Cơ hội sáng cho ngành thức ăn chăn nuôi trong giai đoạn bình thường mới
Doanh nghiệp FDI “kéo” thị trường
Theo báo cáo của Vietnam Report, thời gian qua, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Việt Nam đã tăng trưởng ngoạn mục, đạt bình quân từ 13%-15%/năm. Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp từ 10,8 triệu tấn năm 2010 đã tăng lên gần gấp đôi vào năm 2020, đạt 20,3 triệu tấn. Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, xếp trên cả Thái Lan và Indonesia. Để đạt được kết quả trên có phần đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Danh sách Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2021. Nguồn Vietnam Report |
Theo dữ liệu của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 7/2021, ngành thức ăn chăn nuôi có 265 doanh nghiệp, khối FDI có 89 doanh nghiệp, khối doanh nghiệp trong nước có 176 doanh nghiệp, nhưng sản lượng của doanh nghiệp FDI trong năm 2020 chiếm tới 59,8% trong khi doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 40,2%. Còn trong bảng xếp hạng top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2021 có tới 8 cái tên thuộc DN FDI gồm: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam; Công ty TNHH Cargill Việt Nam; Công ty TNHH CJ Vina Agri; Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam; Công ty TNHH De Heus; Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam; Công ty Cổ phần Việt Pháp Sản xuất Thức ăn Gia súc Proconco (Văn Phòng Masan); Công ty Cổ phần Tập đoàn Mavin.
Nguyên nhân được lý giải là do các doanh nghiệp FDI không chỉ vượt trội về thị phần mà hầu hết đều có chiến lược kinh doanh bài bản với chuỗi sản xuất kinh doanh khép kín và nguồn lực tài chính mạnh. Nhờ các thế mạnh trên mà năm 2021, mặc dù ngành thức ăn chăn nuôi cũng như nhiều ngành khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19; nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu bởi ngành vận tải biển và đường bộ gặp khó khăn do bị kiểm soát dịch bệnh, chi phí vận chuyển tăng cao dẫn đến chi phí nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng từ 20%-30% nhưng trong 10 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu vẫn tiếp tục gia tăng và đạt gần 4,14 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020.
Cần chuẩn bị tâm thế đón cơ hội
Mặc dù năm 2021 gặp không ít khó khăn nhưng khi được hỏi đánh giá về cơ hội phát triển trong năm 2022, nhiều doanh nghiệp tỏ ra lạc quan và cho rằng, cách điều hành phù hợp của Chính phủ là sống chung với Covid sẽ giúp các nhà hàng, bếp ăn, các nhà máy sản xuất hoạt động trở lại, nhu cầu thực phẩm sẽ tăng lên, và ngành thức ăn chăn nuôi cũng có triển vọng tốt hơn. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng xác định sống chung với Covid -19 nên sẽ nới lỏng vấn đề quản lý giúp cho chi phí vận tải biển giảm xuống. Kết quả khảo sát của Vietnam Report ghi nhận: 57,1% doanh nghiệp đánh giá tăng trưởng khả quan, tốt hơn một chút; 14,29% đánh giá duy trì tốc độ tăng trưởng và 28,57% đánh giá tăng trưởng sẽ thấp hơn một chút. Còn theo dự báo của Mordor Intelligence, thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam dự kiến đạt tốc độ CAGR là 4,6% trong giai đoạn 2021-2026, trong đó có sự đóng góp lớn của thị trường thức ăn gia cầm do ngày càng có nhiều người tiêu dùng ưa chuộng thịt gà, chim cút, thịt vịt và trứng. Trong năm 2020, thức ăn cho gia cầm đã đạt mức 10,7 triệu tấn, chiếm tỷ lệ 53,7%; thức ăn cho lợn chỉ chiếm 8,9 triệu tấn, tương đương đạt tỷ lệ 43,8% và thức ăn cho các loại vật nuôi khác chiếm 0,6 triệu tấn, đạt tỷ lệ 3,0% trong cơ cấu sản lượng thức ăn chăn nuôi. Còn OECD đưa ra dự báo, sản lượng tiêu thụ thịt gia cầm trong 10 năm tới tại Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng bình quân 2,9%/năm.
Top 5 giải pháp của doanh nghiệp TACN trong thời kỳ bình thường tiếp theo. Nguồn: Vietnam Report |
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để có thể tiếp tục phát triển trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi phải có sự chuẩn bị tốt cho những thách thức phía trước (đứt gãy chuỗi cung ứng; sự leo thang trong chi phí nguyên liệu; thay đổi thói quen người tiêu dùng; chi phí cho lưu thông, vận chuyển hàng hóa..). Kết quả khảo sát của Vietnam Report đã chỉ ra top 5 giải pháp cần cho doanh nghiệp ngành thức ăn chăn nuôi trong thời gian tới, đó là: nghiên cứu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi hữu cơ, đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn sinh học; đầu tư máy móc và dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi tự động hóa, đạt tiêu chuẩn quốc tế; phát triển tổ hợp mô hình an toàn sinh học; tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro tài chính, biến động giá và chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào; thực hiện M&A, tăng cường quan hệ hợp tác để mở rộng chuỗi kinh doanh.
So với kết quả khảo sát được thực hiện vào năm 2020, top 5 giải pháp của doanh nghiệp năm nay có thêm hai giải pháp mới được chú trọng là tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro tài chính, biến động giá và chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và thực hiện mua lại và sáp nhập, tăng cường quan hệ hợp tác để mở rộng chuỗi kinh doanh, Nguyên nhân là do năm 2020, cạnh tranh thị phần giữa các doanh nghiệp được cho là yếu tố ảnh hưởng nhất đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, còn trong năm nay và năm 2022, yếu tố cạnh tranh thị phần không đáng lo ngại bằng 3 yếu tố khác, đó là diễn biến dịch bệnh, khí hậu; biến động giá nguyên vật liệu đầu vào; khả năng hồi phục của nền kinh tế.
Tin liên quan
Áp dụng thuế nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: Khó vì vướng quy định chuyên ngành
13:20 | 11/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thức ăn chăn nuôi chứa tiền chất Axit Formic có bị “bơ vơ” trong quản lý?
07:45 | 14/05/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh để mở ra cơ hội xuất khẩu
08:54 | 07/03/2024 Kinh tế
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics