Xuất khẩu thủy sản gặp khó vì quy định thay đổi liên tục
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3-4%/năm vào 2030 | |
Tạo đà bứt phá cho xuất khẩu thủy sản | |
Xuất khẩu thủy sản tích cực trong tháng đầu năm |
Để đạt được mục tiêu xuất khẩu, ngoài việc thúc đẩy, mở rộng thị trường thì việc giám sát tốt dịch bệnh, quản lý chất lượng thủy sản là một nhiệm vụ quan trọng. Ảnh: N.Thanh |
Phát biểu tại Hội nghị phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2021 khu vực phía Bắc do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng nay 19/3, tại Hà Nội, ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT cho biết, thời gian qua dù chất lượng thủy sản xuất khẩu đã được cải thiện đáng kể song vẫn còn tồn tại những lô hàng thủy sản bị trả về, đặc biệt ở thị trường rất quan trọng là Trung Quốc.
Cụ thể, số lượng lô hàng thủy sản xuất khẩu vi phạm chất lượng an toàn thực phẩm bị trả về tăng đột biến trong 3 tháng đầu năm 2021. Ở thị trường Trung Quốc có đến 15/40 lô vi phạm bị trả về, trong khi cả năm 2020 số lượng lô vi phạm bị trả về là 6/14 lô.
Gần đây phía Trung Quốc cảnh báo một số lô hàng tôm đông lạnh, tôm đã xử lý nhiệt của Việt Nam bị phát hiện dương tính với bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), virus đốm trắng (WSSV).
"Nafiqad đã có văn bản gửi cơ quan kiểm dịch Trung Quốc đề nghị cấp cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý cảnh báo bệnh IHHNV, WSSV đối với sản phẩm tôm đã xử lý nhiệt và bằng chứng về đánh giá rủi ro đối với các cảnh báo bệnh IHHNV, WSSV đối với sản phẩm tôm đông lạnh chưa bóc vỏ, bỏ đầu”, ông Phong cho biết.
Ông Phong chia sẻ thêm, các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam liên tục cho những thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Đơn cử như thị trường Hàn Quốc, sản phẩm tôm đáp ứng quy định về xử lý nhiệt (tôm nấu chín) theo quy định của Hàn Quốc sẽ được miễn kiểm dịch. Tuy nhiên, thời gian xử lý nhiệt theo quy định của Hàn Quốc dài, gây ảnh hưởng đến cảm quan của sản phẩm (màu sắc, mùi vị,..). Nafiqad đã có văn bản đề nghị phía Hàn Quốc điều chỉnh quy định để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa tiêu diệt được virus gây bệnh.
Ngoài ra, Hàn Quốc cũng bổ sung 5 chỉ tiêu bệnh (DIV1, TiLV, NHP, SAV, AHPND) đối với một số loài/dạng sản phẩm thủy sản (lô hàng xuất khẩu vào Hàn Quốc phải kèm theo chứng thư chứng nhận kiểm dịch đối với 5 bệnh này từ 1/8/2021).
Đối với thị trường Australia, sản phẩm tôm chưa nấu chín xuất khẩu sang Australia phải được kiểm tra, phân hạng tại cơ sở chế biến được cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu chứng nhận và kiểm soát; không có các dấu hiệu mắc bệnh; mỗi lô tôm sản xuất (sau chế biến) được lấy mẫu xét nghiệm âm tính đối với virus đốm trắng, đầu vàng...
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, dựa trên những tín hiệu khả quan của thị trường, xuất khẩu thủy sản năm 2021 có thể đạt trên 8,7 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc thúc đẩy, mở rộng thị trường thì việc giám sát tốt dịch bệnh, quản lý chất lượng thủy sản là một nhiệm vụ quan trọng.
Ở góc độ này, báo cáo của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh thủy sản có xu hướng diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 15/3/2021, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 1.897 ha, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020; ngoài ra có khoảng 105 lồng, bè, vèo, bể nuôi thủy sản cũng bị thiệt hại.
Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cảnh báo, diện tích tôm nuôi tiếp tục bị thiệt hại có thể tăng mạnh và nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao do người nuôi tôm bắt đầu tăng thả nuôi, trong khi đó các điều kiện bất lợi của thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp; các loại mầm bệnh nguy hiểm (AHPND, WSD, EHP,..) còn lưu hành ở nhiều vùng nuôi, có thể xâm nhập và gây bệnh cho tôm.
Các địa phương cần có giải pháp khắc phục như quản lý mùa vụ nuôi, có ao lắng để trữ nước sử dụng khi cần thiết, chỉ thả giống khi bảo đảm điều kiện nuôi và sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm chất lượng; nghiên cứu điều chỉnh quy trình nuôi phù hợp, tổ chức giám sát chủ động dịch bệnh, lấy mẫu đối với những diện tích bị thiệt hại để xác định nguyên nhân, áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng, chống dịch bệnh.
Để hàng thủy sản xuất khẩu đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh của các thị trường nhập khẩu, ông Phong kiến nghị, các ngành chức năng, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát, hậu kiểm về chất lượng, an toàn thực phẩm, xuất xứ nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ.
Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh trên địa bàn; giám sát, cảnh báo sớm dịch bệnh trên thủy sản để kịp thời khuyến nghị và hướng dẫn người nuôi phòng trị bệnh hiệu quả...
Trị giá xuất khẩu thủy sản tháng 2/2021 ước đạt 400 triệu USD, đưa trị giá xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2021 đạt 1,01 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2020. Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Trung Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong tháng 1/2021, chiếm 52,6% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản. |
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
16:01 | 01/10/2024 Kinh tế
Việt Nam sẽ đàm phán Nghị định thư xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc
09:12 | 27/08/2024 Kinh tế
Cần rõ nguyên tắc áp dụng danh mục mặt hàng kiểm tra an toàn thực phẩm
09:45 | 27/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK