TPP: Người lao động phải được hưởng thành quả
Xu thế tất yếu
Với việc tham gia TPP, nhiều chuyên gia kỳ vọng NLĐ Việt Nam sẽ có cơ hội tăng việc làm cũng như thu nhập bởi giữa các thành viên TPP đều được ưu đãi thuế. Khi Hiệp định có hiệu lực cũng có nghĩa cơ hội tiếp cận hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam với thị trường lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada… sẽ tăng lên. Tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ là động lực để doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho NLĐ.
Cùng với đó, TPP cũng như các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đều chú trọng hơn đến quyền lợi của NLĐ. Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm Phát triển quan hệ lao động (Bộ LĐ,TB&XH), trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc bảo đảm quyền lợi của NLĐ ngày càng được coi trọng. Bởi lẽ đây là lực lượng trực tiếp làm ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong thương mại, nên trước hết họ phải là người được hưởng lợi, được chia sẻ thành quả. “Đây chính là xu thế tất yếu trong những năm gần đây trên thế giới, bởi việc đưa nội dung về lao động vào trong các FTA còn có mục đích nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại”, ông Cường cho biết.
Ý thức được vai trò quan trọng của lao động trong sản xuất, ông Nguyễn Xuân Dương (Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty may Hưng Yên) cho rằng, để doanh nghiệp có thể vận hành tốt, cho ra đời sản phẩm chất lượng, luôn cải tiến, đổi mới về mẫu mã, công nghệ, đòi hỏi phải có một chính sách chăm lo tốt đến NLĐ để họ yên tâm gắn bó lâu dài về lương, thưởng, bảo hiểm… Khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào các Hiệp định thương mại quốc tế, cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tự chuẩn hóa, nâng cao năng lực bản thân, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp quốc tế. Ý thức được điều đó chúng tôi luôn cố gắng tạo ra chính sách đãi ngộ lao động tốt hơn để thu hút nguồn lực, nhân tài về cho doanh nghiệp mình.
Theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, về cơ bản hệ thống pháp luật của Việt Nam đã phù hợp với các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) và cam kết của Hiệp định trong những nội dung liên quan đến xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động. Đối với cam kết về đảm bảo điều kiện lao động liên quan tới lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn lao động, hệ thống luật pháp của Việt Nam về cơ bản đã quy định đầy đủ về những nội dung này nên không có yêu cầu về việc sửa đổi, bổ sung.
“Để tương thích với các tiêu chuẩn của ILO và cam kết TPP cũng như để đảm bảo tốt hơn các quyền cơ bản của NLĐ, Việt Nam đã và đang triển khai một số chương trình hành động quốc gia để thực thi các tiêu chuẩn này trong thực tiễn. Đồng thời chúng ta đang tiếp tục hoàn thiện luật pháp và các cơ chế liên quan như: Áp dụng chế tài hình sự đối với hành vi sử dụng lao động cưỡng bức hoặc lao động bắt buộc; cấm phân biệt đối xử về mọi khía cạnh của việc làm và nghề nghiệp; bảo đảm quyền tiếp cận việc làm bình đẳng của phụ nữ…”, ông Mai Đức Chính cho biết.
Thách thức trong hoạt động Công đoàn
Một trong những nội dung liên quan đến NLĐ trong TPP đó là Việt Nam phải cho phép NLĐ làm việc trong một doanh nghiệp không có sự phân biệt, được thành lập tổ chức của NLĐ ở cấp cơ sở theo sự lựa chọn của họ mà không phải xin phép trước. Tuy nhiên, để được hoạt động, tổ chức của NLĐ ở cấp cơ sở phải đăng ký với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tùy theo sự lựa chọn của tổ chức đó. Đây có thể coi là bước tiến mới trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động và cũng là thách thức đối với hoạt động của công đoàn.
Bàn về vai trò của Công đoàn trong TPP, theo ông Mai Đức Chính, nếu Công đoàn hoạt động thật sự có hiệu quả, mạnh dạn đấu tranh đòi hỏi quyền lợi sát sườn của NLĐ, nói lên được tiếng nói bức xúc của NLĐ, thì các tổ chức của NLĐ mới ra đời sẽ gia nhập vào Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nhưng nếu Công đoàn hoạt động hời hợt, không hiệu quả, không đấu tranh cho quyền lợi của NLĐ thì các tổ chức của NLĐ mới ra đời sẽ tự liên kết lại để bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Điều này có nghĩa rằng việc phải tham gia trong hệ thống Công đoàn Việt Nam xem như không còn là một nghĩa vụ của Công đoàn cơ sở nữa. Đây là một quy định có tính chất nền móng cho quyền Công đoàn độc lập tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch Công đoàn Khu chế xuất - khu công nghiệp Hà Nội Nguyễn Đình Thắng nhận định nếu tổ chức Công đoàn không nhanh chóng đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động thì rất dễ xảy ra “dòng chảy” đoàn viên Công đoàn từ Công đoàn Việt Nam sang tổ chức mới của NLĐ. Với sự xuất hiện của hai hay nhiều tổ chức đại diện NLĐ trong một doanh nghiệp, việc NLĐ suy nghĩ, lựa chọn tổ chức nào làm tốt hơn việc bảo vệ lợi ích của họ để họ gia nhập là điều tất yếu. Đây vừa là thách thức cũng vừa là cơ hội cho tổ chức Công đoàn. Công đoàn Việt Nam phải làm thế nào để ngày càng hấp dẫn, thu hút NLĐ tự giác gia nhập; làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Hoạt động luôn hướng đến mục đích bảo vệ việc làm của NLĐ, làm sao để NLĐ được trả công xứng đáng, được lao động trong môi trường tốt, được chăm lo đời sống văn hóa tinh thần.
Hiện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang gấp rút xây dựng chương trình hành động với các nhóm giải pháp chủ yếu, đáp ứng yêu cầu hoạt động Công đoàn theo phương thức mới, nghiên cứu sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tăng cường tham gia sửa đổi pháp luật lao động và Công đoàn. Đồng thời đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn theo hướng xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hai chiều giữa Ban Chấp hành công đoàn cơ sở với đoàn viên, NLĐ và xây dựng cơ chế đối thoại thường xuyên giữa Ban Chấp hành công đoàn cơ sở với người sử dụng lao động. Mấu chốt quan trọng trong hoạt động Công đoàn là kịp thời giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ tại nơi làm việc.
Theo cam kết trong Hiệp định TPP, riêng Việt Nam sẽ có thời gian chuẩn bị là 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Với thời gian chuẩn bị này, đây là cơ hội để Công đoàn Việt Nam đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động, hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ tốt nhất quyền lợi chính đáng của người lao động. Hiệp định TPP không đưa ra các tiêu chuẩn mới về lao động. Những tiêu chuẩn được đề cập trong Hiệp định TPP chính là các tiêu chuẩn lao động được nêu tại Tuyên bố năm 1998 của ILO, bao gồm: Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động và người sử dụng lao động. Xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc. Cấm sử dụng lao động trẻ em, xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp. Ngoài ra, TPP còn bổ sung thêm nội dung về “những điều kiện lao động có thể chấp nhận được” về lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn, sức khỏe nghề nghiệp... |
Tin liên quan
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK