Bảo vệ tốt doanh nghiệp và cửa khẩu trọng điểm để đảm bảo "mục tiêu kép"
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). |
Ông đánh giá như thế nào về kết quả XK đạt được trong 4 tháng đầu năm nay, đặc biệt là việc thúc đẩy XK sang các thị trường mà Việt Nam đã ký kết, thực thi Hiệp định Thương mại tự do (FTA)?
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có tác động rất tiêu cực tới kinh tế thế giới cũng như Việt Nam, những thành tựu XNK nói chung, XK nói riêng trong 4 tháng đầu năm nay rất đáng ghi nhận. Đặc biệt, một số nhóm hàng năm 2020 bị sự tác động mạnh như dệt may, da giày, XK đều sụt giảm trên dưới 10% thì 4 tháng đầu năm nay đã thấy sự tăng trưởng trở lại. Cụ thể, XK dệt may ước tăng 9%, da giày ước tăng khoảng 18% so với cùng kỳ năm trước. Cho đến nay, Việt Nam có 19 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD. Các mặt hàng này chiếm gần 85% tổng kim ngạch XK.
Về góc độ thị trường, tận dụng các FTA để thúc đẩy XK, thị trường có mức tăng trưởng XK hàng đầu trong 4 tháng đầu năm là Hoa Kỳ với mức tăng lên tới 50%; tiếp đó là thị trường Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 32%; EU đạt mức tăng trưởng 18%... Đáng chú ý, các thị trường mới có FTA thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như Canada, Mexico, XK của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng lên tới trên 20% trong 4 tháng qua.
Xin ông chia sẻ rõ hơn, đâu là nguyên nhân giúp XK của Việt Nam đạt được những kết quả khả quan như trên?
Thời điểm này năm trước, Việt Nam bắt đầu gặp khó khăn, đứt gãy nguồn cung do Covid-19. Tình hình năm nay được cải thiện nên thành tích XK của 4 tháng năm nay cao hơn cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, hiện nay tình trạng giãn cách trên thế giới cũng gây nên vấn đề hạn chế về năng lực sản xuất của một số khu vực. Do vậy, các khu vực, thị trường, đặc biệt là châu Âu và Hoa Kỳ có xu hướng quay sang tìm kiếm nguồn hàng ở khu vực châu Á, trong đó Việt Nam là một nguồn cung quan trọng.
Ngoài ra, nguyên nhân rất quan trọng là Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh, qua đó duy trì cũng như mở rộng được năng lực sản xuất, đáp ứng được nhu cầu trên thị trường thế giới, đẩy mạnh XK.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nhiều khó khăn, thách thức đã, đang và tiếp tục tác động mạnh mẽ tới XK hàng hóa của Việt Nam, thưa ông?
Yếu tố tác động bất lợi nhất là tình hình dịch bệnh hiện nay còn chưa được kiểm soát trên thế giới. Kinh tế Việt Nam hội nhập rất sâu, sự phụ thuộc giữa hoạt động sản xuất, XK của Việt Nam sẽ gắn chặt cả về đầu vào là nguồn cung nguyên liệu lẫn đầu ra là các thị trường XK. Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát sẽ tác động đáng kể đến hoạt động XK của Việt Nam.
Yếu tố quan trọng tiếp theo là sự liên tục của chuỗi cung ứng, logistics. Ví dụ, tình trạng tăng giá cước container từ cuối năm 2020 đến nay cũng như các sự cố, việc ùn tắc ở kênh đào Suez thời gian qua cho thấy môi trường kinh doanh hiện nay tiềm ẩn những yếu tố rủi ro, bất ngờ. Đây là những điều DN phải tính đến trong quá trình hoạt động.
Bên cạnh đó, những yếu tố khác như tình trạng chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang quay trở lại thông qua việc các nước áp các biện pháp đánh thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ với sản phẩm của Việt Nam cũng rất đáng lưu ý. Tình trạng này đang gia tăng, ảnh hưởng đáng kể tới XK của Việt Nam thời gian tới.
Nhiều ý kiến cho rằng, để có thể đảm bảo "mục tiêu kép" vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội, cần nâng cao hơn nữa các giải pháp phòng dịch cũng như hỗ trợ cho khu vực sản xuất. Quan điểm của ông như thế nào?
Việt Nam đã có kinh nghiệm hơn 1 năm chống dịch. Yếu tố cần thiết ở đây là phải có sự bình tĩnh, chủ động. Thứ hai là các cấp chính quyền, cơ quan cũng cần chú trọng bảo vệ các DN và các cửa khẩu trọng điểm. Đứng về góc độ kinh tế, đây chính là những nền tảng để giúp Việt Nam duy trì, phát triển nền kinh tế và vượt qua được thách thức của dịch bệnh.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần khoanh vùng đúng trọng điểm, tránh giãn cách tràn lan vì nếu không làm được điều đó, rất có thể những biện pháp phòng chống dịch sẽ tác động tới hoạt động sản xuất khiến Việt Nam sẽ không đạt được "mục tiêu kép".
Nhìn chung, việc đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất của DN bình thường là điều hết sức quan trọng hiện nay, song trong bối cảnh dịch bệnh đang quay trở lại đây là mục tiêu rất thách thức. Tôi cho rằng, biện pháp hỗ trợ DN cần thiết thực hơn nữa. Năm trước, các gói hỗ trợ của Nhà nước với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đề ra trị giá khá lớn nhưng nhiều DN phản ánh việc tiếp cận, hưởng lợi từ các gói hỗ trợ này chưa thực sự nhiều.
Sự hỗ trợ thiết thực thể hiện trong từng nội dung cụ thể. Ví dụ như hiện nay, đa số DN sản xuất đều có sử dụng điện. Vậy, Nhà nước có thể xem xét hỗ trợ cho tiêu dùng điện được không? Với những hóa đơn sử dụng điện của DN, Nhà nước có thể xem xét mức độ chi trả bao nhiêu phần trăm. Như vậy, các DN sẽ không cần có những hồ sơ để chứng tỏ DN bị thiệt hại hay ảnh hưởng của dịch bệnh mà DN vẫn được hưởng lợi ích từ chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics