Dự án "1 luật sửa 7 luật": Tháo gỡ “điểm nghẽn” của nền kinh tế
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi. |
Thưa Thứ trưởng, dự kiến tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thông qua dự án 1 luật sửa 7 luật trong lĩnh vực tài chính, việc này có ý nghĩa như thế nào?
Chúng ta đã biết, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. Tháo gỡ những vướng mắc, "điểm nghẽn" trong thể chế tức là chúng ta giải quyết được “điểm nghẽn của điểm nghẽn”.
Với quyết sách của Trung ương cũng như Bộ Chính trị về việc xử lý các vướng mắc, “điểm nghẽn” trong hệ thống pháp luật về tài chính vừa qua, chúng tôi cho rằng đây là chủ trương rất trúng, rất đúng và rất kịp thời.
Sau khi được Chính phủ đồng ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận, Bộ Tài chính đã chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính theo trình tự, thủ tục rút gọn, tập trung vào các vấn đề mà thực tế đòi hỏi, yêu cầu.
Việc dự án luật được soạn thảo theo thủ tục rút gọn đã rút ngắn được thời gian so với trình tự, thủ tục xây dựng luật thông thường và dự án Luật cũng có hiệu lực ngay sau khi được phê chuẩn.
Với những nội dung báo cáo Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp này, chúng tôi khẳng định sẽ giải phóng được rất nhiều nguồn lực, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, nhất là tại thời điểm này, chúng ta chỉ còn hơn 1 năm cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Xin Thứ trưởng cho biết, những mục tiêu lớn, mang tính cấp bách nào cần phải sửa ngay để đáp ứng việc quản lý và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
Các chính sách lớn khi chúng tôi đề xuất sửa đổi, bổ sung tại dự án Luật này tập trung giải quyết những vướng mắc, điểm nghẽn về cơ chế chia sẻ, phân bổ, huy động nguồn lực ngân sách nhà nước, tài sản công nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước cho tăng trưởng kinh tế.
Các nội dung này được thể hiện ở việc sửa Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Chúng tôi cũng tập trung chính sách nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, tăng cường phân cấp, phân quyền cho các cấp, đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Tổng Bí thư là phân cấp mạnh, để “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Quan điểm này thể hiện trong sửa Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Kế toán.
Cùng với đó, chúng tôi đề xuất thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn thu, mở rộng cơ sở thu để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và đảm bảo sự công bằng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Nội dung này được thể hiện trong sửa Luật Quản lý thuế.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất các chính sách hướng tới đảm bảo tính công khai, minh bạch, thuận lợi để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, quyền tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, thu hút các nguồn lực của nhà đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán một cách bền vững…
Những nội dung này thể hiện trong nội dung sửa Luật Chứng khoán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Kế toán.
Đồng thời, đề xuất chính sách nhằm tăng tính chủ động trong quan hệ đối ngoại với các nước anh em khi sửa Luật Ngân sách nhà nước, Luật Dự trữ quốc gia.
Với Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi, dự kiến có 3 nhóm chính sách lớn, nổi bật là bổ sung cơ chế cho phép sử dụng vốn đầu tư phát triển của địa phương để hỗ trợ ngân sách trung ương, hỗ trợ các địa phương khác đầu tư dự án hạ tầng có tính chất vùng và liên vùng. Các chính sách này có tháo gỡ được các “điểm nghẽn” thực tế không, thưa Thứ trưởng?
Trong thời gian qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết thí điểm cho phép một số địa phương được sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư vào các công trình, dự án trọng điểm của trung ương và trên địa bàn. Nội dung này cũng đã được luật hóa trong Luật Thủ đô.
Một số công trình hạ tầng trọng điểm đã được thực hiện và thực tế đã phát huy hiệu quả tích cực. Có thể kể đến nhiều dự án thực hiện theo cơ chế này, như các tuyến đường vành đai của Hà Nội, THCM, dự án sân bay Điện Biên, dự án cầu Bạch Đằng (nối TP Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh), dự án cầu Như Nguyệt,…
Trên cơ sở chủ trương của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Bộ Tài chính cũng đề xuất với Chính phủ trình Quốc hội bổ sung nội dung này trong Luật Ngân sách nhà nước để làm sao huy động được nguồn ngân sách của các cấp, các địa phương tham gia đầu tư vào các dự án hạ tầng quan trọng, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, liên quốc gia, thậm chí là liên quốc tế.
Chúng tôi đánh giá, nếu cơ chế này được giải quyết, sẽ tạo ra nguồn lực tổng thể, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả trung ương và địa phương để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm của đất nước, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế - xã hội của từng địa phương, của vùng, của cả quốc gia không những ở thời điểm hiện tại mà còn trong tương lai.
Vậy điều này có giúp chúng ta giảm bớt tình trạng các dự án đợi vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh sắp tới chúng ta cũng sẽ có những dự án mang tính chất liên vùng như Thứ trưởng vừa chia sẻ?
Việc này sẽ huy động được sức mạnh tổng thể của cả trung ương và các địa phương và nó không chia cắt ngân sách nhà nước nhưng phải trên cơ sở các dự án có tính chất động lực cho phát triển vùng, liên tỉnh và cả quốc gia.
Luật Quản lý thuế sửa đổi đề xuất sửa quy định về thẩm quyền quyết định hoàn thuế. Theo đó, đề xuất bổ sung thêm đối tượng quyết định hoàn thuế là chi cục trưởng và Cục Thuế Doanh nghiệp lớn. Liệu việc tăng cường phân cấp, phân quyền này có giúp việc hoàn thuế được nhanh chóng hơn trước không, thưa Thứ trưởng?
Theo Luật Quản lý thuế hiện hành, chỉ có cục trưởng cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xem xét, quyết định hoàn thuế.
Nhưng thực tế, chúng ta lại thực hiện việc thu thuế, xử lý hồ sơ thuế không chỉ ở cục thuế mà ở cả các chi cục thuế.
Nếu thực hiện hoàn thuế như quy định hiện nay thì quy trình, thủ tục và phối hợp giữa cục thuế với chi cục thuế trong xử lý hoàn thuế có thể mất nhiều thời gian hơn.
Nhưng khi thực hiện phân cấp cho các chi cục thuế và chi cục trưởng chi cục thuế có thẩm quyền xem xét, hoàn thuế đối với những hồ sơ thuế mà chính mình được giao quản lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian xem xét hoàn thuế, nâng cao trách nhiệm của cấp quản lý thuế trực tiếp người nộp thuế. Chúng tôi nghĩ rằng đó là mục tiêu đúng đắn.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy khi thực hiện phân cấp, phân quyền như vậy sẽ phát sinh các thách thức.
Chúng tôi cũng phải tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện tại các cục thuế, chi cục thuế, đồng thời nâng cao năng lực, trình độ cho các công chức thuế ở các chi cục để thực hiện đúng các quy định của pháp luật, tránh rủi ro phát sinh hoặc trục lợi trong quá trình hoàn thuế. Chúng tôi cũng đề xuất nội dung này trong sửa Luật Quản lý thuế.
Điều này cũng đúng với trường hợp Cục trưởng Cục Thuế Doanh nghiệp lớn có thẩm quyền hoàn thuế. Doanh nghiệp lớn, người nộp thuế khi thực hiện các thủ tục liên quan đến hoàn thuế chỉ cần làm việc với Cục Thuế Doanh nghiệp lớn, góp phần rút ngắn thời gian hoàn thuế, giảm bớt thủ tục hành chính.
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Tin liên quan
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công
23:15 | 13/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics