Facebook Twitter youtube Tiktok
Làm gì để “phá băng” sức ỳ trong cổ phần hóa, thoái vốn?

Bài 1: Nhiều hệ lụy nếu tiếp tục chậm cổ phần hóa, thoái vốn DNNN

(HQ Online) - Quá trình cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2016-2020 đã đạt được những kết quả nhất định. Điều dễ thấy nhất chính là số thu vào ngân sách nhà nước (NSNN) từ hoạt động này hơn 3 năm qua lên tới gần 200 nghìn tỷ đồng. Nhưng kết quả vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Nếu tiếp diễn, điều này có thể để lại nhiều hệ lụy.
bai 1 nhieu he luy neu tiep tuc cham co phan hoa thoai von dnnn Gỡ vướng quản lý, sử dụng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn DNNN
bai 1 nhieu he luy neu tiep tuc cham co phan hoa thoai von dnnn Người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị chưa quyết liệt trong cổ phần hóa, thoái vốn
bai 1 nhieu he luy neu tiep tuc cham co phan hoa thoai von dnnn Đã hoàn thiện thể chế về tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn
bai 1 nhieu he luy neu tiep tuc cham co phan hoa thoai von dnnn Cổ phần hóa, thoái vốn chậm do địa phương kéo dài thời gian xử lý đất
bai 1 nhieu he luy neu tiep tuc cham co phan hoa thoai von dnnn
Nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu DN, đơn vị còn chưa cao là một trong những nguyên nhân gây chậm trễ. Ảnh: ST.

Khối lượng còn lại là rất lớn

Đến hết năm 2020: 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Theo đó, có 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020.

Cụ thể, có 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty mẹ, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản.

Có 62 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, có 27 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần.

Trong Quyết định, Thủ tướng cũng lưu ý Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành cổ phần hóa theo đúng tiến độ quy định.

Theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2019 đã cổ phần hóa 18 DN. Tính đến hết quý II/2019, có 6 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, nhưng trong đó chỉ có 1 DN thuộc danh mục các DN cổ phần hóa theo Công văn số 991. Thống kê từ năm 2016 đến hết quý II/2019, đã có 35/127 DN cổ phần hóa thuộc danh mục phải cổ phần hóa theo Công văn số 991. Kết quả này cho thấy rõ, tiến độ cổ phần hóa các DN chưa đạt được kế hoạch đề ra khi số lượng DN còn phải cổ phần hóa là 92/127 DN, chiếm 72% kế hoạch.

Xét tổng thể, 3 năm đầu giai đoạn, cả nước cổ phần hóa được tổng cộng 162 DN (trong đó có 35 DN thuộc công văn 991), với tổng quy mô vốn nhà nước được xác định đạt 205.433,2 tỷ đồng, bằng 108% tổng giá trị phần vốn nhà nước tại các DN cổ phần hóa cả giai đoạn 2011-2015 (189.509 tỷ đồng)

Về thoái vốn, theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2019 phải thực hiện thoái vốn tại 62 DN. Nhưng qửa đầu năm 2019, chỉ có 10 DN thuộc danh mục nói trên thực hiện thoái vốn với giá trị 1.011,384 tỷ đồng, thu về 2.007,768 tỷ đồng. Trong đó, riêng Bộ Xây dựng thoái vốn tại Tổng công ty Viglacera với giá trị sổ sách 690 tỷ đồng, thu về 1.587 tỷ đồng. Tính tổng từ năm 2016 đến hết quý II/2019, tại 88 đơn vị thuộc Quyết định 1232 đã thoái vốn nhà nước với giá trị 4.801,432 tỷ đồng, thu về 9.115,042 tỷ đồng.

Ngoài các DN được “điểm tên” trong Quyết định số 1232, trong 2 năm qua, các DN khác trong cả nước cũng đã thực hiện thoái 3.785 tỷ đồng, thu về 110.392 tỷ đồng (bao gồm khoản thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại Sabeco). Các tập đoàn, tổng công ty, DNNN theo Đề án cơ cấu lại cũng đã thoái vốn với tổng trị giá 1.333 tỷ đồng, thu về 2.174 tỷ đồng. Trong đó, Viettel thực hiện thoái 1.290 tỷ đồng tại Tổng công ty CP Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex), thu về 2.002 tỷ đồng; SCIC thực hiện thoái vốn tại 5 DN với giá trị sổ sách 36 tỷ đồng, thu về 166 tỷ đồng. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, số vốn đã thoái được là 2.092 tỷ đồng, thu về 3.831 tỷ đồng.

Chưa thực sự nghiêm túc

Chia sẻ về nguyên nhân tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn tiếp tục chậm, ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho hay: Một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo. Bên cạnh đó, vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu DN, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của DN, công khai minh bạch, đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.

Ông Tiến cho biết thêm, có cả những nguyên nhân khách quan. Đó là quá trình cổ phần hóa DNNN cần có nhiều thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước cổ phần hóa, làm kéo dài thời gian thực hiện cổ phần hóa. Đặc biệt là vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do Ủy ban nhân dân địa phương thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy định, dẫn đến các DN phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa. Điều này cũng từng được TPHCM – một địa phương triển khai nhiệm vụ này khá sớm – đề cập trong các báo cáo của mình. Đó là một vài trường hợp xác định lại giá trị để cổ phần hóa DN chưa tính đúng, tính đủ tài sản. Việc thực hiện Đề án tái cơ cấu được phê duyệt tại một số DN chưa có sự tập trung cao vào các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, có trường hợp doanh thu từ việc đầu tư ra ngoài DN chiếm tỷ lệ lớn, lợi nhuận của DN chủ yếu từ nguồn thu tài chính. Bên cạnh đó, một số trường hợp xử lý các khoản đầu tư thua lỗ, sắp xếp giải thể, phá sản các doanh nghiệp không hiệu quả kéo dài; công tác quyết toán chuyển thể giai đoạn DNNN còn chậm; việc đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán còn khó khăn, vì vậy tính công khai, minh bạch còn hạn chế...

Ngoài ra, một vấn đề khó khăn nữa được Bộ Tài chính đưa ra là tỷ lệ vốn nhà nước trong phương án cổ phần hóa DNNN còn cao dẫn đến giảm sức hút đối với các nhà đầu tư mua cổ phần, ảnh hưởng đến thành công của việc cổ phần hóa. Việc chậm quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần của các DN cổ phần hóa đã chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần làm ảnh hưởng đến công tác bàn giao và thu nộp các khoản về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN.

Đặc biệt, nhiều DN chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị DN sau cổ phần theo thông lệ và chuẩn mực của các DN trên thị trường chứng khoán cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các DN này.

Như một ví dụ từ thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy: Khó khăn việc thoái vốn thành công đó là phụ thuộc nhiều vào điều kiện, khả năng hấp thụ vốn của thị trường chứng khoán và sự hấp dẫn của doanh nghiệp thoái vốn. Một số doanh nghiệp của Bộ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả không cao, khi định giá theo quy định của pháp luật đã bán không thành công do không có nhà đầu tư đăng ký mua hoặc mua không hết số cổ phần cần bán.

Bày tỏ lo lắng trước thực trạng nói trên, PGS. TS Ngô Trí Long – chuyên gia kinh tế cho rằng, trong nhiều trường hợp, chậm cổ phần hóa, thoái vốn cũng đồng nghĩa với khả năng gây thất thoát cho Nhà nước càng lớn. “Trong suốt thời gian dài vừa qua, chúng ta đã nghe đến nhiều trường hợp càng để lâu càng mất vốn hoặc càng để lâu càng lỗ. Không ít lần các đồng chí lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành lên tiếng về những dự án như Nhà máy Bột Giấy Phương Nam, Công ty Gang thép Thái Nguyên… bán nhiều lần không ai mua hoặc không bán được do còn vướng mắc, tồn đọng chưa giải quyết được” – ông Long diễn giải. Những trường hợp như thế này, nếu không xử lý dứt điểm khó khăn, vướng mắc để thoái càng nhanh càng tốt thì chắc chắn bất lợi và thiệt hại sẽ càng nhiều hơn nếu kéo dài thời gian thoái vốn.

Một điểm đáng lo ngại hơn được vị chuyên gia này chỉ ra là sự chậm trễ trong cổ phần hóa, thoái vốn dễ dẫn đến tâm lý hoạt động cầm chừng, chờ đợi, thậm chí là bất an của chính đội ngũ quản lý và người lao động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.

Những lo ngại này đặt ra một yêu cầu bức thiết về việc phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong thời gian tới.

Tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn từ năm 2016 đến nay đạt hơn 218.255,691 tỷ đồng. Năm 2016 thu được 30 nghìn tỷ đồng; năm 2017 thu 140 nghìn tỷ đồng; năm 2018 thu được gần 43 nghìn tỷ đồng và nửa đầu năm 2019 thu trên 5,5 nghìn tỳ đồng. Số thu này gấp 2,8 lần tổng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn của cả giai đoạn 2011-2015 (78 nghìn tỷ đồng).

Tình hình thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN hơn 3 năm qua là 186.624 tỷ đồng.

Về số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp NSNN phục vụ kế hoạch đầu tư công trung hạn theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội, tổng số đã chuyển là 185 nghìn tỷ đồng/250 nghìn tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN vào NSNN, đạt 74% kế hoạch của cả giai đoạn.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Công: Bán cổ phần theo lô sẽ chọn được nhà đầu tư có năng lực khi Nhà nước thoái vốn

Qua quá trình triển khai công tác thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ nhận thấy khi định giá theo quy định của pháp luật đã bán không thành công do không có nhà đầu tư đăng ký mua hoặc mua không hết số cổ phần cần bán. Vấn đề này đã được Bộ Giao thông vận tải báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét, ban hành quy định về bán cổ phần theo lô nhằm khắc phục rủi ro Nhà nước bán không hết vốn, làm mất tỷ lệ nắm giữ chi phối sau khi thoái vốn không thành công, tạo điều kiện lựa chọn được nhà đầu tư đủ năng lực, thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn sau thoái vốn. Kiến nghị này đã được Chính phủ chấp thuận, sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Hiện Bộ chỉ đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại một số doanh nghiệp như: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; Tổng công ty Bảo đảm hàng hải miền Bắc và Tổng công ty Bảo đảm hàng hải miền Nam. Đây đều là những doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ công ích thiết yếu, không thuộc diện cổ phần hóa, thoái vốn theo yêu cầu của Chính phủ.

Xuân Thảo (ghi)

Đại diện Bộ Xây dựng: Tiến độ xử lý của UBND địa phương quyết định tốc độ CPH các DN lớn

Theo kế hoạch cổ phần hóa (CPH) giai đoạn 2017-2020, Bộ Xây dựng có 4 DNNN thuộc diện CPH, gồm Tổng công ty IDICO, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và Tổng công ty Cổ phần công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM). Đến nay, Bộ Xây dựng đã hoàn thành CPH Tổng công ty IDICO (tháng 3/2018) và Tổng công ty Sông Đà (tháng 4/2018). Công tác CPH tại HUD và VICEM chưa đạt so với kế hoạch do trong quá trình thực hiện phát sinh nhiều khó khăn, phức tạp, liên quan chủ yếu đến việc sắp xếp, xử lý cơ sở nhà, đất đối với tài sản công, xác định phương án sử dụng đất và giá đất.

Cụ thể, HUD và VICEM là các DN có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng. Đặc biệt, HUD là DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, tài sản phần lớn là giá trị quyền sử dụng đất của các dự án trải khắp nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Do đó, việc phê duyệt phương án sử dụng đất và giá đất cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ xử lý của UBND các địa phương. Bên cạnh đó, trong năm 2017, Chính phủ ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về CPH theo hướng chặt chẽ hơn, đảm bảo tối đa lợi ích của Nhà nước, đặc biệt liên quan đến việc sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà, đất, phương án đất và giá đất trước khi trình cấp có thẩm quyền phương án CPH như Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về chuyển DNNN và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần... nên các DN phải có thêm thời gian để thực hiện theo đúng các quy định này.

Thu Hiền (ghi)

Ông Nguyễn Như Quỳnh, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban Điều hành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội: Cần xử lý nghiêm các DN sau cổ phần hóa nhưng không chịu lên sàn

Các chính sách về cổ phần hóa DNNN có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán, trong đó dễ thấy nhất là giúp rút ngắn thời gian giao dịch cổ phần IPO; hạn chế tình trạng DN chây ỳ, né tránh việc niêm yết, đăng ký giao dịch sau cổ phần hóa, tạo niềm tin cho nhà đầu tư mua cổ phần, theo đó hoạt động đấu giá cổ phần sôi động hơn. Đồng thời góp phần tăng quy mô, thanh khoản thị trường chứng khoán, đưa phương thức đấu giá IPO ở Việt Nam đến gần với thông lệ quốc tế; tăng cường khả năng huy động vốn; công khai minh bạch thông tin, đổi mới về quản trị…

Sau cổ phần hóa một thời gian, phần lớn các DN đều có kết quả hoạt động tốt. DNNN cổ phần hóa là trụ cột của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nếu tính riêng số DN niêm yết thì hiện có đến 162 DNNN, chiếm 44%. Trên thị trường UPCoM có đến 457 DN cổ phần hóa, chiếm 54%.

Những điều tích cực đó đã khẳng định sự đúng đắn của công tác cổ phần hóa. Nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu DNNN, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước; có biện pháp đôn đốc và xử lý nghiêm đối với những DNNN cổ phần hóa từ trước đây nhưng vẫn chưa đưa cổ phần lên UPCoM. Cơ quan chức năng cũng cần có các giải pháp nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường UPCoM. Cùng với đó là phải nâng cao tính công khai, minh bạch và chất lượng hoạt động, quản trị của DNNN cổ phần hóa.

Ông Vũ An Khang, Tổng giám đốc Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC): Đồng bộ chính sách để tránh lúng túng trong triển khai

Dù các văn bản quy phạm phát luật về cổ phần hóa, thoái vốn ngày càng hoàn thiện nhưng áp dụng vào trong thực tế muôn màu, muôn vẻ nên đơn vị tư vấn và DN cổ phần hóa, thoái vốn vẫn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Ví dụ như đối với phương án sử dụng đất, theo Nghị định 126/2017/NĐ-CP, các DN cổ phần hóa phải rà soát toàn bộ diện tích đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước thời điểm quyết định cổ phần hóa. Tuy nhiên, nhiều Tập đoàn, Tổng công ty hiện đang xin giãn tiến độ cổ phần hóa do nhiều nguyên nhân, trong đó hầu hết bị chậm trễ trong công tác trình duyệt, phê duyệt phương án sử dụng đất. Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, VVFC đề xuất Nhà nước cho phép kết hợp xác định giá trị DN đồng thời với việc tiếp tục trình duyệt phương án sử dụng đất và phải hoàn thành trước thời điểm kết thúc quá trình xác định giá trị DN. Đồng thời quy định cụ thể trách nhiệm của từng đơn vị, từng khâu để xảy ra chậm trễ trong việc phê duyệt phương án sử dụng đất.

Đối với đất thuê trả tiền thuê hàng năm, sự khác nhau giữa Nghị định 126/2017/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP đang là vấn đề bất cập vì cổ phần hóa và thoái vốn bản chất đều là bán vốn Nhà nước. Cụ thể: Theo Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn, đơn vị thuê đất hàng năm nộp tiền thuê đất theo giá đất cụ thể, chỉ ổn định trong một chu kỳ ngắn và không được cho thuê lại đất. Nghị định 126/2017/NĐ-CP không quy định giá trị lợi thế đối với quyền thuê đất hàng năm. Trong khi đó khi xác định giá trị vốn Nhà nước để thoái tại DN, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP lại yêu cầu phải xác định đầy đủ giá trị quyền thuê đất hàng năm. Như vậy có thể thấy đơn giá thuê đất hàng năm chỉ ổn định trong một chu kỳ ngắn và sẽ được điều chỉnh theo giá đất cụ thể tại thời điểm hết kỳ ổn định. Việc xác định giá trị quyền thuê đất hàng năm là không phù hợp về cả pháp lý và thực tiễn.

Do vậy, VVFC đề xuất bỏ nội dung “xác định quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm” tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP để phù hợp với Nghị định 126/2017/NĐ-CP, đồng thời Nhà nước cần có những quy định chi tiết để xác định đơn giá thuê đất sát với thực tế, đảm bảo những vị trí đất thuận lợi, có khả năng sinh lời cao phải có giá thuê đất cao hơn những vị trí đất có khả năng sinh lời thấp, những vị trí đất có hệ số sử dụng đất cao phải có giá thuê đất cao hơn những vị trí có hệ số sử dụng đất thấp.

Ngoài ra, VVFC cũng cho rằng, hiện có không ít DN thoái vốn đang lúng túng trong việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh của DN; xác định giá tài sản là công trình nhà cửa, vật kiến trúc cũng như phương pháp định giá DN khi thoái vốn Nhà nước. Theo Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, việc xác định giá cổ phần tại các DN có vốn Nhà nước phải thực hiện theo phương pháp tài sản, nhưng trong thực tế nhiều DN có tỷ trọng vốn Nhà nước dưới 50%, thậm chí có DN có tỷ trọng vốn Nhà nước chỉ từ 5%-10%, rất khó khăn trong việc xác định giá cổ phần theo phương pháp tài sản bởi vì Công ty cổ phần không cung cấp tài liệu kiểm kê, đánh giá thực trạng tài sản, đối chiếu công nợ,… Do vậy, VVFC đề xuất sửa nội dung này nhằm tạo điều kiện cho DN trong quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa .

H.Vân (ghi)

Hồng Vân

Tin liên quan

SASCO: Mô hình cổ phần hóa điển hình với sự kết hợp chiến lược công - tư

SASCO: Mô hình cổ phần hóa điển hình với sự kết hợp chiến lược công - tư

Trong bối cảnh ngành hàng không Việt Nam phục hồi và từng bước chuyển mình mạnh mẽ sau đại dịch, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đã trở thành một trong những ví dụ tiêu biểu về cổ phần hóa thành công.
Kê khai, thu nộp các khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Kê khai, thu nộp các khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Cục Thuế vừa có Công văn 1227/CT-NVT ngày 16/5/2025 hướng dẫn việc kê khai, thu nộp các khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp thu về 157 tỷ đồng trong năm 2024

Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp thu về 157 tỷ đồng trong năm 2024

(HQ Online) - Theo thông tin từ Bộ Tài chính, trong năm 2024, thoái vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp (F1) với tổng giá trị phần vốn nhà nước là 145 tỷ đồng, thu về 157 tỷ đồng.
Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực

Với đường bay thẳng từ TP.HCM (Việt Nam) đến Perth (Australia), Vietjet sẽ đưa du khách tới thung lũng Swan - vùng sản xuất rượu vang có lịch sử gần 200 năm tại tây Australia, nổi tiếng toàn cầu với những vườn nho trĩu quả và các bậc thầy làm rượu thủ công.
Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI

Diễn đàn toàn cầu UNESCO lần thứ 3 về Đạo đức Trí tuệ Nhân tạo (AI) vừa khai mạc sáng 25/6 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan với sự tham dự của hơn 800 lãnh đạo, các chuyên gia và học giả từ 194 quốc gia thành viên UNESCO.
Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội

Binh đoàn 20 - Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn tổ chức khánh thành, bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội cho gia đình đồng chí Phạm Văn Điền.
Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách

Báo cáo Top 10 Công ty Công nghệ uy tín năm 2025 do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố ngày 20/6/2025 cho thấy, ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông (CNTT-VT) không chỉ đang đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế mà còn trở thành động lực trung tâm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia. Sự lớn mạnh này không chỉ đến từ nội lực doanh nghiệp mà còn nhờ hệ sinh thái chính sách đang dần chuyển đổi theo hướng linh hoạt, mở đường và tạo cơ hội.
“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu

Hội nghị Sữa Toàn cầu 2025 (Global Dairy Congress 2025) lần thứ 18, đã diễn ra từ ngày 18-19/6/2025 tại Hà Lan. Trong lần thứ 5 tham dự, Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất của Việt Nam được mời chia sẻ tham luận tại diễn đàn ngành sữa toàn cầu này.
Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội

Trước thềm đại nhạc hội thu hút nhất mùa hè K-Star Spark in Vietnam 2025, diễn ra vào ngày 21/6 tại sân vận động Mỹ Đình, Vietjet đã mang tới cho hành khách những trải nghiệm vô cùng đặc biệt trên hành trình bay đến Hà Nội.
Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam

Hai thế hệ Gen Y và Gen Z với đặc trưng hành vi số, ưa thích trải nghiệm cá nhân được kỳ vọng sẽ tác động và thay đổi chiến lược vận hành của toàn ngành bảo hiểm trong thời gian tới.
HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững

Ngày 10/6/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) tổ chức ký kết Hợp đồng Vay phụ với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với hạn mức tín dung ban đầu 500 tỷ đồng, để cho vay lại nguồn vốn tín dụng Dự án Tài chính Nông thôn và Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững (VnSAT), do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững

Sau giai đoạn thăng hoa nhờ “hiệu ứng Covid-19” với tốc độ tăng trưởng ấn tượng từ 2020 đến 2022, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trải qua cú trượt dài trong hai năm 2023–2024. Tuy nhiên, bước sang năm 2025, bức tranh thị trường đang dần được vẽ lại với những gam màu tươi sáng hơn – cho thấy nỗ lực tái định vị niềm tin và từng bước phục hồi bền vững.
Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao

Giá bất động sản, trong đó có nhà ở xã hội được cấu thành bởi nhiều yếu tố theo quy trình đầu tư phức tạp với nhiều nhóm chi phí khác nhau. Những diễn biến và biến động thực tế trong quy trình này khiến cho giá thành nhà ở nói chung, nhà ở xã hội nói riêng đang bị đẩy lên cao trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.
Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu

Dự án Khởi nghiệp xanh đã góp phần hình thành một hệ sinh thái khởi nghiệp với gần 1.000 dự án sáng tạo, lan tỏa tinh thần doanh nông xanh, đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam được chế biến sâu đến nhiều nơi trên thế giới.
Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Theo thông tin Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), trong tháng 5/2025, có 42 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 46.771 tỷ đồng.
Xuất khẩu tăng, nhưng dệt may vẫn đứng trước bài toán đổi hướng

Xuất khẩu tăng, nhưng dệt may vẫn đứng trước bài toán đổi hướng

Bức tranh kinh tế Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 ghi nhận nhiều gam màu sáng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành dệt may. Theo số liệu chính thức từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đã cán mốc ấn tượng trên 17,58 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024.
Xem thêm
vinacomin
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Ngành sản xuất Việt vẫn loay hoay với bài toán giữ đà hay gãy đà?

Ngành sản xuất Việt vẫn loay hoay với bài toán giữ đà hay gãy đà?

Nửa đầu 2025, ngành sản xuất Việt đối mặt đơn hàng giảm, chi phí tăng nhưng niềm tin kinh doanh đã le lói hồi phục, đặt câu hỏi lớn: giữ đà hay gãy đà trong nửa cuối năm?
Doanh nghiệp lao đao, người dân mất niềm tin vì hàng giả

Doanh nghiệp lao đao, người dân mất niềm tin vì hàng giả

Không thể chỉ yêu cầu người tiêu dùng phải "tỉnh táo", vì thực tế họ không chủ động mua hàng giả mà chính là bị lừa khi mua phải sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc
Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Với sự phối hợp chặt chẽ từ các công chức Hải quan chuyên quản, các doanh nghiệp đã tiếp cận các yêu cầu về pháp lý, từng bước rà soát, hoàn thiện hồ sơ và xây dựng phương án tổ chức sản xuất.
Công chức thuế cần chủ động đồng hành, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bằng tinh thần cầu thị

Công chức thuế cần chủ động đồng hành, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bằng tinh thần cầu thị

Ngay sau khi vận hành mô hình tổ chức mới, Cục trưởng Mai Xuân Thành và đoàn công tác của Cục Thuế đã tới làm việc tại Đội Thuế Gia Lâm nay là Thuế cơ sở số 12
Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Sự cộng hưởng của dòng vốn FDI sau sáp nhập, lực lượng lao động chất lượng cao và nhu cầu sống hiện đại tạo đà cho thị trường bất động sản (BĐS) Hải Phòng mới bứt phá mạnh mẽ.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

Từ 1/7, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn mới với hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực, tác động sâu rộng đến cả doanh nghiệp và người dân.
Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Với sự phối hợp chặt chẽ từ các công chức Hải quan chuyên quản, các doanh nghiệp đã tiếp cận ...
Công chức thuế cần chủ động đồng hành, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bằng tinh thần cầu thị

Công chức thuế cần chủ động đồng hành, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bằng tinh thần cầu thị

Ngay sau khi vận hành mô hình tổ chức mới, Cục trưởng Mai Xuân Thành và đoàn công tác của ...
Hải quan khu vực III tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống Ecus6

Hải quan khu vực III tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống Ecus6

Cục Hải quan có công văn 497/CHQ-CNTT về triển khai hệ thống thông quan điện tử phiên bản 6 (viết ...
6 tháng đầu năm, Hải quan thu ngân sách đạt 222.749 tỷ đồng

6 tháng đầu năm, Hải quan thu ngân sách đạt 222.749 tỷ đồng

Thống kê từ Cục Hải quan, tính đến ngày 30/6/2025, toàn ngành Hải quan thu nộp NSNN đạt 222.749 tỷ ...
Những thay đổi quan trọng về cơ cấu và nhiệm vụ của cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố

Những thay đổi quan trọng về cơ cấu và nhiệm vụ của cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố

Cục trưởng Cục Thuế Mai Xuân Thành vừa ký Quyết định ban hành, quy định chức năng, nhiệm vụ và ...
Cải cách quản lý thuế hộ kinh doanh: Phân loại theo doanh thu, tăng ngưỡng chịu thuế

Cải cách quản lý thuế hộ kinh doanh: Phân loại theo doanh thu, tăng ngưỡng chịu thuế

Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) hiện đang được Bộ Tài chính công bố để lấy ý kiến ...
Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Sự cộng hưởng của dòng vốn FDI sau sáp nhập, lực lượng lao động chất lượng cao và nhu cầu ...
Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Đằng sau các con số ấn tượng là những thách thức thực tế mà các doanh nghiệp điện tử Việt ...
Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Ngày 2/7, tại tỉnh Sơn La, Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) phối hợp Tập ...
Viettel khởi công biểu tượng công nghệ mới bên sông Hàn

Viettel khởi công biểu tượng công nghệ mới bên sông Hàn

Ngày 1/7/2025, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khởi công Tòa nhà Viettel Đà ...
Batdongsan.com.vn được vinh danh là nền tảng công nghệ bất động sản số 1 Việt Nam

Batdongsan.com.vn được vinh danh là nền tảng công nghệ bất động sản số 1 Việt Nam

Nền tảng Batdongsan.com.vn vừa được vinh danh là Top 1 Thương hiệu công nghệ bất động sản Việt Nam trong ...
Hai nhà máy AI của FPT lọt TOP 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới

Hai nhà máy AI của FPT lọt TOP 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới

Hai nhà máy AI (AI Factory) do Tập đoàn FPT phát triển đã chính thức lọt TOP500 các siêu máy ...
Quy định giao dịch điện tử đối với hàng XNK và phương tiện XNC, quá cảnh

Quy định giao dịch điện tử đối với hàng XNK và phương tiện XNC, quá cảnh

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 51/2025/TT-BTC quy định thủ tục về giao dịch điện tử trong lĩnh ...
Mở rộng diện ưu đãi thuế nhập khẩu để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ

Mở rộng diện ưu đãi thuế nhập khẩu để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của ...
Những điểm mới cần lưu ý khi triển khai thực hiện quy định về xử lý vi phạm hành chính

Những điểm mới cần lưu ý khi triển khai thực hiện quy định về xử lý vi phạm hành chính

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý VPHC vừa được Quốc hội khóa XV, kỳ ...
Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế

Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế

Cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ ...
Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Việc trao quyền cho Bộ Tài chính phê duyệt hồ sơ cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác ...
Máy móc, thiết bị của DN chế xuất không lưu giữ tại kho thuê ngoài

Máy móc, thiết bị của DN chế xuất không lưu giữ tại kho thuê ngoài

Theo quy định, máy móc, thiết bị của DN chế xuất không thuộc trường hợp được lưu trữ tại các ...
Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam, cần nâng cao năng lực chế biến sâu ...
Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng hai con số. Tuy nhiên, XK sang thị ...
Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm

Theo Sở Công thương Nghệ An, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh ước đạt ...
Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức khởi công công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu ...
“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

Nhật Bản mở cửa cho nông sản Việt, nhưng doanh nghiệp cần chiến lược dài hơi để vừa bán hàng ...
Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu

Thông tư số 40/2025/TT-BCT mở đường phân quyền cấp C/O, giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm chi phí, tận dụng ...
Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật

Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật

2 loại kem đánh răng gồm Aquafresh Soft Mint và Aquafresh Clear mint có xuất xứ Nhật Bản do Công ...
8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 4 công ty bị thu hồi

8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 4 công ty bị thu hồi

Ngày 2/7, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành 4 quyết định thu hồi hiệu lực ...
Thêm một loại hình mới giúp giảm áp lực giá bất động sản vùng đô thị

Thêm một loại hình mới giúp giảm áp lực giá bất động sản vùng đô thị

Thị trường bất động sản Việt Nam thời gian gần đây chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong thói ...
Các đại dự án bất động sản: Cú hích mới cho thị trường phát triển

Các đại dự án bất động sản: Cú hích mới cho thị trường phát triển

Trên đà hồi phục, thị trường bất động sản đang chứng kiến sự mở rộng các dự án, đặc biệt ...
C.P. Việt Nam không vi phạm quy định về an toàn thực phẩm khi cung cấp thịt heo, thịt gà

C.P. Việt Nam không vi phạm quy định về an toàn thực phẩm khi cung cấp thịt heo, thịt gà

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã quyết định không khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm về quy ...
Chủ động ứng phó khi thị trường xăng dầu biến động

Chủ động ứng phó khi thị trường xăng dầu biến động

Trước sự thay đổi của thị trường, các đại lý và cửa hàng bán lẻ xăng dầu cần chủ động ...
Phiên bản di động