Cạnh tranh gay gắt, xuất khẩu dệt may “nhắm” 42 tỷ USD
"Lỡ hẹn" 40 tỷ USD, xuất khẩu dệt may đối mặt nhiều thách thức | |
Xung đột Mỹ-Trung tác động mạnh, xuất khẩu dệt may “lỡ hẹn” 40 tỷ USD |
Năm 2020, ngành dệt may được kỳ vọng sẽ có sự tăng trưởng mạnh nhờ CPTPP và EVFTA. Ảnh: Nguyễn Huế. |
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và Hội nghị tổng kết năm 2019 của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) chiều 13/12 tại Hà Nội, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Vitas đánh giá: Năm 2020, ngành dệt may Việt Nam đứng trước một số cơ hội.
Cụ thể, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có hiệu lực từ ngày 14/1/2019 và FTA Việt Nam-EU (EVFTA) khả năng sẽ có hiệu lực trong năm 2020, sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng hiệu quả khi thuế suất giảm dần về 0%.
Quy tắc xuất xứ từ sợi (CPTPP) và từ vải (EVFTA) sẽ thu hút đầu tư vào các khâu yếu của ngành dệt may Việt Nam như dệt, nhuộm.
Bên cạnh đó, xung đột thương mại Mỹ-Trung có thể tạo ra xu hướng các nhà đầu tư Trung Quốc và nước ngoài chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhất là khâu nguyên liệu để vừa tránh thuế cao vừa đáp ứng yêu cầu xuất xứ nhằm hưởng thuế suất thấp của CPTPP và EVFTA.
Tuy nhiên, ông Cẩm cũng chỉ rõ, song hành cùng cơ hội, thách thức đặt ra không hề nhỏ. Để được hưởng lợi ích về thuế suất của CPTPP và EVFTA, Việt Nam phải tập trung phát triển nguồn nguyên liệu trong nước hoặc sử dụng nguyên liệu nội khối hay các quy định ngoại lệ để đáp ứng quy tắc xuất xứ.
“Đây là vấn đề không dễ giải quyết vì hiện nay Việt Nam nhập đến 80% vải cho may xuất khẩu, trong đó khoảng 55% từ Trung Quốc, 16% từ Hàn Quốc, 12% từ Đài Loan, 6% từ Nhật Bản”, ông Cẩm nói.
Ngoài ra, ông Cẩm nhấn mạnh: Dệt may Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với các nước xuất khẩu dệt may lớn vào CPTPP và EU như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Pakistan… Các nước này coi Việt Nam là đối thủ cạnh tranh và có chính sách hỗ trợ dệt may nước mình phát triển.
Một khó khăn, thách thức nổi cộm phải kể tới là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khi Mỹ áp thuế cao với hàng dệt may Trung Quốc sẽ xuất hiện xu hướng chuyển tải bất hợp pháp, giạn lận xuất xứ của các doanh nghiêp Trung Quốc sang Việt Nam.
Đây là nguy cơ để Mỹ có thể truy xuất nguồn gốc, đánh thuế chống lẩn tránh đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Ngoài ra, nếu không kiểm soát tốt, những thiết bị, công nghệ lạc hậu đang sản xuất tại Trung Quốc sẽ di chuyển sang Việt Nam…
Xung quanh câu chuyện cơ hội, thách thức đặt ra cho ngành dệt may thời gian tới, ông Nguyễn Đức Giang, Chủ tịch Vitas phân tích thêm: Dệt may Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức đan xen.
Các FTA như CPTPP, EVFTA khả năng sẽ là cú hích cho giai đoạn phát triển mới, song cũng tạo áp lực phải cơ cấu lại ngành, giải quyết những khâu yếu như thiết kế, thương hiệu, quản trị, tự chủ nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ.
“Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra cơ hội to lớn để giải quyết các vấn đề về năng suất lao động, đổi mới công nghệ, thiết bị, đáp ứng yêu cầu thị trường. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, yêu cầu xây dựng mô hình chiến lược chuyên môn hóa, ứng dụng công nghệ 4.0 vào từng lĩnh vực của ngành”, ông Giang nói.
Năm 2020, ngành dệt may đặt mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu đạt 42 tỷ USD và phấn đấu đến năm 2025, con số này là 60 tỷ USD.
Trong năm 2020, để tận dụng tốt cơ hội và hạn chế tối đa tác động của thách thức, Vitas khuyến nghị các doanh nghiệp dệt may tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp dệt may trong nước với nhau, giữa doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài, giữa doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu, phụ liệu và may, hình thành chuỗi liên kết tại mỗi vùng, miền.
Các doanh nghiệp Việt khi đầu tư vào các lĩnh vực dệt, nhuộm cần chú trọng khâu chuyển giao công nghệ, lồng ghép chương trình đào tạo nhân lực về quản lý kỹ thuật, công nghệ khi ký hợp đồng mua máy móc, thiết bị.
Về thị trường, theo ông Cẩm, doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu, tìm hiểu vững quy định của pháp luật thương mại quốc tế, yêu cầu xuất xứ, lộ trình giảm thuế, rào cản kỹ thuật… của FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA để tận dụng cơ hội và vượt qua rào cản của các nước nhập khẩu.
Bên cạnh thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến thị trường trong nước, ứng dụng thương mại điện tử, mở rộng mạng lưới bán lẻ; xây dựng chuỗi cung ứng từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm may mặc phục vụ người dân..
Về vấn đề huy động vốn, doanh nghiệp nên tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài vào các khâu yếu của dệt may Việt Nam nhưng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhất là khâu dệt, nhuộm; liên kết với các ngân hàng thương mại để khai thác các nguồn vốn ưu đãi cho sản xuất kinh doanh hoặc tham gia góp vốn đầu tư...
Kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2019 dự kiến đạt 39 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 7,55% so với năm 2018. Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may năm 2019 ước đạt 22,38 tỷ USD, tăng 2,21% so với năm 2018. Như vậy, năm 2019, dệt may Việt Nam xuất siêu 16,62 tỷ USD, tăng 2,25 tỷ USD so với năm 2018. |
Tin liên quan
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Tin mới
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics