Xóa nợ thuế đảm bảo bình đẳng trong xã hội
Tuy nhiên, thực hiện thế nào để đảm bảo công bằng, minh bạch và tạo được sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp mới là điều đáng bàn. Phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Viết Lợi (ảnh), Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính xung quanh vấn đề này.
Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, tổng số nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tính đến ngày 31/12/2017 của các khoản nợ thuế không thể thu hồi được phát sinh do những nguyên nhân khách quan do cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan quản lý khoảng 35.347 tỷ đồng. Tại sao số nợ thuế này chưa được xử lý, thưa ông?
Theo Điều 65 Luật Quản lý thuế hiện hành cho phép xoá nợ tiền thuế, tiền phạt cho 3 trường hợp:
Thứ nhất, DN bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt;
Thứ hai, cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ;
Thứ ba, các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp trên mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá mười (10) năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nhưng không có khả năng thu hồi và tại khoản 3 Điều 2 Luật Quản lý thuế 21/2012/QH12 quy định: Đối với các khoản tiền thuế nợ, tiền phạt còn nợ không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 1/7/2007, giao Chính phủ tổ chức thực hiện xóa nợ và báo cáo Quốc hội kết quả đối với một số trường hợp
Thực tế thực hiện thấy rằng phạm vi xoá nợ thuế tại Điều 65 và cho một số đối tượng gặp khó khăn khách quan tại Điều 2 Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH12 nêu trên còn khá hẹp và chưa phản ánh được thực tế khách quan về những trường hợp nợ xấu, khó có khả năng thu hồi, nhất là các khoản nợ tồn đọng phát sinh trong thời gian dài, trong đó nhiều trường hợp nợ thuế do nguyên nhân khách quan về biến động thị trường và khủng hoảng kinh tế.
Bộ Tài chính vừa có văn bản lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ, khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không có khả năng thu hồi, theo đó số tiền ước tính xóa nợ lên đến 26.500 tỷ đồng. Điều này có hợp lý không, thưa ông?
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thực tế cho thấy nhiều người nộp thuế đã rất nỗ lực để nộp tiền thuế phát sinh, khó có khả năng nộp tiền phạt chậm nộp, nhất là trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn bất khả kháng. Hiện tại có những trường hợp tiền phạt chậm nộp lớn hơn tiền thuế, nếu không có giải pháp và cơ chế xử lý phù hợp thì số tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp không thu được ngày càng tăng lên, gây áp lực cho người nộp thuế và cả cơ quan Thuế.
Do đó, để giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn tại cũ, và để thực hiện thành công chiến lược quốc gia là tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước cũng như nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, việc cho phép xóa một số khoản nợ thuế là hoàn toàn cần thiết.
Việc xử lý nợ, khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không có khả năng thu hồi chỉ áp dụng cho một số trường hợp nhất định và cụ thể. Ảnh: Thùy Linh. |
Nếu xét ở góc độ mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế, xóa nợ có thể gây bất bình đẳng, đặt ra tiền lệ xấu. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Cần nhấn mạnh rằng việc xử lý nợ, khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không có khả năng thu hồi cho một số trường hợp nhất định và cụ thể. Bao gồm: Xóa nợ tiền chậm nộp thuế đối với doanh nghiệp cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn chi từ ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán; Xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế, tiền chậm nộp thuế của các khoản nợ thuế phát sinh trước ngày 1/1/2018 của người nộp thuế gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp khó khăn bất khả kháng với mức xóa tiền chậm nộp thuế, không vượt quá giá trị thiệt hại; Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với những trường hợp không còn khả năng thu do người nộp thuế thực tế đã giải thể (trừ trường hợp giải thể để chia tách, sáp nhập, chuyển đổi), phá sản hoặc chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, thực tế không còn hoạt động sản xuất kinh doanh trước ngày 1/1/2017 mà không còn khả năng nộp ngân sách và đã được cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…)
Như vậy, có thể thấy các đối tượng xử lý nợ, khoanh nợ tiền thuế chủ yếu là do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đã bỏ kinh doanh, giải thể, phá sản, không còn ở nơi cư trú đăng ký nộp thuế, không còn sản xuất kinh doanh hoặc gặp thiên tai, hỏa hoạn tai nạn bất ngờ... Xét về năng lực và khả năng hiện tại, các doanh nghiệp này không còn hoặc không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp đang hoạt động khác. Vì vậy việc xóa nợ, khoanh nợ thuế đối với các đối tượng nhất định vẫn đảm bảo bình đẳng trong xã hội.
Bộ Tài chính cần phải làm gì để có thể khoanh nợ, xóa nợ đúng đối tượng, tạo được sự đồng thuận từ phía dư luận xã hội, thưa ông?
Để khoanh nợ, xóa nợ đúng đối tượng, đồng thời đảm bảo tính công bằng và góp phần thực hiện tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng như các bộ, ngành liên quan cần rà soát, quản lý tốt các đối tượng trong diện được khoanh nợ, xóa nợ thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát để giảm thiểu rủi ro, tránh tình trạng các đối tượng tận dụng cơ hội gây thất thoát nguồn thu của nhà nước.
Để bảo đảm chặt chẽ, trong việc xóa nợ, trường hợp người sáng lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tiếp tục đăng ký thành lập tổ chức kinh doanh khác, Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan cần lưu ý đề nghị quy định chế tài trong hai năm tiếp theo kể từ ngày thực hiện xóa nợ, chủ sở hữu doanh nghiệp, người sáng lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật không được thành lập doanh nghiệp mới/không được kinh doanh, trừ trường hợp người nộp thuế thực hiện nộp đủ số tiền thuế theo quyết định xóa nợ vào ngân sách nhà nước.
Đặc biệt, cần tăng cường các biện pháp quản lý nợ thuế. Thực hiện kiên quyết các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế như ban hành thông báo nợ và tiền chậm nộp, ban hành các quyết định cưỡng chế nợ thuế đối với các trường hợp phải cưỡng chế nợ thuế, cùng với đó cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trong cưỡng chế nợ thuế; phối hợp các sở, ngành để thu hồi nợ thuế để đảm bảo niềm tin của người dân trong công tác quản lý nhà nước về thuế.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Tháo gỡ “điểm nghẽn” của nền kinh tế
11:12 | 29/10/2024 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công
19:03 | 28/10/2024 Tài chính
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình
18:52 | 28/10/2024 Tài chính
Gỡ nhiều điểm nghẽn trong chi thường xuyên để mua sắm tài sản, trang thiết bị
10:29 | 27/10/2024 Tài chính
Đảm bảo hài hòa lợi ích “3 nhà” khi áp thuế GTGT 5% với phân bón
07:02 | 27/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt bị dừng làm thủ tục hải quan
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK