Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu mắc ca
Giá trị kim ngạch xuất khẩu mắc ca đạt khoảng 2,5 tỷ USD vào 2050 | |
Đến năm 2050, Việt Nam trở thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới |
Ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT). |
Ngày 15/3 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 344/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (Đề án). Việc này có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển mắc ca tại Việt Nam, thưa ông?
Có thể nói, phát triển mắc ca ở nước ta thời gian qua đã thu được những kết quả tích cực, tăng nhanh về diện tích và sản lượng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất. Tuy vậy, do tình trạng phát triển mắc ca tự phát ở một số nơi, trồng theo phong trào và không đúng quy trình kỹ thuật nên nhiều diện tích cây sinh trưởng kém, sản lượng quả thấp hoặc không có quả. Mặt khác, công tác chế biến mắc ca còn đơn giản, sản phẩm chưa tinh và chất lượng chưa cao; thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng; thiếu sự đồng bộ về cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút sự tham gia của người dân, DN đầu tư phát triển mắc ca.
Vì vậy, Đề án sẽ định hướng mục tiêu và giải pháp phát triển mắc ca bền vững trong thời gian tới, nhằm đưa mắc ca trở thành một trong những loài cây trồng quan trọng, đa mục đích, nâng cao thu nhập cho người dân, DN, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là địa bàn vùng miền núi, vùng biên giới; đưa nước ta trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về trồng, chế biến và XK sản phẩm mắc ca.
Ông có thể chia sẻ rõ hơn về tình hình XNK mắc ca của Việt Nam hiện nay cũng như tính khả thi của mục tiêu XK mắc ca đạt khoảng 400 triệu USD vào năm 2030 và khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2050 được đặt ra trong Đề án?
Ở Việt Nam, mắc ca là cây nhập nội từ năm 1990. Đến nay, cả nước có 28 tỉnh trồng mắc ca, với tổng diện tích là 18.840 ha, tập trung chủ yếu tại 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên; diện tích cho thu hoạch là 6.853 ha, sản lượng năm 2021 ước đạt 8.514 tấn hạt tươi/năm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca chủ yếu là trong nước và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc. |
Trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng kim ngạch NK mắc ca của Việt Nam đạt 136,8 triệu USD với khối lượng đạt gần 5.400 tấn nhân và 25.500 tấn mắc ca nguyên vỏ. Trong khi đó, tổng kim ngạch XK mắc ca của Việt Nam đạt 59,6 triệu USD với khối lượng trên 3.000 tấn nhân và 390 tấn mắc ca nguyên vỏ. Mắc ca của Việt Nam đã được XK sang 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Thái Lan, Đức, Malaysia, Hồng Kông (Trung Quốc), Hà Lan, Hoa Kỳ…
Mục tiêu XK đưa ra trong Đề án đều tính toán dựa trên giá thành hiện tại, giá thành tiềm năng cũng như diện tích mắc ca đã trồng được, diện tích mắc ca quy hoạch… Ví dụ, vào năm 2030 sẽ có khoảng 70.000-80.000 ha mắc ca đến tuổi khai thác với sản lượng khoảng 3 tấn hạt/ha/năm, sau khi đưa vào chế biến nhân mắc ca có giá thành khoảng 3 USD/kg. Với các ước tính sơ bộ như vậy cùng sự quyết liệt của toàn bộ hệ thống, mục tiêu XK mắc ca đạt khoảng 400 triệu USD vào năm 2030 và khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2050 được đặt ra trong Đề án hoàn toàn khả thi.
Chế biến là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, tạo sự phát triển bền vững. Yếu tố này được thúc đẩy như thế nào trong quá trình hiện thực hoá các nội dung của Đề án, thưa ông?
Tính đến tháng 5/2021, cả nước hiện có 65 cơ sở sơ chế, chế biến mắc ca, phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung chủ yếu tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk. Tổng công suất tiêu thụ nguyên liệu là 7.315 tấn hạt.
Về quy mô các cơ sở chế biến không đồng đều, công suất từ 10 tấn/năm đến trên 1.000 tấn/năm. Về thiết bị và công nghệ: máy móc, thiết bị sơ chế, chế biến chủ yếu đơn giản như máy sấy hạ ẩm, sấy hạt, dập hạt... Tuy nhiên, bước đầu đã có một số DN đầu tư công nghệ hiện đại sản xuất sản phẩm sữa mắc ca như Công ty cổ phần TH Truemilk, Công ty Nutifood. Về sản phẩm, hiện chủ yếu là hạt sấy khô và một số loại sản phẩm pha chế như: sữa hạt mắc ca, bột dinh dưỡng mắc ca, cà phê mắc ca, dầu ăn, dầu gội,…
Để chế biến và tiêu thụ sản phẩm mắc ca đến năm 2030, về chế biến sẽ khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến mắc ca gắn với vùng trồng nguyên liệu tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên; nâng cấp 65 cơ sở sơ chế, chế biến hiện có, xây dựng mới khoảng 300 - 400 cơ sở sơ chế, chế biến, công suất mỗi cơ sở từ 100 - 200 tấn hạt/năm. Bên cạnh đó, các DN cũng sẽ được tạo điều kiện đầu tư xây dựng khoảng 8 nhà máy chế biến sâu các sản phẩm mắc ca có giá trị cao, công suất mỗi cơ sở từ 10.000 - 15.000 tấn hạt tươi/năm tại những địa phương có điều kiện thuận lợi.
Sự liên kết chặt chẽ giữa DN và người dân là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển bền vững cây mắc ca. Xin ông cho biết, Nhà nước cần có các giải pháp như thế nào để tăng cường tính liên kết này trong thời gian tới?
Đến nay, người dân và DN đã hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất mắc ca theo chuỗi giữa các DN với người dân từ khâu trồng, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm với nòng cốt là các DN. Tuy nhiên, sự liên kết này vẫn chỉ tồn tại ở mức hợp tác giữa DN và người dân, chưa có sự can thiệp của các chính sách cụ thể của Nhà nước để đảm bảo cho người trồng mắc ca không bị ép giá dẫn đến thua lỗ.
Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước cần có các chính sách: khuyến khích các DN liên kết với nông dân sản xuất mắc ca thông qua cầu nối hợp tác xã và tổ hợp tác xây dựng vùng trồng mắc ca tập trung, hình thành chuỗi ngành hàng mắc ca từ trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm; thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất mắc ca cả về chiều rộng và chiều sâu; đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động và tăng cường năng lực cho hợp tác xã. Đối với hộ gia đình, cần liên kết với DN thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác để xây dựng vùng trồng mắc ca tập trung, thiết lập mã số vùng trồng truy suất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm...
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
14:58 | 05/11/2024 Xe - Công nghệ
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK