Xuất khẩu tôm đối mặt nhiều khó khăn trong năm 2023
Năm 2023, dù được dự báo vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng trên cơ sở phân tích những thuận lợi, cơ hội và thách thức, ngành tôm cả nước vẫn đặt mục tiêu diện tích nuôi tôm đạt 750.000ha, sản lượng tôm các loại trên 1 triệu tấn (trong đó tôm sú 280.000 tấn, tôm thẻ chân trắng 750.000 tấn, còn lại là tôm càng xanh và tôm khác) và kim ngạch xuất khẩu trên 4,3 tỷ USD.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia ngành tôm Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023. Phát biểu tại Hội nghị Phát triển ngành tôm năm 2023 diễn ra ngày 3/3, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm năm 2022 đạt mức kỷ lục là nhờ vào đơn hàng gối từ năm 2021 do Covid-19 bị đình lại, giá tôm tăng, nỗ lực lớn của các doanh nghiệp trong bối cảnh nhiều khó khăn. Xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2022 sang 108 thị trường, thay vì 103 thị trường như năm 2021, trong đó xuất khẩu sang 9 thị trường chính chiếm hơn 97% tổng giá trị.
Xuất khẩu tôm năm 2023 của nước ta sẽ phải cạnh tranh mạnh hơn với tôm của Ecuador và Ấn Độ. Bên cạnh đó, giá tôm nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm dần từ nửa cuối năm 2022 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm khi nguồn cung toàn cầu tăng lên khoảng 6 triệu tấn. Trong khi đó, giá tôm nguyên liệu trong nước lại có xu hướng tăng dẫn đến khả năng huy động nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu rất khó khăn.
Song song với đó, với tồn kho còn lớn, nhập khẩu tôm của Mỹ chưa thể phục hồi trong nửa đầu năm 2023. Nhu cầu vẫn sẽ tập trung nhiều hơn vào tôm size nhỏ, lợi thế nghiêng về Ecuador vì nguồn cung tôm dồi dào hơn và lợi thế về vị trí địa lý.
"Ngoài ra, xuất khẩu tôm trong năm 2023 sẽ rất khó khăn bởi nguồn cung của thế giới đang tăng và có xu hướng giá giảm. Từ đó, dự báo nhu cầu thị trường sẽ hồi phục từ quý 2 năm 2023 trong xu hướng giá thấp hơn năm 2022", ông Hòe nhận định.
![]() |
Kim ngạch xuất khẩu năm 2022, đạt 4,3 tỉ USD, đây cũng là mức tăng trưởng kỷ lục từ trước đến nay. Ảnh: N.Thanh |
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, giá thành sản xuất tôm vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do thức ăn nuôi tôm vẫn đang chiếm tỉ lệ cao trong giá thành sản xuất (khoảng trên 65% giá thành nuôi tôm công nghiệp). Bên cạnh đó, chi phí con giống cao do phải nhập khẩu tôm bố mẹ, phần lớn hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo. Nguồn nước dễ bị ô nhiễm do quá trình sản xuất và sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp. Tình trạng sản xuất, mua bán tôm giống trôi nổi, chưa qua kiểm dịch còn khá phổ biến một số địa phương ảnh hưởng đến chất lượng nuôi tôm,… cũng là những nguyên nhân khiến ngành tôm Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023.
Để kết quả nuôi tôm và kim ngạch xuất khẩu đạt kế hoạch đề ra, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, nhất là chế biến sâu, chế biến sản phẩm giá trị gia tăng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong tình hình mới. Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn các điều kiện để chủ động sản xuất trong điều kiện khó khăn như hạn hán, xâm nhập mặn, biến động môi trường dẫn đến dễ pháp sinh dịch bệnh, cộng với giá vật tư đầu vào tăng cao; nâng cao chất lượng sản phẩm; hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi để giảm khâu trung gian, giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; áp dụng các hình thức nuôi có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, ASC…
Các địa phương cần tổ chức liên kết giữa các địa phương tham gia chuỗi tôm, đảm bảo chuỗi sản xuất tôm vận hành liên hoàn. Ngăn chặn kịp thời những sản phẩm như con giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không đảm bảo chất lượng tới người tiêu dùng.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2022, mặc dù đối mặt với những khó khăn về thời tiết, giá cả đầu vào tăng cao, dịch bệnh, song ngành tôm vẫn đạt được những kết quả phấn khởi. Diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 747.000ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú 610.000ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng hơn 117.000ha, còn lại là tôm càng xanh và tôm khác; sản lượng tôm nuôi các loại đạt trên 1 triệu tấn (tăng 8,5% so với năm 2021). Trong đó, sản lượng tôm sú đạt hơn 271.000 tấn; sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt hơn 743.000 tấn, tăng hơn 11% so cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu năm 2022, đạt 4,3 tỉ USD, đây cũng là mức tăng trưởng kỷ lục từ trước đến nay. |
Tin liên quan

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%
21:22 | 08/05/2025 Xu hướng

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng
13:38 | 09/05/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5
10:38 | 09/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường
21:20 | 08/05/2025 Xu hướng

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%
10:43 | 08/05/2025 Xu hướng

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao
20:37 | 07/05/2025 Xu hướng

Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh
20:31 | 07/05/2025 Cần biết

4 tháng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 37 tỷ USD
13:49 | 07/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

TP.HCM: Thu từ xuất nhập khẩu ước đạt 41.215 tỷ đồng
09:40 | 07/05/2025 Xu hướng

Xuất khẩu thủy sản đảo chiều: Trung Quốc vượt Mỹ, chiếm vị trí số 1
07:34 | 07/05/2025 Xu hướng

Đồng Nai xuất khẩu đạt gần 8,38 tỷ USD trong 4 tháng
07:30 | 07/05/2025 Xu hướng

Hải Phòng: Khai thác tuyến vận tải biển nhanh nhất từ Việt Nam đến Mỹ
14:51 | 06/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Brazil dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam
14:25 | 06/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp lưu ý gì khi XNK hàng hóa qua cảng Cát Lái
09:08 | 06/05/2025 Cần biết
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm của Công ty Linh Anh

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chi cục thuế khu vực II lưu ý doanh nghiệp về áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp

Đẩy mạnh đưa trí tuệ nhân tạo vào quản lý thuế

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Làm giả hồ sơ nhập lậu máy móc cũ, giám đốc doanh nghiệp lĩnh 12 năm tù

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
