Các thể chế tài chính quốc tế cảnh báo dịch Covid-19 gây ra thách thức lớn đối với kinh tế toàn cầu
Nền kinh tế thế giới đối mặt với thách thức mang tên Covid-19. |
Chỉ số chứng khoán của các nền kinh tế lớn Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), châu Á liên tục sụt giảm; giá dầu thế giới giảm 26% xuống mức thấp nhất trong 18 năm qua; nhiều ngành kinh tế chủ chốt như xuất - nhập khẩu, du lịch chịu thiệt hại nặng; hoạt động sản xuất và dịch vụ tại nhiều nước bị “tê liệt”, có thể làm hàng chục triệu người mất việc làm....
Mới đây, Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cảnh báo dịch Covid-19 đã đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái tồi tệ tương tự hoặc thậm chí hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009. Song không giống như giai đoạn phục hồi chậm chạp sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, bà Georgieva nói rằng kinh tế thế giới vào năm 2021 có thể ghi nhận "sự phục hồi đáng kể", song kịch bản này chỉ xảy ra khi các nước thành công kiểm soát sự lây lan dịch bệnh. Theo Tổng giám đốc IMF, điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra đối với nhiều thị trường mới nổi. Dù họ chưa trực tiếp chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19, các nước này đang hứng chịu tình trạng thoái vốn, nhu cầu về hàng xuất khẩu của họ giảm trong khi giá hàng hóa cũng giảm mạnh.
Còn Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo kinh tế cập nhật công bố mới đây, đã nhận định dịch Covid-19 sẽ khiến tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương cũng như Trung Quốc chậm lại đáng kể, trong đó kinh tế Trung Quốc có thể đình trệ.
Theo nhà kinh tế trưởng của WB, Aaditya Mattoo, dịch bệnh đang gây ra một cú sốc chưa từng có trên toàn cầu, có thể dừng đà tăng trưởng kinh tế và làm gia tăng số người nghèo.
Theo WB, việc đưa ra các dự báo chính xác là điều khó khăn, do tình hình dịch bệnh diễn biến nhanh, nhưng tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực sẽ giảm xuống 2,1% năm 2020 theo kịch bản lạc quan nhất và xuống -0,5% theo kịch bản bi quan hơn, so với mức tăng 5,8% ghi nhận trong năm 2019. Nếu không bao gồm Trung Quốc, khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 1,3% và -2,8% theo hai kịch bản. Tại Trung Quốc, nơi dịch khởi phát hồi tháng 12 năm ngoái, mức tăng trưởng được dự báo giảm xuống 2,3% trong năm nay trong kịch bản lạc quan nhất hoặc có thể xuống đến 0,1% trong tình huống xấu hơn, so với mức tăng trưởng 6,1% năm 2019.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 chỉ ở mức 2,4%, giảm 0,5% so với dự báo trước đó. Theo Bloomberg, trong kịch bản xấu nhất, GDP toàn cầu có thể giảm về 0% năm 2020. Ước tính, cần tới 26.000 tỷ USD, tương đương 30% GDP toàn cầu, để khôi phục kinh tế thế giới.
Lo ngại trước những tác động do Covid-19 gây ra, Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã công bố các gói cứu trợ nhằm làm giảm tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế. Ví dụ, Mỹ thông qua gói hỗ trợ kinh tế 2.000 tỷ USD; Pháp với gói hỗ trợ 45 tỷ euro (50,22 tỷ USD), Tây Ban Nha 200 tỷ euro (khoảng 219 tỷ USD), Nhật Bản với gói kích thích kinh tế khẩn cấp 989 tỷ USD...Bên cạnh đó, IMF và WB cam kết hỗ trợ các quốc gia giải quyết tác động kinh tế do dịch bệnh, đồng thời kêu gọi Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) giảm nợ cho các nước nghèo nhất nhằm giúp các nướcc này đối phó với các thách thức do dịch Covid-19 gây ra đồng thời có thêm thời gian để đánh giá tác động khủng hoảng cũng như nhu cầu tài chính của mình.
Tin liên quan
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics