Thương hiệu là yếu tố sống còn
Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại (FTA). Ông có đánh giá như thế nào về vấn đề xây dựng của thương hiệu của Việt Nam?
Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu đối với sản phẩm trong một thị trường cạnh tranh đã là yêu cầu thiết yếu và ngày càng có giá trị quan trọng đối với việc khẳng định giá trị DN và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang bước vào giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với việc tham gia thực hiện các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới vừa được ký kết hoặc sắp được ký kết... như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay FTA Việt Nam- EU... thì yêu cầu đối với việc phát triển thương hiệu trong một thị trường cạnh tranh gay gắt như vậy càng trở nên cấp thiết hơn.
Điều này sẽ tạo điều kiện để nâng cao giá trị XK của các hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, đồng thời đảm bảo tính bền vững khi tham gia cạnh tranh tại thị trường quốc tế.
Tôi phải nhấn mạnh thêm rằng, không chỉ phục vụ cho quá trình cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà ngay cả trong quá trình sản xuất, kinh doanh tại thị trường trong nước, việc xây dựng và khẳng định thương hiệu các sản phẩm thì cũng mang giá trị và ý nghĩa không hề thua kém đối với cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.
Do vậy chương trình Thương hiệu quốc gia sẽ hỗ trợ và giúp các DN phát triển và quảng bá các thương hiệu của mình tại thị trường trong nước và nước ngoài.
Nhiều chuyên gia cho rằng, các thương hiệu của Việt Nam còn yếu, khi chỉ được định giá 140 tỷ USD (2015), giảm 19% so với năm trước.
Đánh giá của các chuyên gia quốc tế dựa trên những nguồn thông tin mà họ tiếp cận, do vậy có lúc này, lúc kia không hoàn toàn đã sát với thực tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng tôi có nhận định rằng, Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa cũng mới gần đây, nếu so với các nền kinh tế khác ở châu Âu hay Bắc Mỹ với hàng trăm năm lịch sử xây dựng kinh tế thị trường thì chúng ta còn rất mới.
Đặc biệt, trong điều kiện chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt và giao cho Bộ Công Thương thực hiện mới bước sang năm thứ 13, do vậy khả năng hỗ trợ để DN trong nước thực sự lớn mạnh và có được tiếng vang lớn trên thị trường thế giới cũng còn hạn chế và điều đó cũng là dễ hiểu.
Nhiều doanh nghiệp đã đạt giải thưởng thương hiệu quốc gia vẫn chưa chú ý đến quảng bá thương hiệu |
Năm qua, Việt Nam đã XK một lượng nông sản rất lớn, nhưng đến thời điểm này thương hiệu cho nông sản vẫn còn bỏ ngỏ. Theo ông, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản có khó khăn gì?
Chương trình Thương hiệu quốc gia mà Chính phủ giao cho Bộ Công Thương thực hiện nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm nói chung, trong đó có nhóm các sản phẩm nông sản. Còn việc xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm cụ thể sẽ có những đơn vị khác cùng thực hiện.
Ví dụ, chúng ta cũng đã nghĩ đến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo, cá basa, cũng như một số nhóm nông sản khác..., hiện Bộ NN&PTNT đang chủ trì và triển khai tích cực.
Xây dựng thương hiệu gắn trực tiếp với các sản phẩm rất cụ thể nên sẽ có những đặc thù riêng. Trên thực tế, chúng ta đang rất cố gắng nhưng cũng có hạn chế nhất định, không chỉ về nguồn lực mà do đặc thù các sản phẩm của chúng ta tương đối phân tán nên việc xây dựng được thương hiệu chung còn khó khăn.
Thời gian tới, trong khuôn khổ chương trình Thương hiệu quốc gia là xây dựng, quảng bá thương hiệu chung cho các sản phẩm của Việt Nam thì Cục Xúc tiến Thương mại sẽ dành những hỗ trợ hết sức cụ thể cho những DN trong lĩnh vực nông, thủy sản, để hỗ trợ cho quá trình tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đặc biệt là gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của chính các sản phẩm đó.
Chúng tôi cũng gắn chặt với chương trình Quản lý chất lượng quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, đồng thời phối hợp với các cơ quan nghiên cứu để hỗ trợ cho các DN trong lĩnh vực nông sản xây dựng, đăng ký bảo hộ, chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm nông sản.
Riêng sản phẩm nông sản thì việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa hết sức to lớn, đây là đặc thù để giúp các sản phẩm khẳng định chất lượng của mình, để được ghi nhận và nhận biết, cũng như khẳng định tại thị trường trong và ngoài nước.
Vậy trong thời gian tới, Bộ Công Thương có những hỗ trợ gì cho các DN Việt Nam?
Sự nỗ lực của Cục Xúc Tiến Thương mại thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ và Bộ Công Thương , chương trình cũng nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của DN. Tuy nhiên, do điều kiện đầu tư của Nhà nước còn hạn chế nên việc tham gia chủ động, tích cực của chính các DN sẽ tạo điều kiện tiên quyết để chương trình Thương hiệu quốc gia đạt kết quả.
Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động thiết thực để hỗ trợ các DN trong đó, tập trung hỗ trợ nâng cao nhận thức về công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu tại thị trường trong nước và nước ngoài. Mặt khác, chúng tôi cũng sẽ tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo, hỗ trợ chia sẻ thông tin, kết nối với hệ thống các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để giúp các DN đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam có điều kiện phát triển và quảng bá thương hiệu của mình.
Xin cảm ơn ông!
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương: Việc chọn 63 DN trong số hàng trăm nghìn DN tham gia chương trình Thương hiệu quốc gia là một vinh dự lớn nhằm ghi nhận sự đóng góp của các DN. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu với thế giới, gần nhất là thành viên cộng đồng chung ASEAN (AEC) thì đây vừa là cơ hội đồng thời cũng là khó khăn. Do vậy nếu không có chiến lược xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia thì sẽ phải trả giá cho những thách thức đó. Trong bối cảnh nguồn lực và nhân lực của Việt Nam dành cho chương trình vẫn hạn hẹp, rất cần phải có sự liên kết và xã hội hóa để thu hút đông đảo cộng đồng DN cùng tham gia. Với hơn 90% DN là nhỏ và vừa, Chương trình Thương hiệu quốc gia không quá chú trọng đến quy mô DN, số lượng ít hay nhiều mà quan trọng là phải đạt được các tiêu chí của chương trình. Theo đó các DN phải có điều kiện, bộ máy nhất định để theo đuổi giá trị thương hiệu và không chỉ dừng lại ở việc đạt được danh hiệu rồi không phấn đấu. Đây là một chương trình Thương hiệu quốc gia chứ không phải một giải thưởng do vậy phải đặt vấn đề trách nhiệm chính của DN trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia đó. Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê- Ca cao Việt Nam: Xây dựng thương hiệu cho ngành hàng là điều cực kỳ quan trọng. Trong những năm qua, chúng tôi đã quan tâm xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm cà phê XK, cũng như xây dựng thương hiệu cho các DN XK uy tín. Đến nay, ngành cà phê có 4 DN đạt thương hiệu quốc gia. Tuy nhiên, khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu cho ngành cà phê là việc quảng bá, giới thiệu các thương hiệu rất ít. Bên cạnh đó, DN cà phê còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận, nắm bắt các tiêu chí và hướng dẫn tiêu chí để đạt thương hiệu quốc gia. Do vậy, rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ, ngành để thực hiện. Tôi cho rằng, điều quan trọng để xây dựng được thương hiệu đòi hỏi phải có thời gian và công sức. Để chương trình Thương hiệu quốc gia có sức lan tỏa cần phải giữ ổn định, bền vững của các thương hiệu quốc gia, từ đó “lôi kéo” sự tham gia của các DN khác vào chương trình Thương hiệu quốc gia. Ông Nguyễn Hoàng Ngân, Tổng giám đốc Công ty CP Nhựa Bình Minh: Thời điểm hiện tại, hội nhập là câu chuyện nóng bỏng và đi đến đâu cũng thấy nhắc đến hội nhập. Đây được nhận định là cơ hội cho các DN Việt Nam mở rộng thị trường, gia tăng XK. Tuy nhiên, để tham gia vào các thị trường quốc tế, đòi hỏi DN phải chuẩn bị cho mình hình ảnh tốt. Bất kỳ DN nào muốn xây dựng thương hiệu ở thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế điều đầu tiên phải khẳng định được có cung cấp sản phẩm chất lượng hay không. Nền tảng quan trọng nhất là vấn đề chất lượng sản phẩm để cạnh tranh, nếu không thì khả năng xây dựng hình ảnh, thương hiệu gần như là không có. Ý thức được điều đó, chúng tôi luôn nỗ lực thay đổi quy mô, năng lực, hình ảnh để tồn tại trong bối cảnh cạnh tranh. Tôi thấy rằng, DN nào khi tham gia chương trình Thương hiệu quốc gia cũng đều muốn thương hiệu của mình trở thành nổi tiếng. Tuy nhiên, chương trình nên lựa chọn DN có năng lực, có khả năng phát triển thương hiệu ở tầm quốc tế và tập trung xây dựng thương hiệu điển hình, từ đó mới tạo điều kiện xây dựng thương hiệu có tầm cỡ quốc tế. Trong điều kiện còn hạn chế về kinh phí xúc tiến thương mại, muốn DN nào cũng phát triển thì khó. Do vậy, cần lựa chọn DN thật sự có khả năng đại diện cho Việt Nam đi ra thế giới thì tập trung xây dựng để có hình ảnh trên thế giới, hỗ trợ cho từng thương hiệu, DN. Phan Thu (ghi) |
Tin liên quan
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
15:10 | 13/11/2024 Kinh tế
10 tháng, Việt Nam chi hơn 312 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa
15:09 | 13/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nông sản thực phẩm xanh tạo ấn tượng với khách hàng quốc tế
14:47 | 13/11/2024 Kinh tế
Tránh kéo dài tiến độ khi triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
14:44 | 13/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể lập kỷ lục 200 tỷ USD trong năm nay
10:11 | 13/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu chuyển hướng sang thị trường Halal
08:30 | 13/11/2024 Kinh tế
Giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng mạnh
08:05 | 13/11/2024 Kinh tế
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Viettel và Qualcomm nâng cấp hợp tác chiến lược toàn diện
Nợ thuế XNK, 4 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh
Chủ động phòng ngừa khi kinh doanh trên không gian mạng
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan