Giải ngân vốn vay nước ngoài: Vướng ở đâu - Gỡ thế nào?
Nhiều dự án đã được bố trí kế hoạch vốn nhưng đang phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án. Ảnh: ST |
Không có khối lượng để giải ngân
Theo thực tế tổng hợp của Bộ Tài chính, vấn đề lớn nhất làm tỷ lệ giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi còn thấp là do không có khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành nên không có hồ sơ thanh toán, không thể giải ngân. Nguyên nhân có tác động của đại dịch Covid-19, thiên tai lũ lụt, tuy nhiên, ngay cả ở các khu vực ít chịu ảnh hưởng bởi thiên tai lũ lụt thì Bộ Tài chính thấy tiến độ triển khai và gửi đơn rút vốn vẫn còn chậm. Điều này cần phải được tiếp tục làm rõ và cụ thể hơn nữa về trách nhiệm của từng khâu. Bên cạnh đó, có nhiều dự án đã được bố trí kế hoạch vốn nhưng đang phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án (như gia hạn thời gian thực hiện dự án, gia hạn thời gian giải ngân, điều chỉnh phân bổ các hạng mục sử dụng vốn), điều chỉnh hiệp định vay nên không đủ cơ sở để giải ngân.
Bộ Tài chính đang khẩn trương phối hợp với chủ dự án, nhà tài trợ hoàn tất các thủ tục để giải ngân hết số vốn kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước nhưng chưa hoàn tất giải ngân trên cơ sở hồ sơ rút vốn do chủ dự án gửi. Trong nội bộ Bộ Tài chính, lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương xử lý các công việc sớm nhất, rút ngắn thời gian thực hiện kiểm soát chi không quá 1 ngày, thời gian xử lý đơn rút vốn chỉ còn 1 ngày khi đủ hồ sơ hợp lệ, tăng cường thực hiện kiểm soát chi, rút vốn và giải ngân qua hệ thống công nghệ thông tin. |
Một số dự án vướng cơ chế nên chưa xác định được phần cấp phát/cho vay lại để giao vốn triển khai thực hiện trong năm 2020 (ví dụ các dự án của Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vay Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt cơ chế chuyển từ vốn vay lại sang cấp phát).
Một vấn đề nữa là theo phương thức giải ngân tài khoản đặc biệt của một số nhà tài trợ như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), JICA, nhiều chủ dự án chậm trễ thực hiện thủ tục hoàn chứng từ cho các khoản rút vốn từ tài khoản đặc biệt nhà tài trợ phê duyệt hồ sơ rút vốn bổ sung tài khoản đặc biệt cho các khoản chi nhỏ lẻ thường kéo dài. Ngoài ra, việc chuẩn bị hồ sơ rút vốn của các chủ dự án còn chưa kỹ như hồ sơ chưa đầy đủ, thiếu chính xác, kế hoạch chi tiêu chưa phù hợp.
Tháng 12 là tháng tập trung cao điểm hoàn thành các thủ tục thanh toán, trong đó lập các hồ sơ, phiếu đánh giá để xác định khối lượng cơ bản hoàn thành, gửi hồ sơ tới Kho bạc Nhà nước để thực hiện kiểm soát chi, thực hiện lập phiếu chi, giải ngân rút vốn và khóa sổ quyết toán ngân sách nhà nước. Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, Văn phòng Chính phủ để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, bảo đảm Nghị định sau khi được sửa đổi sẽ quy định đơn giản hóa quy trình, thủ tục thẩm định và ký hợp đồng cho vay lại.
Việc các bộ, ngành cần phải thực hiện ngay là báo cáo kịp thời nếu phải điều chỉnh kế hoạch vốn trong phạm vi đơn vị mình hoặc nếu phải tăng tổng mức đầu tư thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Với dự án kết thúc trong năm 2020, cần làm thủ tục điều chỉnh dự án và điều chỉnh thời gian rút vốn thì cần khẩn trương báo cáo cấp thẩm quyền để đảm bảo thời gian rút vốn phù hợp. Các bộ, ngành cần chỉ đạo các ban quản lý dự án có khối lượng công việc đã hoàn thành sớm gửi Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi, gửi Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, nhà tài trợ để làm thủ tục giải ngân, đảm bảo ghi thu, ghi chi cũng như thủ tục giải ngân.
Báo cáo kịp thời
Để thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đặc biệt này, trong bối cảnh năm 2020 sắp kết thúc và sẽ làm tiền đề cho năm 2021, Bộ Tài chính đã đề xuất với Chính phủ một số nhóm giải pháp như: đề nghị các bộ, ngành chủ dự án có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án; xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc của các dự án đầu tư lớn, tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân, các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, triển khai ngay việc ký kết đối với các gói thầu đã có ý kiến “không phản đối” của nhà tài trợ. Bên cạnh đó, tăng cường năng lực tổ chức thực hiện dự án ODA ở cấp cơ quan chủ quản, chủ đầu tư và ban quản lý dự án, đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý dự án có năng lực, trình độ chuyên môn cao. Các bộ, ngành cũng có trách nhiệm bố trí đủ vốn đối ứng để thanh toán theo dự toán được giao; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để giải quyết các vướng mắc phát sinh.
Bộ Tài chính cũng đề nghị các nhà tài trợ rà soát, giảm các thủ tục phê duyệt không cần thiết, đẩy nhanh thời gian phê duyệt các vấn đề cần xin ý kiến không phản đối. Đối với các dự án đang trong giai đoạn thuê tuyển tư vấn để lập tổng mức đầu tư,... cần có các giải pháp giám sát chất lượng, tiến độ của tư vấn, tránh để các vướng mắc, chậm trễ kéo dài, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án.
Đối với các đề xuất cắt giảm kế hoạch vốn, các bộ, ngành phải xác định cụ thể là cắt giảm của dự án nào, đồng thời trong thời gian tới cần làm rõ dự án nào hoàn toàn không giải ngân được trong năm 2020, dự án nào chỉ giải ngân được một phần, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định số vốn đã được phân bổ trong giai đoạn 2016-2020 và số vốn đã giải ngân thực tế, nếu thiếu vốn và còn được tiếp tục giải ngân trong các năm sau phải đề xuất đưa vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn đầu tư 2021.
Về những vấn đề xung quanh điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh hiệp định vay, đối với chương trình/dự án cần điều chỉnh chủ trương đầu tư, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều chỉnh đầu tư. Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh thời hạn giải ngân, phân bổ vốn theo các hiệp định vay đã ký và các điều chỉnh khác của hiệp định vay (nếu phát sinh) theo quy định, tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công.
Tin liên quan
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
21:52 | 26/12/2024 Tài chính
Tìm “kịch bản” lạc quan cho lãi suất năm 2025
08:49 | 27/12/2024 Kinh tế
Yêu cầu điều hành và bình ổn giá, tránh biến động bất thường trong dịp Tết 2025
16:19 | 25/12/2024 Tài chính
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
15:56 | 27/12/2024 Kinh tế
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
15:45 | 27/12/2024 Kinh tế
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
16:24 | 26/12/2024 Kinh tế
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
16:20 | 26/12/2024 Kinh tế
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
10:47 | 26/12/2024 Kinh tế
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
06:57 | 26/12/2024 Kinh tế
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%
06:55 | 26/12/2024 Kinh tế
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
Khởi tố 3 đối tượng về tội buôn bán hơn 30.000 bao thuốc lá nhập lậu
Jaecoo J7 PHEV: Lựa chọn xanh cho tương lai bền vững
Không thể "tịnh tiến từ từ" khi nền kinh tế bước vào kỷ nguyên vươn mình
Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Lào về năng lượng tái tạo, xuất khẩu nông sản
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics