Vẫn còn nhiều khó khăn, phiền hà trong thủ tục đầu tư xây dựng
Thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng và một số lĩnh vực liên quan trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, phiền hà. Ảnh: Internet |
Đạt nhiều kết quả nhưng dư địa cải cách vẫn còn rất lớn
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, thủ tục đầu tư xây dựng là những lĩnh vực thủ tục hành chính có vai trò thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến việc gia nhập thị trường, đưa nguồn lực vào sản xuất và sự phát triển về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp cũng như cả nền kinh tế.
Chính phủ Việt Nam đã từng bước thực hiện những điều chỉnh về cơ chế chính sách để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong các hoạt động đầu tư xây dựng, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh thông qua đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này.
Tuy vậy, thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng và một số lĩnh vực liên quan trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, phiền hà, đặc biệt là nhóm thủ tục liên ngành, liên quan đến thẩm quyền của nhiều cơ quan nhà nước và tới nhiều cấp chính quyền khác nhau.
“Sự phức tạp về quy trình thủ tục, sự chồng chéo về thẩm quyền tạo ra rủi ro trong xử lý hồ sơ, gia tăng chi phí tuân thủ pháp luật của DN. Bản thân các cơ quan chính quyền cấp thực thi cũng gặp khó khăn trong áp dụng pháp luật và phải đối mặt với nhiều rủi ro pháp lý”, ông Phạm Tấn Công nói.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, thông qua công tác xây dựng và hoàn hiện thể chế, Bộ Xây dựng đã thực hiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động cho người quyết định đầu tư, chủ đầu tư trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng; bãi bỏ, đơn giản hóa, tích hợp nhiều thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, bãi bỏ nhiều ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cũng như cắt giảm, đơn giản hóa số lượng lớn các điều kiện đầu tư kinh doanh.
Riêng trong 10 tháng năm 2021, đã bãi bỏ 3 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (tương ứng 16 điều kiện đầu tư kinh doanh); cắt giảm, đơn giản hóa 59/172 điều kiện đầu tư kinh doanh đối với 9 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (đạt 34,3%); cắt giảm, đơn giản hóa 9 thủ tục hành chính; tích hợp, thay thế 5 Nghị định, 7 Thông tư vào 7 Nghị định.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng thừa nhận, dù đã đạt được những kết quả nhất định trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện chỉ số cấp phép xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư kinh, doanh của ngành, dư địa cải cách vẫn còn rất lớn.
Theo ông Phạm Tấn Công, trong bối cảnh nền kinh tế, cộng đồng DN đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, cải cách hành chính là một trong những giải pháp quan trọng, bền vững, hiệu quả và trong “tầm tay” của các cơ quan Nhà nước.
Đặc biệt cải cách hành chính trong những lĩnh vực này có tác dụng tích cực không kém một “gói cứu trợ” cho DN trong bối cảnh khó khăn bởi đại dịch, sẽ giúp DN tiết kiệm rất nhiều chi phí, giúp giải phóng nhiều nguồn lực quốc gia đang bị tắc nghẽn, đình trệ, giúp các dòng vốn đầu tư cả công và tư nhanh chóng đi vào hoạt động, giúp tạo đà để nền kinh tế chúng ta bứt phá nhanh hơn trong giai đoạn sắp tới”, ông Phạm Tấn Công nói.
Khó khăn nhất ở thủ tục liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng
Báo cáo đánh giá mức độ thuận lợi khi tuân thủ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư – đất đai – xây dựng – môi trường năm 2020 do VCCI tiến hành khảo sát cho thấy, DN còn gặp những khó khăn nhất định khi thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng và thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Tỷ lệ DN gặp trở ngại với hai nhóm thủ tục này lần lượt là 50% và 48%, cao nhất trong số các thủ tục được đánh giá.
Theo báo cáo của VCCI, trên thực tế, các vấn đề chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đền bù đất đai và giải phóng mặt bằng của các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án đầu tư lớn. Tình trạng DN và người sử dụng đất không thể tiến tới hình thức chuyển dịch đất đai tự nguyện qua thỏa thuận là rủi ro lớn cho các DN khi tiến hành đầu tư.
Nếu chính quyền các địa phương không có phương án giải phóng mặt bằng và đền bù thỏa đáng, dự án có thể bị đình trệ kéo dài bởi các tranh chấp và khiếu kiện. Trong khi đó, đối với các vấn đề liên quan đến quy hoạch, việc bãi bỏ các thủ tục cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp giấy phép quy hoạch xây dựng theo quy định sẽ góp phần khắc phục các vấn đề mà DN gặp phải trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư – đất đai – xây dựng.
Theo kết quả khảo sát, trải nghiệm của DN FDI đối với các thủ tục này nhìn chung tích cực hơn đáng kể so với DN tư nhân trong nước. Tỷ lệ DN tư nhân gặp khó khăn khi thực hiện các dự án đầu tư - đất đai - xây dựng – môi trường cao hơn DN FDI ở 6/10 nhóm thủ tục được đánh giá.
“Các DN trong lĩnh vực xây dựng trải nghiệm rõ nhất sự phức tạp của hệ thống thủ tục hành chính về đầu tư – đất đai – xây dựng – môi trường. Ở tất cả các thủ tục được khảo sát, tỷ lệ DN ngành xây dựng gặp khó khăn đều cao hơn đáng kể các nhóm DN ở những ngành nghề khác”, báo cáo của VCCI cho biết.
Báo cáo của VCCI cũng cho biết, các cơ quan Nhà nước có liên quan cần tiếp tục đơn giản hóa các nhóm thủ tục liên quan đến thẩm định, thẩm duyệt, bao gồm thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, và thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy. Tỷ lệ DN gặp khó khăn trong việc thực hiện 3 nhóm thủ tục này lần lượt là 43,7%, 42,9%, 41,4%. |
Tuy nhiên, một kết quả tích cực có thể thấy đó là tỷ lệ DN gặp trở ngại với nhóm thủ tục về “đất đai, giải phóng mặt bằng”, và nhóm thủ tục về “quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị” đã giảm đáng kể với mức giảm lần lượt là 8% và 4,2% so với 2019. Đây là kết quả nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận được mặt bằng kinh doanh và quỹ đất sạch.
Theo Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, bất động sản là ngành kinh doanh phải thực hiện các thủ tục pháp lý phức tạp nhất so với các ngành nghề khác, Hiệp hội kiến nghị cần nhanh chóng chỉnh sửa Luật Đất đai, trong đó đặc biệt cần làm rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc giải phóng mặt bằng, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục, các bước trong việc đền bù giải phóng mặt bằng, hiện nay quy trình này có tới 177 bước.
Cụ thể, để đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là phải điều chỉnh khung giá bồi thường phù hợp sát với thực tế hơn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân khi bị thu hồi đất nhưng mặt khác cũng phải có cơ chế cưỡng chế thu hồi đất cụ thể rõ ràng để cơ quan chính quyền có cơ sở thực hiện.
Ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng: “Mới đây, Bộ Xây dựng đã tham mưu, trình và được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1936/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong năm 2021 và năm 2022. Thực hiện thành công Phương án này hứa hẹn tạo ra các hỗ trợ thực chất nhất cho DN ngành xây dựng, tạo ra sự đột phá trong nâng cao chỉ số cấp phép xây dựng của ngành năm 2021, 2022”. |
Tin liên quan
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều cơ hội cho dòng tiền chảy vào bất động phía Nam
18:05 | 31/10/2024 Kinh tế
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK