Ứng dụng công nghệ chống hàng giả, gian lận thương mại
Công chức Hải quan tham gia lớp tập huấn xác thực nguồn gốc rượu . Ảnh: T.H. |
Chủ động bảo vệ thương hiệu
Cách đây 2 năm (năm 2017), ngành Thuế đồng loạt triển khai chính sách dán tem thuế tại các cột bơm xăng dầu trong cả nước. Đây được xem là giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu nhằm chống thất thu thuế, bảo đảm một môi trường kinh doanh xăng lành mạnh, minh bạch và góp phần chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới.
Trong buổi làm việc với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cách đây chưa lâu, lãnh đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chia sẻ, chính sách dán tem thuế tại các cột bơm xăng dầu không ảnh hưởng đến hoạt động của Tập đoàn. Mọi hoạt động kinh doanh xăng dầu trong hệ thống của đơn vị đều được số hoá, minh bạch hoá và không có chuyện gian lận kinh doanh xăng dầu. Từ năm 2014, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã áp dụng phần mềm Quản lý đồng bộ cửa hàng xăng dầu (EGAS) đến tất cả 2.200 cửa hàng xăng dầu của Petrolimex trên phạm vi cả nước. Theo đó, EGAS tự động thu nhận tín hiệu xăng dầu từ cột bơm, đo bể tự chứa xăng dầu, hệ thống thanh toán qua thẻ… rồi tích hợp dữ liệu kịp thời lên hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp của Tập đoàn.
Đến thời điểm hiện nay, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là đơn vị tiên phong sử dụng ứng dụng phần mềm quản lý cửa hàng xăng dầu, sử dụng các thiết bị, phần mềm, máy tính và mạng để kết nối các máy bơm, kho bể, cửa hàng, tự động hóa trong xuất nhập xăng dầu tại các kho lớn; đo bể (dung tích, nhiệt độ, tỷ trọng) để tính tồn kho... Tất cả thông tin, dữ liệu được điện tử hóa truyền về Tập đoàn chỉ trong một cái nhấp chuột nên khó có sự gian lận từ trong chính nội bộ đến khách hàng mua xăng.
Khác với lĩnh vực xăng dầu, hiện lĩnh vực đồ uống có cồn, thuốc lá, xì gà nhập lậu đang gây khó khăn cho cơ quan chức năng. Theo ông Trương Văn Ba- Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, thời gian qua các lực lượng thuộc thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia như: Hải quan, Công an, Quản lý thị trường đã có nhiều nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu trong đấu tranh chống hàng giả. Tuy nhiên, tình trạng sản xuất, phân phối đồ uống có cồn không rõ nguồn gốc đã và đang là vấn đề nhức nhối không chỉ của các cơ quan chức năng mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng và nền kinh tế Việt Nam. Hiện có hơn 80% sản phẩm đồ uống có cồn không được dán tem, đồng nghĩa với việc chất lượng của sản phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ. Điều này không chỉ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Trước thực tế này, Công ty TNHH Pernod Ricard Việt Nam nghiên cứu, xây dựng và triển khai "Ứng dụng xác định và xác thực rượu nhập khẩu chính hãng" được xem là “cánh cửa” giúp người tiêu dùng tương tác với công ty nhằm xác định nguồn gốc và tính xác thực của sản phẩm. Ứng dụng này là hệ thống hoàn toàn miễn phí, không yêu cầu người dùng phải cài đặt, tương thích hầu hết với các thiết bị di động thông minh hiện có trên thị trường có kết nối mạng. Ứng dụng này được xây dựng dựa trên nền tảng Công nghệ mã QR (mã phản hồi nhanh), người dùng có thể truy xuất nguồn gốc cho cả mục đích sử dụng làm quà tặng lẫn mục đích thưởng thức. Tuy nhiên, quét mã QR dán trên nhãn cổ chai và xác nhận độ tuổi bắt buộc từ 18 tuổi trở lên mới được phép truy cập hệ thống.
Trước đó, Công ty TNHH Pernod Ricard Việt Nam đã phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan trong việc đào tạo, tập huấn kiểm tra, kiểm soát đối với những nhãn hiệu rượu do Công ty nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
Tạo cơ chế khuyến khích DN
Với vai trò là cơ quan tham mưu của Chính phủ về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thường xuyên làm việc với các tổ chức, hiệp hội trong nước và quốc tế để nghiên cứu các ứng dụng công nghệ mới trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Mới đây, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã có cuộc làm việc với đại diện của Công ty SICPA để nắm bắt thông tin về giải pháp chống hàng giả là giải pháp đánh dấu sản phẩm được SICPA chuyển giao cho Chính phủ tại gần 20 quốc gia trên thế giới và đã mang lại hiệu quả cao.
Khi áp dụng các giải pháp này cho phép nhà sản xuất, cơ quan chức năng đánh dấu sản phẩm để phân biệt tính chất hợp pháp cũng như kiểm tra được sản phẩm phi pháp. Đơn cử, đối với mặt hàng xăng dầu, SICPA có thể đưa ra giải pháp phân biệt loại nhiên liệu nào chịu thuế và loại nào không chịu thuế bằng cách thêm hợp chất vào nhiên liệu mà không ảnh hưởng đến sản phẩm liên quan.
Hiện giải pháp của SICPA được áp dụng tại Philippines và cơ quan Hải quan nước này áp dụng hệ thống đánh dấu nhiên liệu vào năm tới nhằm ngăn chặn buôn lậu nhiên liệu ở đất nước này, đồng thời coi đây là chương trình cải cách thuế.
Còn trong nước, mới đây giải pháp Tem chống hàng giả thông minh Vinacheck tích hợp công nghệ SMS 4.0 của Vina CHG đã vinh dự được nhận danh hiệu “Sản phẩm dịch vụ tiêu biểu TP.HCM 2019”. Giải pháp này không chỉ giúp DN ngăn chặn hàng giả, bảo vệ thuơng hiệu mà còn hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước có thêm công cụ để dễ dàng phát hiện các sản phẩm giả, nhái, hỗ trợ công tác điều tra xử lý hàng giả trên thị trường. Người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng kiểm tra nguồn gốc sản phẩm, xác thực nhanh hàng thật, hàng giả.
Tuy nhiên, để các giải pháp này đi vào thực tế thì rất cần sự đồng hành, ủng hộ từ phía cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, thậm chí cần phải thay đổi cơ chế chính sách quản lý. Đơn cử như giải pháp của của SICPA, để được thực hiện thành công cần sự trợ giúp từ đầu của Chính phủ như: Cần có quy định để điều chỉnh toàn bộ quá trình vận hành của chương trình đánh dấu nhiên liệu. Cần tổ chức một lực lượng chuyên trách riêng thực hiện chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu.
Tin liên quan
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
08:16 | 23/11/2024 An ninh XNK
Ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử trong bối cảnh bùng nổ thương mại điện tử
10:43 | 17/11/2024 An ninh XNK
Biên phòng mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm dịp cuối năm
09:56 | 07/11/2024 An ninh XNK
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
11:46 | 23/11/2024 An ninh XNK
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
20:15 | 22/11/2024 An ninh XNK
Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về
08:16 | 22/11/2024 An ninh XNK
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
20:17 | 21/11/2024 An ninh XNK
35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam
19:33 | 21/11/2024 An ninh XNK
Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê
16:32 | 21/11/2024 An ninh XNK
Hợp lực triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma tuý lớn
16:15 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tổng kết Chuyên án A724p: Hiệu quả từ công tác hiệp đồng phối hợp
10:43 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tạm giữ hơn 25 tấn vải may mặc không hóa đơn, chứng từ
09:28 | 20/11/2024 An ninh XNK
12 hành động cấp bách để bảo vệ động vật hoang dã
08:00 | 20/11/2024 An ninh XNK
Chống buôn lậu thuốc lá trong bối cảnh tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt
20:44 | 19/11/2024 An ninh XNK
Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển trái phép khoảng 75.000 lít dầu DO
15:01 | 19/11/2024 An ninh XNK
Pháo nổ, pháo hoa đến hẹn lại “nóng”
08:01 | 19/11/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics