Cân nhắc nhập khẩu gỗ bằng tàu rời để đảm bảo nguồn nguyên liệu
100% gỗ nhập khẩu phải có chứng chỉ để tránh kiện phòng vệ thương mại? | |
Cuối quý 2 trình Thủ tướng Bộ tiêu chí nhập khẩu gỗ hợp pháp | |
Kiểm soát chặt gỗ nhập khẩu: “Át chủ bài” phát triển ngành gỗ |
Dự kiến XK gỗ và sản phẩm gỗ năm nay sẽ đạt khoảng 13-14 tỷ USD. Ảnh: N.Thanh |
Nhập khẩu gỗ tăng hơn 14%
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiêp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 năm nay, dự kiến XK gỗ và sản phẩm gỗ sẽ đạt khoảng 13-14 tỷ USD. Con số này thấp hơn khoảng 1-2 tỷ USD so với mục tiêu đặt ra từ đầu năm của toàn ngành.
Trong 8 tháng đầu 2021, lượng cung gỗ nhiệt đới và gỗ ôn đới đã tăng lần lượt 23% và 7% so với cùng kỳ năm 2020. Gỗ nhiệt đới được nhập chủ yếu từ các nước châu Phi, Papua New Guinea (PNG), Campuchia, Lào và khu vực Nam Mỹ. Nguồn gỗ này được sử dụng phục vụ tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, gỗ ôn đới được nhập chủ yếu từ Mỹ, các nước châu Âu, Canada, New Zealand và Australia. Phần lớn nguồn gỗ ôn đới được đưa vào chế biến thành các sản phẩm phục vụ XK. Một phần còn lại được sử dụng cho tiêu dùng nội địa. Với các loại ván nhân tạo, mỗi năm Việt Nam NK khoảng 1,5 triệu m3, chủ yếu là ván dăm, ván sợi và gỗ dán. Lượng nhập 8 tháng đầu 2021 đạt 1,4 triệu m3, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 4/2021 đến nay lượng nhập nhìn chung giảm. |
Có thể khẳng định, Việt Nam đã trở thành quốc gia quan trọng trên “bản đồ” cung các sản phẩm đồ gỗ cho thế giới. Gỗ nguyên liệu đầu vào là một trong những động lực quan trọng để ngành phát triển. Mặc dù nguồn cung gỗ nguyên liệu nội địa lớn, song nguồn này không đủ để đáp ứng các yêu cầu đa dạng về chủng loại và chất lượng sản phẩm XK cũng như sản phẩm tiêu dùng nội địa. Gỗ nguyên liệu NK, bao gồm gỗ tròn, xẻ và các loại ván đã trở thành nguồn cung đầu vào quan trọng cho các DN trong ngành.
Hàng năm, ngành gỗ Việt đang sử dụng gần 50 triệu m3 gỗ nguyên liệu, trong đó nguồn NK gần 6 triệu m3 gỗ quy tròn và trên 1,5 triệu m3 ván các loại, còn lại là gỗ từ rừng trồng trong nước.
Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends thông tin thêm, trong số NK khoảng 5,5-6 triệu m3 quy tròn gỗ nguyên liệu mỗi năm của Việt Nam, khoảng trên 40-45% lượng NK gỗ từ các nước nhiệt đới, chủ yếu là gỗ tự nhiên; 55-60% còn lại là gỗ ôn đới. Trong 8 tháng đầu năm 2021, lượng gỗ nguyên liệu NK đạt khoảng 4 triệu m3 quy tròn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020.
“Chuẩn bị cho tái sản xuất và phục hồi, đáp ứng các đơn hàng cho mùa hàng cuối năm đã và đang được các DN chú trọng và lên các phương án. Việc đảm bảo nguồn cung gỗ nguyên liệu, trong đó có gỗ NK đóng vai trò quyết định cho phục hồi sản xuất ngành gỗ cũng như đảm bảo mục tiêu XK thời gian tới”, ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.
Theo ông Tô Xuân Phúc, khoảng 1 năm tới, luồng cung gỗ ôn đới từ châu Âu và Mỹ có thể tiếp tục giảm, không chỉ do đại dịch Covid-19 mà còn do lượng cung từ các nguồn này được sử dụng phục vụ tiêu dùng nội địa tại chính các thị trường này. Điều này làm cho giá gỗ NK từ những nguồn này vào Việt Nam tăng. Tuy nhiên, một phần giảm sút các nguồn cung này có thể được thay thế từ New Zealand, Mỹ La tinh và đặc biệt là từ Australia.
“Để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào sắp tới, các DN cần tìm hiểu kỹ các nguồn cung gỗ, đặc biệt là nguồn cung từ Mỹ và các nước EU bởi đây là các vùng có nhiều biến động về nguồn cung, bao gồm giá nguyên liệu”, ông Tô Xuân Phúc nói.
Đẩy mạnh nhập khẩu bằng tàu rời
Theo đánh giá của đại diện một số DN, hiệp hội gỗ trong và ngoài nước, thời gian qua, mặc dù giá NK gỗ tăng nhưng lượng NK của Việt Nam vẫn tăng. Điều đó chứng tỏ nhu cầu NK rất lớn. Trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng, chênh lệch cung-cầu ngày lớn hơn, gia tăng hiệu quả sử dụng nguyên liệu là vấn đề các DN cần đặc biệt lưu tâm.
Tập trung phân tích sâu góc độ chi phí vận tải, ông Nguyễn Duy Minh, Tổng Thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) nhấn mạnh, giá cước vận tải thời gian qua tăng mạnh, không có dấu hiệu dừng lại và hiện container rỗng vẫn rất thiếu.
Từ tháng 4/2021 giá cước vận tải tăng dựng đứng cả chiều XK lẫn NK. Cụ thể, cước vận tải xuất từ Việt Nam qua Bắc Mỹ và châu Âu tháng 1/2021 mới là 4.800 USD/container 40 feet thì tháng 8/2021, tháng 9/2021 đã lên tới gần 19.000 USD/container 40 feet, tăng gấp 4 lần. Con số này so với mức giá cước của năm 2020 tăng khoảng 10 lần.
“Trong viễn cảnh giá cước chưa thấy điểm dừng, tôi cho rằng ngành gỗ nên cân nhắc việc mua gỗ nguyên liệu vận chuyển bằng tàu rời (hiện nay hình thức NK của Việt Nam là theo container-PV). Muốn vậy, các DN trong ngành cần tổ chức gom mua chung vì tàu rời đi hàng số lượng lớn”, ông Minh nói.
Riêng với vấn đề thương lượng với các hãng tàu, Tổng Thư ký VLA lưu ý phải thương lượng theo số đông và thông qua hỗ trợ từ Chính phủ, đồng thời nên quan hệ mua bán theo hình thức đối ứng. Ví dụ, DN XK lượng lớn gỗ sang Mỹ cần đàm phán của Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao để mua ngược lại gỗ cứng nguyên liệu từ Mỹ. “Có sự hỗ trợ của các bộ, ngành trong đàm phán sẽ lợi thế hơn về giá mua cũng như việc tạo áp lực với các hãng tàu”, ông Minh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) cũng cho rằng, thời gian tới các DN trong ngành phải đoàn kết, cho ra nhiều phương án tốt hơn, tối ưu hoá chi phí, đặc biệt là vấn đề chọn nguồn gỗ có chi phí vận chuyển rẻ hơn hay các DN gom chung đơn hàng NK để vận chuyển gỗ bằng tàu rời…
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK