Tạo đà bứt phá cho xuất khẩu thủy sản
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: ST |
Doanh nghiệp nắm chắc thị trường
Là một trong những doanh nghiệp (DN) XK thủy sản lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta cho rằng, trong nguy của dịch Covid-19 đã tạo ra cơ hội rất lớn. Có thể nói là thời cơ vàng. Thực tế đã chứng minh sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 đạt 900.000 tấn, tăng khoảng 10% so năm 2019, cao nhất từ trước đến nay và cao nhất thế giới ở thời điểm này, kim ngạch tăng 13% so với năm trước.
“Năm 2020, một điều đặc biệt đã xảy ra, sản lượng chế biến Sao Ta tăng hơn 20% so năm trước, gần hết ngưỡng công suất thiết bị. Do đó, năm 2021, Sao Ta chỉ đề ra tăng trưởng thêm 1.000 tấn tôm thành phẩm, tương đương 5%”- ông Lực chia sẻ. |
Tự tin đưa ra kế hoạch XNK cao hơn 2020, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản Minh Phú cho biết, công ty đã XK được 55.000 tấn tôm thành phẩm, với kim ngạch đạt 580 triệu USD trong năm 2020. Mục tiêu năm 2021 là 71.000 tấn tôm chế biến, kim ngạch XK 790 triệu USD.
Các DN Việt Nam đang tranh thủ lợi thế hơn các đối thủ do việc Chính phủ kiểm soát tốt đại dịch Covid-19. Theo bà Kim Thu, chuyên gia thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các quốc gia nhập khẩu cũng thường ưu tiên chọn mua tôm từ Việt Nam. Ngoài ra, những FTA với nhiều thị trường lớn đã vào "đường ray" thực thi đã rộng đường cho XK tôm.
Theo VASEP, XK thủy sản của cả nước trong 2 tháng đầu năm tăng trưởng tốt, đạt trên 1 tỷ USD, tăng 2,2%. Trong 2 tháng qua, XK các sản phẩm thủy sản của Việt Nam nghiêng về các sản phẩm thủy sản có giá vừa phải, dễ chế biến, có thời hạn bảo quản lâu, phù hợp với chế biến và tiêu thụ tại nhà như: tôm chân trắng cỡ nhỏ đông lạnh, tôm chân trắng chế biến, chả cá, surimi, cá biển phile, cắt khúc, cá cơm khô, mực khô… Chính vì thế các DN cần nắm chắc nhu cầu thị trường để có chiến lược phù hợp. Với thị trường Mỹ, dự báo, XK thủy sản của Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới sẽ tăng mạnh do nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của nước này tăng và hai sản phẩm chủ lực của Việt Nam là cá tra và tôm có mức giá phù hợp với đa số người tiêu dùng.
Trong khi đó, phía Trung Quốc siết chặt kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu về chất lượng, kiểm dịch và thủ tục sẽ khiến cho hoạt động XK thủy sản sang Trung Quốc có thể bị chậm ở một số thời điểm. Do vậy, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt rõ các quy định, thủ tục để giảm thiểu rủi ro. Khuyến cáo từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường thủy sản, trong quý 1/2021 DN cần đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng tôm ở dạng đông lạnh tới những thị trường lớn có nhu cầu cao như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU và Nga. Đồng thời, cần đặc biệt lưu ý các thủ tục để được hưởng ưu đãi thuế từ các FTA để tăng tính cạnh tranh về giá đối với những sản phẩm tôm của những đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia.
Tín hiệu tốt từ mặt hàng cá tra
Là một trong những mặt hàng XK chủ lực, xuất khẩu cá tra năm nay được dự báo sẽ tăng trưởng sau một năm đầy khó khăn. Theo bà Tạ Hà, chuyên gia ngành cá tra của VASEP, dự báo sản lượng cá tra nuôi của Việt Nam chiếm khoảng 40% tổng lượng cá tra toàn cầu, đạt khoảng hơn 1,2 triệu tấn.
Theo nhận định của VASEP, năm 2021, nếu Covid-19 được kiểm soát tốt trên thế giới, hoạt động thương mại bình thường trở lại thì sản lượng nuôi của Việt Nam sẽ đạt ít nhất 1,65 triệu tấn. Ngành cá tra tập trung vào các chiến lược nhằm giảm thiểu thiệt hại tới mức tối đa, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, cũng như các mục tiêu tăng trưởng, sản lượng thả nuôi mới được cân nhắc một cách thận trọng hơn. Xu hướng trong năm 2021, các nhà XK sẽ tập trung từ mở rộng năng lực sang hoạt động nghiên cứu và phát triển, tăng sản phẩm giá trị gia tăng và tập trung vào hiệu quả chi phí đầu tư. Có thể thấy sau Covid-19, chuỗi bán lẻ và nấu ăn tại nhà sẽ là xu thế mới ngay cả khi nhu cầu dịch vụ ăn uống tăng lên và nhu cầu NK tại các thị trường tăng dần trở lại.
XK cá tra sau khi sụt giảm liên tục trong năm 2020, đầu năm nay đã đảo chiều có dấu hiệu tích cực. Theo đó, XK trong 2 tháng đạt 214 triệu USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 1/2021, XK cá tra phile đông lạnh đã tăng 54%, cá tra nguyên con tăng 162%.
Trừ Trung Quốc và EU, XK cá tra Việt Nam có chiều hướng hồi phục mạnh tại tất cả các thị trường, trong đó tăng mạnh sang Mỹ (tăng 51% trong tháng 1/2021), sang các nước tham gia Hiệp định CPTPP tăng 38% (trong đó sang Mexico tăng 73%, sang Australia tăng 45%, sang Canada tăng 42% trong tháng 1/2021).
Đặc biệt, EVFTA được cho là sẽ thúc đẩy kim ngạch XK cá tra của Việt Nam nhờ mức chênh lệch về thuế. Theo đó, thuế suất XK các sản phẩm cá tra Việt Nam vào EU sau 3 năm hầu hết sẽ giảm về 0%, thấp hơn mức thuế của đối thủ cạnh tranh như Indonesia (4,5 - 9%), Trung Quốc (0 - 9%). Với lợi thế trên, mục tiêu của ngành hàng cá tra trong năm 2021 là sẽ hồi phục với mức tăng 5%, đạt kim ngạch XK khoảng 1,6 tỷ USD. Không những vậy, trong 5 năm tới, VASEP cũng đặt ra mục tiêu cho kim ngạch XK cá tra là 2,5 - 3 tỷ USD/năm.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng
08:53 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ
15:22 | 18/11/2024 Infographics
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 88 tỷ USD
08:04 | 16/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics