Facebook Twitter youtube Tiktok

Bài 4: Chặn hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Cần hành lang pháp lý đủ mạnh

Hệ thống pháp luật hiện hành như Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và Nghị định số 85/2021/NĐ-CP đang dần bộc lộ hạn chế, nhất là với hình thức bán hàng qua các nền tảng, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, livestream hay giao dịch xuyên biên giới. Để giải quyết tận gốc vấn nạn hàng giả, hàng nhái, nhiều chuyên gia cho rằng cần có một đạo luật riêng về thương mại điện tử.
Bài 3: Mỗi cú click - Một lần đánh cược lòng tin của người tiêu dùng Bài 2: Bị tố “tiếp tay” cho hàng giả, hàng nhái, Shopee và TikTok lên tiếng Bài 1: Mua "hàng hiệu" dễ như mua rau trên sàn thương mại điện tử
Bài 4: Chặn hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Cần hành lang pháp lý đủ mạnh
Khung pháp lý mạnh là nền tảng bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử.

Nỗ lực ngăn chặn chưa đủ mạnh

Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, nhưng cũng trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho hàng giả, hàng nhái. Tình trạng này gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, uy tín thương hiệu và đòi hỏi hệ thống pháp luật được hoàn thiện để kiểm soát hiệu quả.

Nhiều đối tượng đã lợi dụng môi trường TMĐT để kinh doanh không lành mạnh, buôn bán hàng giả, hàng cấm. Các mặt hàng bị làm giả đa dạng, từ đồng hồ, túi xách hàng hiệu như: Rolex, Gucci, Louis Vuitton, Adidas... đến mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ điện tử, sách vở, đồ gia dụng.

Thậm chí, các sản phẩm thương hiệu Việt như: gạo ST25 “Gạo Ông Cua”, hay bút bi Thiên Long cũng bị làm nhái và bán tràn lan trên các sàn TMĐT.

Người bán sử dụng nhiều chiêu thức để qua mặt người tiêu dùng và cơ quan chức năng, như: giấu tên thương hiệu, dùng từ viết tắt (ví dụ “LV” thay cho Louis Vuitton), sử dụng hình ảnh hàng thật để quảng cáo, nhưng giao hàng giả. Họ còn tạo gian hàng ảo, đánh giá ảo nhằm tăng độ tin cậy. Nhiều sản phẩm giả có hình thức y hệt hàng thật khiến người tiêu dùng, thậm chí cả nhà sản xuất, rất khó phân biệt nếu không có thiết bị soi chiếu chuyên dụng.

Hậu quả của tình trạng này không chỉ là người tiêu dùng bị thiệt hại mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp chân chính. Hàng giả giá rẻ khiến hàng thật ế ẩm, doanh thu sụt giảm, một số doanh nghiệp rơi vào nguy cơ phá sản.

Theo thống kê của lực lượng quản lý thị trường, năm 2024, đã có hơn 3.400 vụ việc được kiểm tra và xử lý, trong đó có 1.256 vụ liên quan đến hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Số tiền xử phạt vi phạm hành chính khoảng 1,9 triệu USD, trị giá hàng hóa tịch thu gần 2 triệu USD.

Tuy nhiên, công tác kiểm soát vẫn gặp nhiều khó khăn do quy mô và tốc độ thay đổi nhanh của TMĐT. Ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Hiệp hội TMĐT Việt Nam, cho biết: “Ngay cả người bán đôi khi cũng không biết mình đang bán hàng giả, khiến việc kiểm soát càng phức tạp”.

Luật sư Bùi Văn Thành, Trưởng Văn phòng Luật sư Mặt Trời Mới, Phó Chủ tịch Thường trực Liên Chi hội Tài chính Khu công nghiệp Việt Nam cho rằng, một trong những thách thức lớn hiện nay là sự thiếu quy định cụ thể cho các sản phẩm mới xuất hiện liên tục trên sàn.

Ngoài ra, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, chất lượng hàng hóa thường thiếu hoặc bị làm giả. Phản hồi từ người tiêu dùng cũng có thể bị giả mạo, trong khi sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa đồng bộ…

Hướng đến Luật Thương mại điện tử chuyên ngành

Trước thực trạng hàng giả lan tràn, luật sư Bùi Văn Thành phân tích rằng, các sàn TMĐT có thể phải chịu nhiều trách nhiệm pháp lý. Điều này bao gồm xử phạt hành chính, thậm chí hình sự nếu “bắt tay” hoặc biết mà vẫn để hàng giả xuất hiện. Họ cũng có thể phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc bị đình chỉ hoạt động nếu vi phạm nghiêm trọng.

Theo ông Thành, các nền tảng TMĐT cần tăng cường kiểm soát gian hàng, xác minh người bán và tích cực hợp tác với cơ quan chức năng. Ông đề xuất, sàn nên có chính sách thưởng cho người tiêu dùng cung cấp thông tin gian lận, đồng thời cải thiện cơ chế giải quyết khiếu nại nhanh chóng và công bằng.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, đưa ra nhiều giải pháp như: kiểm tra định kỳ, yêu cầu người bán cung cấp giấy tờ nguồn gốc, áp dụng công nghệ như: AI, Blockchain để truy xuất sản phẩm. Ông cũng nhấn mạnh việc xử lý nghiêm các hành vi bán hàng giả và nâng cao nhận thức của cả người bán lẫn người tiêu dùng.

Bài 4: Chặn hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Cần hành lang pháp lý đủ mạnh

"Dù Luật Giao dịch điện tử 2023 đã đặt nền móng quan trọng, nhưng thực tế triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc, nhất là trong việc chứng thực, xác minh danh tính các bên và lưu trữ dữ liệu giao dịch..."

Luật sư Bùi Văn Thành

Hiệp hội chống hàng giả Cooperatieve Vereniging SNB - React U.A (REACT) Việt Nam mới đây cũng đề xuất tăng cường hợp tác giữa các thương hiệu, cơ quan chức năng và sàn TMĐT, xây dựng kênh cảnh báo từ phản hồi của người tiêu dùng. Tổ chức này đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường từ năm 2015 để hỗ trợ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Về góc độ luật pháp, luật sư Bùi Văn Thành cho rằng, hệ thống pháp luật hiện hành, như: Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, đang dần bộc lộ hạn chế, nhất là với hình thức bán hàng qua mạng xã hội, livestream hay giao dịch xuyên biên giới.

Ông Thành cũng nhấn mạnh, khoảng trống pháp lý liên quan đến hợp đồng điện tử. Dù Luật Giao dịch điện tử 2023 đã đặt nền móng quan trọng, nhưng thực tế triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc, nhất là trong việc chứng thực, xác minh danh tính các bên và lưu trữ dữ liệu giao dịch...

Để giải quyết tận gốc, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có một đạo luật riêng về TMĐT. Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Luật TMĐT, với mục tiêu làm rõ các khái niệm nền tảng, như: “nền tảng số TMĐT”, “trung gian TMĐT”, “tiếp thị liên kết” và quy định rõ trách nhiệm của các bên.

Dự thảo cũng yêu cầu định danh người bán, minh bạch hóa giao dịch, và quy định trách nhiệm liên đới nếu sàn không phát hiện hoặc xử lý vi phạm. Các bên hỗ trợ như logistics, thanh toán hay tiếp thị sẽ phải tích cực hơn trong việc ngăn chặn hàng giả.

Dự thảo Luật cũng cập nhật nội dung về hợp đồng điện tử phù hợp với Luật Giao dịch điện tử năm 2023. Đồng thời đặt ra tiêu chí phát triển TMĐT xanh, nhấn mạnh trách nhiệm môi trường và quản lý rác thải.

Trong bối cảnh TMĐT phát triển mạnh, việc thiết lập một khung pháp lý vững chắc, linh hoạt và đủ mạnh để ngăn chặn vi phạm là yêu cầu cấp thiết. Đây là nền tảng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và giữ vững niềm tin vào thương mại số trong tương lai.

PHƯƠNG ANH - HOA BÙI

Tin liên quan

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá

Trong làn sóng chuyển đổi số toàn cầu, thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang trở thành công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển xuất khẩu một cách bền vững. Diễn đàn Ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) và Công nghệ số Việt Nam 2025 (ngày 4 - 6/9/2025) là điểm hẹn quan trọng để kết nối, chia sẻ giải pháp và thúc đẩy hệ sinh thái TMĐT Việt Nam vươn ra thế giới.
Rò rỉ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của nền tảng, sàn thương mại điện tử

Rò rỉ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của nền tảng, sàn thương mại điện tử

Trong 6 tháng đầu năm 2025, hơn 110 triệu bản ghi dữ liệu cá nhân bị mua bán trái phép, hàng chục triệu tài khoản rò rỉ thông tin. Thực trạng này đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm của các nền tảng số, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) bùng nổ và trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng hiện diện sâu rộng.
Đề xuất hỗ trợ 3.300 xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến

Đề xuất hỗ trợ 3.300 xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến

Từ ngày 1/7/2025, sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính, Việt Nam có hơn 3.300 xã phường. Với tiềm năng thị trường nội địa hơn 100 triệu dân và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT), đề xuất hỗ trợ các xã, phường trên cả nước bán nông sản qua kênh trực tuyến đang mở ra hướng đi mới cho ngành Nông nghiệp Việt Nam.
Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Chuyển đổi số được tỉnh Bắc Ninh xác định là giải pháp chiến lược để nâng cao hiệu quả quản lý, tối ưu chi phí sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).
Kinh doanh thương mại điện tử: Không có giấy phép, có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

Kinh doanh thương mại điện tử: Không có giấy phép, có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

Thương mại điện tử (TMĐT) bùng nổ tại Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu hoạt động không có giấy phép, các cá nhân, tổ chức kinh doanh TMĐT có thể bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng, thậm chí bị đình chỉ hoạt động.
OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

Chuyển đổi từ sản xuất thô sang chế biến sâu, kết hợp với đẩy mạnh bán hàng qua sàn thương mại điện tử (TMĐT), nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh ghi nhận tăng trưởng mạnh về doanh thu và sức tiêu thụ, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế địa phương.
Thanh Hóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử, bứt tốc cùng AI và thuế số

Thanh Hóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử, bứt tốc cùng AI và thuế số

Với mục tiêu không để tụt lại trong cuộc đua số, song song với việc cập nhật công nghệ AI và tuân thủ thuế số, Thanh Hóa đẩy mạnh huấn luyện kỹ năng thương mại điện tử (TMĐT) cho doanh nghiệp, hợp tác xã và thanh niên khởi nghiệp địa phương.
TikiNow bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh trên nền tảng số

TikiNow bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh trên nền tảng số

Công ty TNHH TikiNow Smart Logistics (TikiNow) - đơn vị vận hành dịch vụ giao hàng nhanh thuộc hệ sinh thái Tiki vừa bị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) xử phạt 200 triệu đồng vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh. TikiNow bị xác định đã đưa thông tin gây nhầm lẫn về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ nhằm thu hút khách hàng của đơn vị khác.
Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Giai đoạn 2020-2025, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18-25%/năm, dự kiến đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Với nền tảng đó, TMĐT Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, đạt quy mô 30 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng mức bán lẻ hàng hóa.
Tây Ninh siết chặt hoạt động của “chợ online”

Tây Ninh siết chặt hoạt động của “chợ online”

Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh yêu cầu lực lượng quản lý thị trường chủ động giám sát, theo dõi dấu hiệu vi phạm trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) và tăng cường kiểm tra đột xuất tại kho hàng, xưởng sản xuất, điểm livestream.
Hưng Yên truy quét hàng giả trên không gian số

Hưng Yên truy quét hàng giả trên không gian số

Trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái trên mạng ngày càng gia tăng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên đang áp dụng công nghệ số, AI và big data để truy vết, phát hiện và xử lý gian lận trên thương mại điện tử (TMĐT).
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Hà Nội đã và đang đẩy mạnh kênh tiêu thụ và tăng độ nhận diện sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn không chỉ giúp mở rộng thị trường mà còn tạo áp lực để các chủ thể OCOP cải tiến bao bì, truy xuất nguồn gốc, định vị thương hiệu.
Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử  và kinh doanh trên nền tảng số

Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) và kinh doanh trên nền tảng số đang bùng nổ, mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế, ngành Thuế đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, góp phần bảo đảm công bằng, minh bạch trong thực thi nghĩa vụ với ngân sách của người nộp thuế.
Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg. Theo đó, Bộ Công Thương đặt trọng tâm vào phát triển thương mại điện tử (TMĐT) và chuyển đổi số, với hàng loạt hoạt động từ đào tạo, hỗ trợ kết nối nền tảng số đến mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất địa phương.
Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên

Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên

Thái Nguyên đã và đang tận dụng ưu thế của các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) để kết nối, tiêu thụ sản phẩm địa phương. Với hình thức bán hàng livestream, nhiều sản phẩm tiêu biểu của tỉnh đã đến được với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch

Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch

Theo quy định, từ ngày 1/7/2025, các sàn thương mại điện tử, nền tảng số (sàn TMĐT) phải thực hiện khấu trừ và nộp thuế thay cho các hộ, cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Kế toán thuế Keytas, nghĩa vụ về xuất hóa đơn và trách nhiệm với các giao dịch quá khứ vẫn do người bán tự thực hiện.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Gạo Việt Nam nâng tầm giá trị từ "ngọc thô" đến "ngọc quý"

Gạo Việt Nam nâng tầm giá trị từ "ngọc thô" đến "ngọc quý"

Gạo Việt xuất khẩu tăng về lượng nhưng giảm sâu về giá trị, phản ánh nghịch lý "bán nhiều, thu ít" trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt.
Hải quan khu vực VIII chủ động phòng chống, ứng phó với bão số 3

Hải quan khu vực VIII chủ động phòng chống, ứng phó với bão số 3

Các đơn vị làm việc tại khu vực trụ sở Chi cục Hải quan khu vực VIII kiểm tra, chốt chặt các cửa sổ, cửa ra vào, tất các thiết bị điện, đóng Aptomat trước khi ra về, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản, hồ sơ, tài liệu được giao quản lý.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt bứt phá

Diễn đàn Ứng dụng TMĐT và Công nghệ số Việt Nam 2025 là điểm hẹn quan trọng để kết nối, chia sẻ giải pháp và thúc đẩy hệ sinh thái TMĐT Việt vươn ra thế giới.
Hải quan khu vực VI tích cực triển khai các giải pháp ứng phó với bão số 3

Hải quan khu vực VI tích cực triển khai các giải pháp ứng phó với bão số 3

Chi cục Hải quan khu vực VI đã thực hiện kiểm tra công tác phòng chống bão tại các đơn vị hải quan cửa khẩu.
Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 15,5 triệu đồng/tháng

Nếu được thông qua áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, thì mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế có thể lên tới 15,5 triệu/tháng.
(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Thuế tỉnh, thành phố để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu
(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

Từ 1/3, Tổng cục Thuế đã được tổ chức lại thành Cục Thuế hiện nay, trong đó khối cơ quan Cục Thuế đã giảm từ 17 đầu mối xuống còn 12 đầu mối
(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

Từ ngày 1/7/2025, ngành Hải quan đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của các Chi cục Hải quan khu vực để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

Từ ngày 1/3/2025, Tổng cục Hải quan được tổ chức lại thành Cục Hải quan, trong đó khối cơ quan Cục có 12 ban và tương đương.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp công tác thuế nên ngành thuế đã thu được những kết quả ấn tượng.
Phiên bản di động