà, trong khi một số quốc gia khác như Mỹ lại chậm trễ trong công tác này. Một số quốc gia áp dụng các quy định về giãn cách xã hội ngay khi xuất hiện những ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên, trong khi nhiều nước khác lại trì hoãn hoặc có kế hoạch đẩy nhanh cái gọi là “miễn dịch cộng đồng”. Cũng giống như trên chiến trường, những quyết định về y tế công cộng sẽ đem đến những hệ quả lâu dài mang tính sinh tử.
Nguồn lực của các quốc gia sẽ ảnh hưởng đến cách họ chọn để chống lại dịch bệnh này, và tất nhiên, những nước nghèo nhất sẽ trở thành những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Xuất phát điểm và nguy cơ bị tổn thương giữa các nước là khác nhau, song tất cả đều có một điểm chung là vai trò của người lãnh đạo. Các nước thành công sẽ là những nước chứng tỏ được vai trò lãnh đạo hiệu quả trong việc theo đuổi 5 nhiệm vụ then chốt là dập dịch, tái phân bổ nguồn lực, bảo vệ việc làm cho người lao động, mở rộng mạng lưới an sinh xã hội và hợp tác quốc tế. Dù tương đồng về vị trí địa lý, song Canada kiểm soát đại dịch Covid-19 tốt hơn hẳn so với Mỹ; Đức làm tốt hơn Italy; và Argentina ứng phó hiệu quả hơn Brazil; trong khi Na Uy làm phẳng đường cong biểu đồ dịch bệnh nhanh hơn Thụy Điển.
Trước hết, các quốc gia chỉ có thể thành công khi họ sử dụng các phương tiện khoa học để giải quyết dịch bệnh. Các quy định phong tỏa và giãn cách xã hội sáng suốt, bao gồm cả yêu cầu sử dụng khẩu trang, đã tạo ra sự khác biệt tại một số quốc gia.
Thứ hai, các quốc gia nhanh chóng tái phân bổ nguồn lực bằng cách huy động nguồn dự trữ quốc phòng, xây dựng bệnh viện dã chiến, hoặc chuyển đổi một số hoạt động công nghiệp sang sản xuất máy trợ thở và dụng cụ bảo hộ… sẽ ở vào điều kiện tốt nhất để tái khởi động nền kinh tế khi khủng hoảng qua đi. Dù không phải các quốc gia đều sở hữu nguồn lực tài chính và y tế như nhau, song nước nào nhanh chóng điều hướng tất cả các nguồn lực sẵn có để chống dịch chắc chắn sẽ phục hồi nhanh hơn.
Thứ ba, những quốc gia mở rộng mạng lưới an sinh xã hội cho những người yếu thế nhất sẽ ứng phó hiệu quả hơn so với những nước có hệ thống phúc lợi và chăm sóc y tế mang tính phân biệt giàu nghèo. Xét nghiệm miễn phí và chăm sóc y tế cho người nghèo, cùng với các biện pháp tương tự khác để mở rộng phạm vi chăm sóc y tế là giải pháp cần thiết để bảo vệ lực lượng lao động. Nếu lực lượng nhân công này gặp các vấn đề về sức khỏe và không được điều trị y tế thì cả chuỗi cung ứng cùng sự thịnh vượng chắc chắn cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng.
Thứ tư, một thực tế ngày càng rõ ràng là những hậu quả kinh tế của cuộc khủng hoảng này sẽ vẫn tồn tại ngay cả khi người ta phát triển thành công vaccine. Hoạt động kinh tế đang chững lại khi nhiều doanh nghiệp bị phá sản và phải sa thải công nhân, dẫn tới cung cầu giảm sút và có nguy cơ làm bùng lên một đợt suy thoái toàn cầu. Cách tối ưu để đảm bảo các nước sẵn sàng khôi phục sản xuất sau khủng hoảng là việc giữ chân người lao động thông qua những khoản trợ cấp thu nhập có đảm bảo, như những gì Anh, Đan Mạch và Thụy Điển đã thực hiện.
Cuối cùng, nỗ lực vượt qua suy thoái và tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu sẽ cần đến sự hợp tác quốc tế. Việc chia sẻ dữ liệu về xu hướng lây lan, nguồn cung y tế và phương thức chữa trị sẽ là vấn đề then chốt nhằm đảm bảo các nguồn lực được bố trí đến những nơi đang có nhu cầu lớn nhất. Thế giới đang ở vào một bước ngoặt lịch sử, làm nổi bật vai trò lãnh đạo sáng suốt dựa trên nền tảng khoa học. Khi nhìn lại cuộc khủng hoảng này, người ta sẽ không hỏi vì sao các quốc gia lại có những biện pháp quá mạnh mẽ và gấp rút, mà sẽ thắc mắc lý do gì khiến một số nước lại quá hời hợt hay mất quá nhiều thời gian để hành động.
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống COVID-19
18:04 | 29/10/2023 Sự kiện - Vấn đề
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tăng nguồn lực cho đấu tranh phòng, chống ma túy
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK