"Lỡ hẹn" 40 tỷ USD, xuất khẩu dệt may đối mặt nhiều thách thức
Xung đột Mỹ-Trung tác động mạnh, xuất khẩu dệt may “lỡ hẹn” 40 tỷ USD | |
Xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ vào Việt Nam tăng 48% |
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã tác động khá mạnh tới XK dệt may của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Cạnh tranh khốc liệt, giảm đơn hàng
Theo số liệu mới nhất của Bộ Công Thương: Kim ngạch XK hàng dệt và may mặc 11 tháng ước đạt 29,89 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Cả năm nay, tổng kim ngạch XK dệt may dự kiến đạt 39 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 7,55% so với năm 2018.
Nhìn nhận về kết quả XK dệt may đạt được trong năm nay, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng: “Năm 2019, ngành dệt may Việt Nam chịu sự tác động rất lớn của tình hình suy giảm kinh tế thế giới do biến động chính trị và xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, đặc biệt là xung đột thương mại Mỹ - Trung. Dù vậy, ngành vẫn giữ được mức tăng trưởng khá với tổng kim ngạch XK đạt 39 tỷ USD là điều đáng khích lệ”.
Bộ Công Thương đưa ra phân tích cụ thể: Theo quy luật, đến hết quý IV của năm trước, nhiều DN XK dệt may đã có đơn hàng cho cả năm sau đó nhưng năm nay, đơn hàng dè dặt hơn, giảm so với năm 2018.
Hiện, lượng đơn hàng của nhiều DN mới chỉ bằng 80% so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ thế, nhiều DN không nhận được đơn hàng dài hạn, mà thay vào đó là các đơn hàng ngắn hạn theo tháng, dài nhất là theo quý.
Ngoài ra, các DN dệt may đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn. Điển hình là sự cạnh tranh từ các cường quốc dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh... đang rất khốc liệt.
Hiện nay, nhiều nước tập trung hỗ trợ ngành dệt may, trong đó có cả những quốc gia mới nổi ở khu vực châu Phi khiến số lượng nhà sản xuất tăng mạnh, đơn hàng bị san sẻ và dòng đơn hàng chuyển dịch sang nước khác cũng khiến dệt may Việt Nam gặp khó khăn. Cụ thể, đơn hàng từ Trung Quốc có xu hướng chuyển sang các quốc gia hiện có ưu đãi về thuế suất như Bangladesh, Campuchia.
Chất chồng thách thức
Về bức tranh XK dệt may thời gian tới, theo ông Giang thời cơ không ít, song thách thức cũng chất chồng. Việt Nam là nước XK dệt may lớn nhất khu vực ASEAN và là một trong những nước XK dệt may lớn nhất trong khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Cơ hội mở ra rộng lớn khi Việt Nam đã tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), điển hình là CPTPP và FTA Việt Nam-EU (EVFTA). Ngành dệt may được tiếp cận khoa học công nghệ. Hàng loạt nhà máy đã đầu tư tự động hóa nhiều công đoạn, đặc biệt là trong ngành dệt, hóa nhuộm… Trong ngành thiết kế thời trang, nhiều DN cũng đã đầu tư thiết kế 3D…
Dù vậy, ông Giang cũng nhấn mạnh, thách thức điển hình của ngành dệt may đến từ việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư từ các thành phố lớn về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Lao động vùng nông thôn chưa được đào tạo tạo ra áp lực không nhỏ cho DN. Bởi theo quy định của Luật Lao động, sau khi tuyển dụng 1 tháng dù người lao động chưa được đào tạo thành thục, chưa có tay nghề, DN vẫn phải ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội và đóng lương tối thiểu vùng…
Tiếp tới là thách thức liên quan đến tầm nhìn chiến lược phải phát triển bền vững gắn kết với chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện nay, ngành dệt may đang NK hơn 50% nguyên phụ liệu từ nước ngoài.
Vấn đề này riêng ngành dệt may không làm được mà phải có định hướng chiến lược của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và địa phương. Các FTA như CPTPP, EVFTA đều đặt ra yêu cầu rất rõ về quy tắc xuất xứ để có thể được hưởng ưu đãi thuế suất.
“Ví dụ, DN XK dệt may Việt Nam mua vải trong các nước thuộc khối CPTPP rồi XK hàng may mặc vào nội khối sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan, nhưng nếu NK vải từ Trung Quốc thì sản phẩm XK đi lại không nhận được ưu đãi gì. Nếu không đưa ra quy hoạch ngành nhanh chóng, xây dựng nền tảng chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu thì nguy cơ thua thiệt cực kỳ lớn”, ông Giang nói.
Để tháo gỡ những khó khăn, thậm chí "nút thắt" của ngành dệt may, vị Chủ tịch Vitas nhấn mạnh: Mấu chốt là phải ban hành quy hoạch phát triển ngành dệt may. Cách đây 20 năm, quy hoạch phát triển ngành đặt ra mục tiêu đến năm 2020 XK đạt 20 tỷ USD.
Tuy nhiên, năm 2019 con số XK đã đạt 39 tỷ USD nên quy hoạch cũ không còn phù hợp. Hiện, Vitas đã có tờ trình với Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng như có nhiều cuộc làm việc để sớm cho ra đời quy hoạch ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn mới.
Trong quy hoạch phải xác định mục tiêu trên “bản đồ” dệt may thế giới Việt Nam đứng ở đâu và cạnh tranh với đối thủ là ai. Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới về XK dệt may, vậy trong 20 năm nữa, đâu là đối thủ cạnh tranh của dệt may Việt Nam?
Đồng thời, phải xác định rõ vai trò của Chính phủ trong chiến lược quy hoạch quỹ đất của các địa phương nhằm phát triển khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, đủ sức hút kêu gọi nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm..., giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu.
"Cục Công nghiệp đang hoàn thiện quy hoạch. Dự kiến tới đây, Thủ tướng sẽ chủ trì cuộc họp để xem xét, thông qua quy hoạch ngành dệt may, như vậy mới có chiến lược phát triển bền vững”, ông Giang thông tin thêm.
Tin liên quan
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics