CEAP- thách thức mới cho 7 ngành sản xuất xuất khẩu của Việt Nam
EVFTA thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng vọt Bước tiến mới trong truy xuất nguồn gốc thủy sản, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam |
Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm. |
Chia sẻ tại tọa đàm, “Kế hoạch của EU về kinh tế tuần hoàn (CEAP) và hệ lụy đối với doanh nghiệp Việt Nam”, tổ chức ngày 27/11, ông Đỗ Hữu Hưng, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, CEAP là một phần của Thỏa thuận xanh châu Âu. CEAP sẽ tác động đến 7 nhóm lĩnh vực chính, gồm: thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin, bao bì, nhựa, dệt may, da giày…
Quy định trọng tâm của CEAP liên quan đến thiết kế sinh thái, sản phẩm bền vững. Quy định này đã có hiệu lực từ tháng 7/2024.
“Những quy định này rất phức tạp. Các quy định của EU trong CEAP sẽ tác động trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam. Những sản phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn của EU sẽ không thể thâm nhập được vào thị trường EU, hải quan họ sẽ không cho thông quan”, ông Đỗ Hữu Hưng cho hay.
Tuy nhiên những quy định này cũng có thể tạo ra một số những cơ hội nhất định như có thể có những tệp khách hàng mới, về lâu dài sẽ thu được những hiệu suất kinh doanh sản xuất tốt và giảm được chi phí.
Đồng quan điểm, TS. Mai Thanh Dung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, CEAP sẽ tác động rất lớn đến các quốc gia đang tham gia vào thị trường châu Âu cũng như sắp tới có mong muốn thâm nhập vào thị trường châu Âu và Việt Nam là một trong số các quốc gia đó.
“Kế hoạch được ban hành là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Vì chúng ta cần nỗ lực để đạt được những điều kiện kế hoạch đặt ra, đặc biệt là bảy lĩnh vực nhóm ngành nghề bị tác động nhiều. Đây là những lĩnh vực đã có nhiều thành quả khi gia nhập được các thị trường và trong đó có thị trường châu Âu”, ông Mai Thanh Dung nêu và nhấn mạnh đây là thách thức các doanh nghiệp cần phải rất nỗ lực mới phát triển được tiếp việc xuất khẩu của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên đánh giá, kinh tế tuần hoàn và sản xuất xanh vừa là thách thức và đồng thời cũng là cơ hội. Cơ hội để doanh nghiệp phát triển, hội nhập với thế giới và đáp ứng các yêu cầu của thị trường hiện nay.
Sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của May Hưng Yên vào EU tăng gấp đôi, từ khoảng từ 20 triệu USD lên khoảng 40 triệu USD. Dù vậy, ngành dệt may phải đối diện với quy định về xuất xứ của thị trường nhập khẩu. Nếu như không đạt được yêu cầu về xuất xứ thì không thể thực hiện vào EU theo EVFTA và hưởng lợi về thuế quan được.
Chia sẻ về vấn đề tác động của các thỏa thuận xanh nói chung và CEAP nói riêng, ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng, yêu cầu của thị trường có tính quyết định, nếu không đáp ứng được thì không thể vào được thị trường. Do đó, doanh nghiệp đã có những hành động chuyển đổi như: chuyển đổi tất cả các lò hơi nước rẻ đốt than thành lò hơi điện, hay lắp đặt hệ thống điện áp mái trên tất cả nhà xưởng.
Theo đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, CEAP hay những quy định khác về EU vừa là thách thức, vừa là cơ hội đối với các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp có sự chuyển đổi tích cực và đạt được những tiêu chuẩn của EU sẽ mở ra được những cơ hội rất lớn để thâm nhập vào thị trường, tiếp cận những tệp khách hàng mới.
Để chuẩn bị tốt, doanh nghiệp cần tự trang bị những thông tin đầy đủ, đúng. Bởi, có thể sẽ có những giai đoạn thí điểm, sau đó thay đổi.
“Quy định đấy bây giờ như thế này nhưng sau này có thể mở rộng ra những lĩnh vực khác nên là các doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình những thông tin đúng và chính xác, đầy đủ. Chính vì vậy mà doanh nghiệp phải vạch ra được chiến lược cụ thể”, ông Đỗ Hữu Hưng lưu ý.
Tin liên quan
Giá nhà đất biến động mạnh có nguyên nhân do phương pháp định giá, giới đầu cơ "thổi giá"
21:30 | 27/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Chậm chân sẽ mất cơ hội
18:33 | 26/11/2024 Kinh tế
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
20:41 | 25/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp kho ngoại quan tối ưu chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:30 | 27/11/2024 Xuất nhập khẩu
Ưu tiên giải quyết cho các dự án nhà ở thương mại vừa túi tiền
13:06 | 27/11/2024 Kinh tế
Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh sản phẩm sơmi rơmoóc từ Việt Nam
10:37 | 27/11/2024 Kinh tế
Khởi công dự án logistics phục vụ hàng xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
10:35 | 27/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt trước “cơn lốc” thương mại điện tử xuyên biên giới
08:00 | 27/11/2024 Kinh tế
Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh
14:35 | 26/11/2024 Kinh tế
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Giải bài toán quy hoạch và kết nối
13:16 | 26/11/2024 Kinh tế
Sắp có nhóm hàng nhập khẩu cán mốc 100 tỷ USD
10:49 | 26/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tháo gỡ vướng mắc thực hiện gỡ thẻ vàng IUU
08:30 | 26/11/2024 Kinh tế
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
18:35 | 25/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
CEAP- thách thức mới cho 7 ngành sản xuất xuất khẩu của Việt Nam
Giá nhà đất biến động mạnh có nguyên nhân do phương pháp định giá, giới đầu cơ "thổi giá"
Temu chưa được cấp phép tại Việt Nam nên chưa có cơ sở để giải quyết thủ tục hải quan
Giải pháp kho ngoại quan tối ưu chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Hải quan TPHCM giải đáp trên 30 vướng mắc thủ tục hải quan cho doanh nghiệp
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics