Tìm cách thích ứng với giá xăng, dầu tăng cao
Không nên điều chỉnh tăng chi phí kinh doanh định mức trong giá cơ sở xăng dầu | |
Doanh nghiệp công nghiệp nặng với nỗi lo giá xăng dầu tăng | |
Xăng dầu đồng loạt tăng giá, cao nhất gần 27.000 đồng/lít |
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi giá xăng, dầu liên tục tăng cao. Ảnh T.D |
Lao đao vì giá xăng, dầu tăng
Giá xăng, dầu tăng cao đã tác động lớn đến chi phí hoạt động của các DN, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải logistics, nhất trong thời điểm các DN mới bắt đầu phục hồi sản xuất, kinh doanh trở lại sau dịch Covid-19. Theo Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu tỉnh Bình Dương Phạm Văn Xô, giá xăng dầu tăng đột biến ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp nói chung và hệ thống vận tải hoạt động logistics. Trước đây mỗi container có giá hơn 5.000 USD/container nhưng nay tăng hơn 10.000 USD/container. Việc tăng giá liên tục gây sức ép lớn cho ngành vận tải dịch vụ logistics, buộc DN phải cắt giảm mọi chi phí để thích ứng, tồn tại.
Trong khi đó, ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Công ty Quốc tế Delta, đơn vị lâu năm về logistics cho biết, trong vận tải đường bộ, 40% cước phí là chi phí nhiên liệu, việc điều chỉnh giá xăng dầu tăng trong thời gian ngắn đã làm tăng 13% cơ cấu chi phí của DN. Vấn đề này đã và đang ảnh hưởng rất mạnh đến DN khi mà chi phí vận tải đường bộ ước tính sẽ bị đội lên từ 4-5%.
Theo ông Nghĩa, trước mắt, DN không có biện pháp nào để có thể đối phó với chi phí xăng dầu tăng một cách bất ngờ như hiện nay. DN cũng sẽ cố gắng cắt giảm chi phí nhưng vẫn xác định rất khó khăn. DN sẽ phải tìm mọi cách để thương lượng với khách hàng để điều chỉnh phí, giá vận tải cho phù hợp với giá xăng dầu. Muốn điều chỉnh giá cước vận tải cũng không phải là dễ dàng và cũng không thể nhanh được, bởi vì giá đã được quy định trong hợp đồng.
Ông Ngô Tùng Bảo, Giám đốc Công ty cổ phần Logistics Ngọc An cho biết, sau hai đợt tăng giá xăng, dầu vào ngày 21/2 và 1/3 vừa qua, DN vận tải buộc phải tăng trung bình 10-15% giá cước để bù giá xăng, dầu tăng. Với mức điều chỉnh mới, cước vận chuyển hàng hóa đã tăng so với mức giá cũ. Chẳng hạn như phí vận chuyển container từ cảng Cát Lái (TPHCM) về Khu công nghiệp Mỹ Phước (Bình Dương) ở mức 3 triệu đồng nay tăng thêm từ 200 nghìn đến 300 nghìn đồng. Còn cước vận chuyển container từ TPHCM về Quy Nhơn (Bình Định) tăng thêm 1,5-2 triệu đồng/lượt, từ TPHCM đi Cần Thơ cũng tăng thêm 1 triệu đồng/lượt so với trước.
Ngoài ra, theo một số DN trong bối cảnh chịu áp lực tăng giá, giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ gặp bất lợi khi cạnh tranh trên trường quốc tế. Hiện nay, các DN đàm phán lại mức giá với các đối tác nước ngoài, nhưng không dễ thuyết phục được đối tác điều chỉnh tăng giá trong thời gian ngắn. Vì thế, phần lớn DN hiện rất ngập ngừng khi nhận các đơn xuất khẩu mới, chỉ duy trì những đơn hàng cũ. Điều này sẽ dẫn đến khả năng thời gian tới, nông sản, hàng hóa bị ế thừa. Điều này càng làm cho DN khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm 2022.
Gồng mình thích ứng
Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội Các DN khu công nghiệp TPHCM cho biết, hầu hết các DN sản xuất ở TPHCM đều chịu tác động tiêu cực bởi giá nhiên liệu tăng, tùy đặc thù của từng doanh nghiệp mà mức độ ảnh hưởng khác nhau, trong đó nặng nhất là doanh nghiệp chịu nhiều chi phí vận tải.Do đó, Nhà nước cần sớm áp dụng các biện pháp giảm thuế, phí với mức giảm trên 50%, thậm chí mạnh hơn để hạn chế giá nhiên liệu tăng vượt quá sức chịu đựng của DN nói riêng và nền kinh tế nói chung. Cần nhìn nhận mặt tích cực của các chính sách này là kìm đà tăng của giá xăng dầu, góp phần hạn chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng… sẽ tạo nên nguồn thu mới.
Ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Quang Minh (Bidrico) cho biết, ngay sau khi xăng tăng giá vào ngày 1/3, DN đã nhận được thông báo tăng giá vận chuyển của hầu hết các đơn vị vận chuyển. Dù không thể phàn nàn với đối tác bởi xăng dầu đã 6 lần liên tiếp tăng theo giá dầu thô thế giới, nhưng DN cũng phải thương lượng để giảm 1 - 2% trên mức giá tăng mà đối tác đề xuất nhằm giảm áp lực lên sản xuất. Trong thực tế, các DN sản xuất đang rất khó khăn và đứng trước áp lực lớn về chi phí khi giá nguyên liệu đầu vào "trên trời", chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa tăng cao trong khi sức tiêu thụ lại chưa phục hồi. Mặt khác, giá xăng tăng kéo theo giá cả hàng hóa dịch vụ tăng, trong khi thu nhập người dân vẫn còn khó khăn. DN cũng đã tăng lương từ 7 - 10% cho người lao động nhưng "chưa thấm thía" với tình trạng trượt giá hiện nay.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TPHCM cho biết, hiện nhiều nguyên, vật liệu đầu vào nhập khẩu tăng giá từ 30 đến 35%, riêng các loại nguyên liệu trong nước cũng tăng từ 10-15%. Trong khi đó, giá xăng, dầu tăng lên mức giá kỷ lục như hiện nay và chưa có dấu hiệu dừng lại, dự báo giá nguyên liệu đầu vào trong nước và nhập khẩu xu hướng tăng giá. Trước tình hình trên nhiều DN sản xuất lương thực, thực phẩm ở TPHCM đang tìm cách giảm chi phí vận chuyển bằng cách phối hợp với nhà phân phối cung ứng hàng hợp lý nhất. Trước đây một đơn hàng lớn có thể đi 2 - 3 chuyến xe, nhưng giờ DN cố gắng dồn vào một chuyến, thậm chí là một chuyến xe sẽ đến với nhiều nhà phân phối.
Tuy nhiên, theo bà Lý Kim Chi, về lâu dài, để không tăng giá thành sản phẩm quá cao, các DN sản xuất mong muốn nhà phân phối cùng chia sẻ khó khăn và Chính phủ có giải pháp đối với giá xăng dầu. Chính phủ phải đứng ra chỉ đạo Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu tốt nhất, ví dụ như xuất Quỹ Bình ổn giá xăng dầu như thế nào, tăng giá thì nên cập nhật bao nhiêu ngày một lần để ít nhất có khoảng thời gian cố định cho DN ổn định sản xuất. Bởi nếu giá xăng tăng cao liên tục khiến DN trong các lĩnh vực đều khó khăn. Với các DN sản xuất trực tiếp, DN sản xuất kinh doanh hàng thiết yếu, khó khăn này đến lúc phải tính vào giá thành sản phẩm và tất nhiên là ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics