Gói hỗ trợ lãi suất 3-4%: Cần rút kinh nghiệm để tránh “vết xe đổ”
NHNN: Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm 1,55%/năm so với trước dịch | |
Lãi suất cho vay chưa giảm nhiều, khách hàng cá nhân bị "ngó lơ" | |
Lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng tiếp tục xu hướng giảm |
Việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất cần rút kinh nghiệm và bài học từ gói hỗ trợ năm 2009. Ảnh: ST |
Hơn 100.000 tỷ đồng sẽ được hỗ trợ lãi suất 3-4%
Tối 25/9, chia sẻ tại Đối thoại "Gói hỗ trợ lãi suất: Vốn phải đến đúng đích", ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, Chủ tịch Quốc hội đề xuất đưa ra gói hỗ trợ trên 2.000 tỷ đồng, tương đương 60.000-65.000 tỷ đồng dư nợ. Nhưng dự kiến gói này sẽ tăng lên khoảng 3.000 tỷ đồng, tương đương quy mô dư nợ hơn 100.000 tỷ đồng, lãi suất khoảng 3-4%/năm để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Hơn nữa, đại diện NHNN cho hay, quy mô gói hỗ trợ là 3.000 tỷ đồng nhưng cũng cần tính thêm các giải pháp từ trước đến nay mà ngành Ngân hàng đã thực hiện, có nhiều ngân hàng đã 3 lần hạ lãi suất từ khi có dịch đến nay. Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã vào cuộc nhiều và sớm để hỗ trợ doanh nghiệp. Lũy kế đến nay, các ngân hàng đã giảm lãi suất được trên 26.000 tỷ đồng – đồng nghĩa đây cũng là con số mà các ngân hàng đã chia sẻ lợi nhuận với người dân, doanh nghiệp. Nên nếu tính tất cả các biện pháp thì mức lãi suất còn được hỗ trợ nhiều hơn so với tính toán.
Tuy nhiên, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh doanh lại cho rằng, quy mô 3.000 tỷ đồng là quá nhỏ, “không thấm vào đâu” và không đủ để tạo sức bật cho nền kinh tế phục hồi.
Đặc biệt, vị chuyên gia này cũng phân tích một góc nhìn từ gói hỗ trợ lãi suất mà Chính phủ đã thực hiện vào năm 2009 để cứu nền kinh tế vì khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Theo đó, gói hỗ trợ này lên tới 19.000 tỷ đồng, doanh nghiệp được vay với lãi suất 4-5%/năm. Nhưng khi thực hiện lại khiến tăng trưởng tín dụng bị nới lỏng quá mức, lên tới 37,7% vào năm 2009, năm 2010 là 27,6%, năm 2011 giảm xuống 12% nhưng lại kéo lạm phát lên tới 18,5%, năm 2012 thì lạm phát là 9,2%... trong khi GDP tăng trưởng không nhiều do đã bị lạm phát xói mòn.
“Có thể thấy cách làm hồi 2009 là chủ quan, không đặt ra các “chốt” nêu trên từ đầu nên lợi cũng có nhưng không nhiều, mà hại rất lớn. Nhưng hiện nay, tôi ủng hộ việc thực hiện một gói hỗ trợ lãi suất nhưng cần cách làm thông minh, trên nền tảng rút ra bài học từ năm 2009, bằng cách dùng chính sách của NHNN để tạo điều kiện giảm lãi suất, cùng với đó là bảo đảm nguồn lực bằng cách phát hành trái phiếu hoặc sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ”. TS. Lê Xuân Nghĩa |
Vì thế, ông Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh thêm, khi thực hiện gói hỗ trợ này, Chính phủ cần rút kinh nghiệm, quan tâm đảm bảo 3 “chốt” an toàn cho nền kinh tế vĩ mô: một là tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý; hai là không để lạm phát lên quá cao, Quốc hội cho phép lạm phát dưới 4%, nhưng nếu áp dụng gói này chỉ chấp nhận tăng lên không qua 5%; ba là phải đảm bảo vấn đề về tỷ giá hối đoái, vì giảm lãi suất nhưng tỷ giá tăng sẽ gặp “rắc rối” với Mỹ về đánh giá thao túng tiền tệ.
Ngoài ra, ông Nghĩa cũng yêu cầu phải đảm bảo “chốt” vi mô, bởi gói hỗ trợ năm 2009 để lại hậu quả nặng nề đến nay vẫn chưa giải quyết hết, là các ngân hàng “0 đồng”, hàng loạt ngân hàng yếu kém phải chịu sát nhập… Bên cạnh đó cũng phải tính đến thanh khoản ngân hàng, tính toán kỹ lưỡng với các giải pháp về giãn, hoãn nợ mà NHNN đang thực hiện.
Công bằng cho tất cả doanh nghiệp
Cũng ủng hộ gói hỗ trợ này, theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, bối cảnh năm 2009 và 2021 khác nhau, 2009 là suy thoái kinh tế toán cầu, 2021 là dịch bệnh; 2009 cơ chế chính sách chưa phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng 2021 thì đã đảm bảo với các nguyên tắc an toàn, hiệu quả.
Tuy nhiên, để tiếp cận vốn thì doanh nghiệp nào cũng khó khăn, do tất cả doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nên ông Hùng cho rằng, cần biện pháp để các ngân hàng giảm chuẩn cho vay, hơn nữa là không nên phân biệt đối tượng được hưởng hỗ trợ về cả quy mô và loại hình hoạt động. Ngoài ra phải có chính sách để xác nhận rõ đối tượng được thụ hưởng, để còn đảm bảo công tác thanh kiểm tra sau này.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) cho hay, doanh thu của Vietravel trước đây vào khoản 7.000-8.000 tỷ đồng/năm, nhưng đến giờ này có thể không đạt được 10% số này.
Tuy nhiên, theo ông Kỳ, việc giảm lãi suất vẫn còn triển khai chậm, nhiều ngân hàng “lình xình” như “mắc dây thun”. Trong khi doanh nghiệp cũng như ngân hàng, lúc này chúng ta nên chia sẻ với nhau. Sản phẩm ngân hàng là tiền, doanh nghiệp dùng “oxy” đó để thở.
Do đó, các chuyên gia nhận định, gói hỗ trợ này cần tính toán kỹ lưỡng cả về thời hạn thực hiện; ngân sách và các ngân hàng thương mại cũng phải thanh toán sòng phẳng, thực hiện nghiêm túc và nhanh chóng…
Mặt khác, nếu gói giảm lãi suất này không có cơ chế riêng, cứ thực hiện theo các quy định, tiêu chuẩn hiện hành thì ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng không thể đáp ứng yêu cầu… Vì thế, NHNN và Bộ Tài chính cần ngồi lại với nhau để bàn bạc, xây dựng gói hỗ trợ lãi suất phù hợp.
Tin liên quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
08:43 | 23/12/2024 Hải quan
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics