TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu KT-XH Hà Nội: Tiết kiệm phải thực chất
Chủ trương tiết giảm chi phí trong hoạt động của các DN Nhà nước là cần thiết và đúng đắn. Thứ nhất, tiết kiệm chi phí sản xuất nói chung, chi phí tài chính nói riêng là yêu cầu và cách thức để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của DN trong bối cảnh ngày càng mở rộng toàn cầu hóa, hội nhập và cạnh tranh thị trường gay gắt hơn.
Thứ hai, đối với các DN Nhà nước, đó còn là biểu hiện của mục tiêu nâng cao trách nhiệm xã hội của các DN tương xứng với vai trò của khu vực này trong nền kinh tế đất nước. Thứ ba, thực tế cho thấy, hiện tượng lãng phí trong chi tiêu và đầu tư công ở khu vực kinh tế Nhà nước đã và đang diễn ra ngày càng nặng nề, bất chấp các quy luật kinh tế và quy định pháp lý chung.
Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay và trên thực tế hoạt động của DN, theo ông, con số 5-10% đã là một con số hợp lý chưa? Liệu chúng ta có thể nâng cao con số này hơn?
Thực tế cho thấy, các DN Nhà nước nói chung, các tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước nói riêng còn nhiều dư địa cho chủ trương tiết kiệm chi phí tài chính, gắn với sự cồng kềnh của bộ máy, sự lãng phí trong đầu tư và chi tiêu, cùng nhiều kẽ hở trong quản lý tài chính vĩ mô và vi mô, cả từ phía Nhà nước cũng như từ phía DN. Hơn nữa, thay vì kêu gọi chung chung, đã đến lúc cần lượng hóa các yêu cầu quản lý Nhà nước thành các chỉ tiêu định lượng và tài chính bắt buộc trong quản lý Nhà nước đối với DN Nhà nước. Đối với một số tập đoàn và tổng công ty Nhà nước, hoàn toàn có thể nâng cao hơn tỷ lệ tiết kiệm trên 10%.
Ngày 16-2-2012, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 148/QĐ-BTC về việc phân cấp, ủy quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực tài chính, tài sản tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, dự án vay nợ, viện trợ thuộc Bộ Tài chính. Theo đó, có 9 loại hàng hóa, dịch vụ sẽ phải thực hiện mua sắm tập trung. Sau khi áp dụng mua sắm tập trung, 9 nhóm tài sản này sẽ được sử dụng chung trong toàn ngành Tài chính hoặc trong toàn đơn vị có hệ thống dọc từ Trung ương xuống địa phương nhằm hạn chế những chi phí bất hợp lý…
Theo ông, để chủ trương thực sự đi vào cuộc sống, tiết giảm chi phí không chỉ dừng lại ở việc ký cam kết, các DN cần thực hiện cụ thể những việc làm như thế nào?
Việc cắt giảm tối thiểu từ 5-10% phí tài chính của các tập đoàn, DN Nhà nước là yêu cầu bắt buộc thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong năm 2012. Đặc biệt, cần nhấn mạnh rằng, đây là giải pháp căn cơ và lâu dài cho các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Trước mắt, Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, EVN, Vinalines, Petrolimex… đã và sẽ tiếp tục đi tiên phong, để đến hết quý I-2012, tất cả các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ thực hiện tốt Nghị quyết này và có kế hoạch báo cáo Bộ Tài chính để Bộ tổng hợp và báo cáo với Chính phủ.
Để thực hiện tốt chủ trương này, mỗi DN cần có phương án tổng thể và bước đi cụ thể, thích hợp với đơn vị mình, đồng thời, cần chú ý một số điểm nhấn. Cần tăng cường tái cấu trúc, trong đó có tái cấu trúc sản phẩm, thị trường, công nghệ và bộ máy quản lý, tuân thủ các quy định chung về quản lý Nhà nước, đáp ứng các nguyên tắc thị trường ngày càng đầy đủ hơn.
Đặc biệt, đi sâu vào cải cách cơ chế quản trị tài chính và giảm chi phí thường xuyên, các chi phí phi sản xuất, cũng như các chi phí làm tăng giá thành. Bên cạnh đó, cần tăng cường phân công trách nhiệm cá nhân rõ ràng trong các quy trình quản lý, áp dụng các chế độ khoán chi và kiểm soát chi tài chính vừa nghiêm ngặt, vừa mềm hóa, hướng đến kết quả coi trọng chất lượng sản phẩm cuối cùng và hiệu quả đầu ra.
Theo tôi, các DN còn cần tăng cường việc mua và sử dụng chung các sản phẩm và dịch vụ công trong nội bộ ngành, tập đoàn và tổng công ty nhằm tiết kiệm chi phí và tăng thêm các ưu đãi trong mua sắm tài sản công. DN cũng cần tăng cường cập nhật, chính xác, minh bạch hóa và công khai hóa thông tin tài chính, nhất là các thông tin về chi tiêu thường xuyên của từng đơn vị, công đoạn và quy trình hoạt động, quản lý của DN.
Điểm quan trọng cuối cùng là DN phải xây dựng, công khai và kiểm soát, áp dụng chặt chẽ các chế tài đủ nghiêm khắc nhằm hạn chế và xử lý kịp thời các quyết định đầu tư và chi tiêu vô trách nhiệm, thiếu hiệu quả và các hành vi tham nhũng, lãng phí tài chính các loại khác.
Tôi cho rằng đây là quy định hợp lý trong việc tiết kiệm cần được áp dụng rộng rãi không chỉ trong các bộ chức năng, mà còn trong các tập đoàn, tổng công ty và DN Nhà nước. Điều cần nhấn mạnh trong việc thực hiện chủ trương này là các tập đoàn, tổng công ty và DN Nhà nước phải bảo đảm để các quy định và hoạt động tiết kiệm đó là thực chất, tránh hình thức kiểu “được chỗ hà, ra chỗ hổng”, hoặc “đánh bùn sang ao”…
Xin cảm ơn ông!
Song Trân (thực hiện)
Tin liên quan
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK