Vốn ngoại rộng cửa vào các ngân hàng Việt
Hút vốn ngoại vào cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước | |
Ngân hàng trước áp lực tăng vốn | |
Giải ngân vốn vay nước ngoài: Vướng ở đâu - Gỡ thế nào? |
Sau khi hoàn tất bán 15% vốn cho Aozora Bank, OCB đang lựa chọn đối tác nước ngoài để bán thêm 10% vốn |
Làn sóng “kén rể” ngoại
Trong mùa Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên vừa qua, nhiều ngân hàng tiếp tục hé lộ về dự định tìm kiếm đối tác nước ngoài. Cụ thể, trong kế hoạch tăng 32% vốn điều lệ, từ 10.959 tỷ đồng lên 14.449 tỷ đồng trong năm nay, Ngân hàng OCB dự định chào bán 70 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài qua phát hành riêng lẻ. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu, ngân hàng sẽ trình cổ đông nới room ngoại lên mức tối đa 30%. Chủ tịch HĐQT OCB Trịnh Văn Tuấn cho biết, hiện đã có một số tổ chức nước ngoài bày tỏ sự quan tâm tới cổ phiếu OCB.
Theo các chuyên gia, các nhà đầu tư nước ngoài nhỏ lẻ chỉ giao dịch lướt sóng, không có đóng góp về quản trị, chiến lược hay công nghệ cho ngân hàng. Trong khi đó, nếu room này được giữ lại để bán cho nhà đầu tư chiến lược, cả ngân hàng và cổ đông đều được lợi khi các tổ chức này sẽ giúp ngân hàng cải thiện về trình độ quản trị, công nghệ… Với khoảng trống khá lớn được chừa lại, dự báo sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư ngoại “để mắt” tới các ngân hàng Việt Nam, mở ra làn sóng rót vốn mới sau nhiều năm trầm lắng. |
ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 của LienVietPostBank cũng đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ, trong đó phát hành riêng lẻ 66,7 triệu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, nâng tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài lên 9,99%. Theo lãnh đạo ngân hàng này, thương vụ bán vốn cho nhà đầu tư ngoại có khả năng sẽ hoàn tất trong năm nay.
Ngân hàng SCB cũng cho biết đang trong quá trình đàm phán với các đối tác chiến lược nước ngoài để bán một phần vốn nhằm nâng cao tiền lực tài chính sau khi hoàn tất tái cơ cấu. Ngân hàng VPBank cũng đã có kế hoạch phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược nước ngoài từ năm 2019, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn tất. Hiện ngân hàng này đang đàm phán với một số đối tác và kỳ vọng quá trình này có thể hoàn thành vào cuối năm nay.
Tương tự, nhiều ngân hàng khác như: Bản Việt, Nam Á, SCB, NCB… cũng đang triển khai các kế hoạch nhằm tìm kiếm và lựa chọn đối tác ngoại để nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh.
Khóa room đón đối tác chiến lược
Sau giai đoạn ồ ạt rót vốn từ năm 2005-2011, từ năm 2012, thị trường chứng kiến sự chia tay của không ít thương vụ. Nguyên nhân của sự ra đi của các đối tác ngoại là cho nhà đầu tư chốt lời sau khi đã đạt được lợi nhuận kỳ vọng, một số khác lại do vấn đề “cơm không lành, canh không ngọt” khi có nhiều khác biệt về văn hóa, mô hình kinh doanh. Sau những cuộc chia tay này, tại nhiều ngân hàng vẫn còn những khoảng trống chờ đối tác mới xuất hiện. Thêm vào đó, dù đã có nhiều thương vụ bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, song room ngoại tại các ngân hàng Việt Nam vẫn còn khá lớn. Ngoại trừ ACB gần như đã kịch trần 30%, room ngoại tại VPBank mới ở mức 15%, Techcombank là 22,5%, HDBank là 21%, OCB cũng còn lại 10%, còn tại SHB, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ đạt 4%... Theo đó, vẫn còn khá nhiều khoảng trống đang chờ các nhà đầu tư ngoại lấp đầy. Song khác với giai đoạn trước, lần này các ngân hàng rất thận trọng trong việc lựa chọn đối tác.
Điều này thể hiện qua số lượng các thương vụ hợp tác giữa ngân hàng Việt Nam và các đối tác nước ngoài chỉ đếm trên đầu ngón tay trong những năm gần đây. Trong năm 2020, OCB đã hoàn tất bán 15% cổ phần cho Aozora Bank (Nhật Bản) và MB phát hành riêng lẻ hơn 64,3 triệu cổ phiếu cho 8 nhà đầu tư nước ngoài, HDBank chào bán trái phiếu chuyển đổi cho DEG (Đức). Năm 2019 cũng chỉ ghi nhận 2 thương vụ là Vietcombank bán 3% cổ phiếu cho GIC và cổ đông hiện hữu Mizuho Bank Ltd và BIDV bán 15% cổ phần cho Keb Hana Bank…
Theo các ngân hàng, các thương vụ hợp tác đều phải trải qua quá trình đàm phán rất dài và phức tạp. Điển hình như trong thương vụ bán 15% vốn điều lệ của OCB cho Aozora Bank, ông Trịnh Văn Tuấn cho biết, trước khi bán cổ phần cho Aozora Bank, ngân hàng đã phải mất tới hơn 2 năm đàm phán. Hay như tại NCB, kế hoạch bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đã được thông qua từ năm 2017, song đến nay vẫn chưa đạt được kết quả…
Theo quy định tại Nghị định 01/2014/NĐ-CP, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam và tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước không được vượt quá 30% vốn. Trong khi đó, Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật chứng khoán có hiệu lực từ đầu năm 2021 quy định, các công ty đại chúng có ngành nghề thuộc diện hạn chế nhà đầu tư nước ngoài được tự quyết tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa thấp hơn mức trần quy định. Tỷ lệ này phải được ĐHĐCĐ thông qua và quy định tại điều lệ công ty.
Theo đó, tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư ngoại, nhiều ngân hàng đã chọn cách “khóa” room ngoại để giữ lại một phần tỷ lệ sở hữu nước ngoài để dành cho nhà đầu tư chiến lược. Cụ thể, ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 của SHB đã thông qua tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại SHB là không quá 20% vốn điều lệ, đồng thời chốt tỷ lệ sở hữu nước ngoài của SHB tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam là 10% để tìm kiếm và lựa chọn đối tác chiến lược. Tương tự, Techcombank cũng khóa room ngoại ở mức 22,5%, VIB ở mức 20,5%. HDBank cũng điều chỉnh room từ 30% xuống 21,5%; VPBank giảm từ 22,77% xuống 15%...
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nghệ An phá chuyên án thu giữ 280 kg pháo nổ
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK