Ai “nhảy” vào làm cao tốc Bắc - Nam?
Theo Bộ Giao thông vận tải, việc lựa chọn nhà đầu tư các dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP sẽ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế theo 2 giai đoạn: Sơ tuyển quốc tế và giai đoạn đấu thầu. Ảnh: ST. |
Dự án nào nhận được nhiều hồ sơ nhất?
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 52/2017/QH14 thông qua chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, giai đoạn 2017 - 2020 sẽ đầu tư xây dựng 654km, chia thành 11 dự án thành phần, đi qua địa phận 13 tỉnh, thành phố; gồm 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP).
Tổng mức đầu tư của các dự án khoảng 118.000 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước tham gia là 55.000 tỷ đồng đầu tư cho 3 dự án đầu tư công, hỗ trợ toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng và góp một phần vốn xây dựng công trình để đảm bảo tính khả thi của các dự án. Gồm 14.155 tỷ đồng thực hiện giải phóng mặt bằng; 27.694 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng các dự án đầu tư theo hình thức PPP (loại hợp đồng BOT); 13.151 tỷ đồng cho các đoạn đầu tư công gồm: đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình), đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế) và cầu Mỹ Thuận 2.
Số còn lại khoảng 63.716 tỷ đồng là phần vốn nhà đầu tư. Trong đó, vốn chủ sở hữu các nhà đầu tư rót vào dự án khoảng 12.743 tỷ đồng, vốn vay khoảng 50.973 tỷ đồng. Đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt dự án đầu tư của toàn bộ 11 dự án và đang gấp rút triển khai công tác thiết kế kỹ thuật và giải phóng mặt bằng.
Sau hơn 2 tháng chào bán và nhận hồ sơ sơ tuyển, toàn bộ 8 dự án PPP của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 đã hoàn thành việc mở thầu. Các dự án đã nhận được 60 bộ hồ sơ với tư cách độc lập và liên danh. Cụ thể, có 15 bộ của nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư Việt Nam; 31 bộ của nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư nước ngoài và 14 bộ của liên danh giữa nhà đầu tư Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài.
Dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45 có nhiều hồ sơ dự tuyển nhất với 11 nhà đầu tư; Diễn Châu - Bãi Vọt có 10 nhà đầu tư; Phan Thiết - Dầu Giây có 9 nhà đầu tư; Nha Trang - Cam Lâm có 8 nhà đầu tư; Nghi Sơn - Diễn Châu có 6 nhà đầu tư; Cam Lâm - Vĩnh Hảo có 6 nhà đầu tư; Quốc lộ 45 - Nghi Sơn có 5 nhà đầu tư và Vĩnh Hảo - Phan Thiết có 5 nhà đầu tư.
Đáng chú ý với 18 bộ hồ sơ nộp và sơ tuyển theo hình thức dự thầu độc lập và liên danh, các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc có số lượng hồ sơ chiếm nhiều nhất trong danh sách. Số lượng nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc dự thầu đứng thứ hai, sau đó là Pháp, Singapore và Philippines.
Làm rõ trách nhiệm của các nhà đầu tư
Theo Bộ Giao thông vận tải, việc lựa chọn nhà đầu tư các dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP sẽ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế theo 2 giai đoạn: Sơ tuyển quốc tế và giai đoạn đấu thầu. Sau khi mở thầu bước sơ tuyển nhà đầu tư, các Ban Quản lý dự án sẽ chấm sơ tuyển để đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư theo các tiêu chí quy định trong hồ sơ mời thầu. Cụ thể, hồ sơ dự sơ tuyển sẽ được chấm điểm theo thang điểm có sẵn. Phần đánh giá năng lực tài chính tối đa 60 điểm, trong đó giá trị tài sản ròng 30 điểm, vốn chủ sở hữu 20 điểm, khả năng thu xếp vốn vay 10 điểm. Năng lực kỹ thuật chấm tối đa 40 điểm. Sau khâu chấm điểm, 5 nhà đầu tư có điểm cao nhất sẽ bước vào vòng đấu thầu. Đơn vị tư vấn sẽ xây dựng hồ sơ mời thầu và dự thảo hợp đồng để sàng lọc các nhà đầu tư đủ tiêu chuẩn.
Một trong những vấn đề đang rất được dư luận quan tâm hiện nay chính là việc lựa chọn nhà đầu tư trong đó có cả nhà đầu tư nước ngoài cho 8 dự án thành phần của dự án trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, tránh trường hợp làm dự án bị đội vốn, chậm tiến độ, năng lực nhà đầu tư không đủ. Theo ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), về điều kiện để được đấu thầu dự án này, các nhà đầu tư phải đáp ứng các quy định trong việc đấu thầu. Bất kỳ nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài, nếu đáp ứng được tư cách hợp lệ về Luật Đấu thầu, có năng lực kinh nghiệm, tài chính, có giải pháp khả thi thì đều được mời tham gia. Do dự án cao tốc Bắc - Nam là dự án huyết mạch của đất nước, nên để được lựa chọn, nhà đầu tư đến từ nước ngoài phải đáp ứng điều kiện đã từng đầu tư thành công dự án tương tự ở nước mà họ không mang quốc tịch; không có những vướng mắc, tranh chấp hợp đồng, kiện tụng, lịch sử quá trình thực hiện dự án phải lành mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia kinh tế Đặng Đình Đào cho rằng, việc lựa chọn nhà đầu đối với các dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc – Nam cần có sự cẩn trọng. “Theo tôi đối với những nhà đầu tư đã có lịch sử thực hiện dự án bị chậm tiến độ, đội vốn và năng lực tài chính chưa được xác định rõ thì nên loại bỏ ngay từ đầu. Đồng thời cần xác định rõ các tiêu chí để sàng lọc các nhà thầu như chất lượng dự án đã từng thực hiện, có kinh nghiệm lâu năm, lịch sử tiến độ dự án. Cần quy định chi tiết hơn trong hợp đồng với những quy định mang tính bắt buộc và đồng thời phải có những quy định mang tính điều kiện nhằm nâng cao trách nhiệm khi thi công dự án, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ nếu không sẽ buộc nhà đầu tư phải thực hiện bồi thường. Đặc biệt, đối với những nhà đầu tư là liên danh giữa nhà đầu tư nội với nhà đầu tư nước ngoài thì cũng cần quy định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư ngoại, trách nhiệm của nhà đầu tư nội. Không lập lờ trách nhiệm giữa các bên”, ông Đào đề xuất.
8 dự án thành phần kêu gọi đầu tư PPP gồm: Nghi Sơn – Diễn Châu, dài 50km, tổng mức đầu tư là 8.381 tỷ đồng (trong đó vốn tư nhân là 5.831 tỷ đồng, vốn nhà nước là 2.550 tỷ đồng); Mai Sơn – Quốc lộ 45, dài 63 km, tổng mức đầu tư 12.918 tỷ đồng (vốn tư nhân là 9.745 tỷ đồng, vốn nhà nước là 3.169 tỷ đồng); Diễn Châu – Bãi Vọt, dài 49km, tổng vốn đầu tư hơn 13.338 tỷ đồng (vốn tư nhân là 5.261 tỷ đồng, vốn nhà nước là 8.077 tỷ đồng); Quốc lộ 45 – Nghi Sơn, dài 43km, tổng vốn đầu tư hơn 6.333 tỷ đồng (vốn tư nhân là 4.330 tỷ đồng, vốn nhà nước là 2.003 tỷ đồng); Nha Trang – Cam Lâm, dài 50km, tổng vốn đầu tư hơn 7.615 tỷ đồng (vốn tư nhân là 2.557 tỷ đồng, vốn nhà nước là 5.058 tỷ đồng); Phan Thiết – Dầu Giây, dài 99km, tổng vốn đầu tư hơn 14.359 tỷ đồng (vốn tư nhân là 11.879 tỷ đồng, vốn nhà nước là 2.480 tỷ đồng); Cam Lâm – Vĩnh Hảo, dài 79km, tổng vốn đầu tư hơn 13.687 tỷ đồng (vốn tư nhân là 4.376 tỷ đồng, vốn nhà nước là 9.311 tỷ đồng); Vĩnh Hảo – Phan Thiết, dài 101km, tổng vốn đầu tư hơn 11.603 tỷ đồng (vốn tư nhân là 7.719 tỷ đồng, vốn nhà nước là 3.884 tỷ đồng). |
Tin liên quan
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Quận Hoàng Mai: Dự án căn hộ hút khách nhờ sát kề loạt trường học chất lượng cao
08:33 | 29/10/2024 Kinh tế
Cử tri lo lắng trước hiện tượng thổi giá, gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản
18:49 | 28/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK