Đề xuất cơ quan Thuế được linh hoạt áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
Sửa đổi, bổ sung các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nhằm đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp với thực tiễn. Ảnh: ST |
Khó khi phải thực hiện đúng thủ tục cưỡng chế nợ
Thông tin về công tác quản lý nợ thuế từ Tổng cục Thuế cho thấy, thu nợ thuế trong tháng 10/2024 đạt 2.051 tỷ đồng. Lũy kế trong 10 tháng năm 2024 thu được 58.143 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023.
Để đạt được kết quả trên, toàn ngành Thuế đã quyết liệt thực hiện các giải pháp thu hồi nợ thuế, trong đó, cơ quan Thuế các cấp đã cương quyết thực hiện cưỡng chế nợ thuế đối với các trường hợp chây ỳ, có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bỏ trốn..
Tuy nhiên, trên thực tế số nợ thuế vẫn tăng. Nguyên nhân là theo quy định của Điều 125 Luật Quản lý thuế, các biện pháp cưỡng chế nợ thuế phải thực hiện theo thứ tự, gồm: trích tiền từ tài khoản của người bị cưỡng chế nợ thuế tại kho bạc, ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác; phong toả tài khoản; dừng làm thủ tục hải quan cho hàng xuất, nhập khẩu; ngừng sử dụng hoá đơn; kê biên và bán đấu giá tài sản kê biên; thu tiền, tài sản khác của người bị cưỡng chế nợ thuế do cơ quan/tổ chức/cá nhân nắm giữ…
Theo Bộ Tài chính, trong các biện pháp cưỡng chế theo quy trình, biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản và thu nợ qua bên thứ 3 mang lại hiệu quả chưa cao và rất khó thực thiện.
Cụ thể, biện pháp kê biên tài sản thường mới chỉ dừng lại ở bước xác minh thông tin, còn biện pháp thu bên thứ 3 mới chỉ được thực hiện trong một số trường hợp do bên thứ 3 có khoản nợ đến hạn phải trả người nộp thuế. Khi cơ quan Thuế thực hiện xác minh thông tin thì người nộp thuế và các đơn vị liên quan không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không có tài sản. Trường hợp có thông tin về tài sản thì hầu hết tài sản của người nộp thuế lại đang được thế chấp tại các tổ chức tín dụng. Như vậy, giá trị tài sản rất khó thực hiện và cũng rất khó để xác định quyền sở hữu tài sản của đối tượng nộp thuế để cưỡng chế.
Cùng với đó, do không có chức năng định giá nên cơ quan Thuế chỉ có thể xác định được giá trị tài sản nếu tài sản kê biên là tiền mặt (đồng Việt Nam, ngoại tệ...), kim loại quý... Trong khi đó, với tài sản là nhà xưởng, phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa thì cơ quan Thuế không ước định được giá trị nên không xác định được giá trị tài sản kê biên có tương đương với khoản tiền thuế nợ của người nộp thuế và chi phí cưỡng chế hay không. Chưa kể, cơ quan Thuế cũng cần phải có kho bãi, nhân lực để cất giữ, bảo quản số tài sản kê biên trước khi đem ra đấu giá, xử lý hao hụt, mất mát, hư hỏng. Do vậy, việc thực hiện biện pháp này rất phức tạp và mất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Bên cạnh đó, quy định hiện hành cũng chưa có nguyên tắc đối với người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn thì có thể lựa chọn áp dụng ngay biện pháp cưỡng chế phù hợp trong 7 biện pháp cưỡng chế để kịp thời thu tiền nợ thuế cho NSNN.
Cần linh hoạt và phù hợp thực tiễn
Đánh giá về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Ban chấp hành Hội Tư vấn thuế Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín cho rằng, điểm then chốt khiến công tác quản lý nợ thuế chưa đạt hiệu quả cao xuất phát từ cơ chế chính sách về các biện pháp cưỡng chế nợ thuế còn rườm rà, phức tạp, chưa linh động và chưa thực sự phù hợp.
Đơn cử như, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản và biện pháp thu bên thứ 3 rất khó thực hiện và không có hiệu quả vì để có cơ sở thực hiện biện pháp này cần phải xác minh không chỉ thông tin của người nộp thuế mà còn là các thông tin về tài sản, chủ nợ, các khoản nợ. Chưa kể, nhiều tài sản của người nộp thuế được đảm bảo, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng hoặc bên thứ 3, trong khi đó, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về thứ tự ưu tiên thanh toán thì ưu tiên thuộc về bên nhận đảm bảo, tức là nghĩa vụ thuế không được ưu tiên thanh toán trong trường hợp này….
Do đó, chuyên gia này cho rằng, cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nhằm đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp với thực tiễn, từ đó đem lại hiệu quả, hiệu lực cho công tác quản lý thu hồi nợ thuế.
Theo Bộ Tài chính, xuất phát từ các khó khăn vướng mắc này, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải quy định rõ hơn về việc cơ quan Thuế phải có đầy đủ thông tin, điều kiện thì mới thực hiện biện pháp kê biên tài sản và thu bên thứ 3 để tránh lãng phí thời gian, nguồn lực và chi phí cưỡng chế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế thu nợ thuế.
Theo đó, tại dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 125 theo hướng cơ quan Thuế được linh hoạt áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế. Trường hợp có đầy đủ thông tin, điều kiện thì áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản và thu bên thứ 3. Trường hợp người nợ thuế có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn thì áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu kịp thời tiền thuế nợ vào NSNN.
Khoản 9, Điều 6 dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi bổ sung Điểm b, Điểm c và Điểm d vào Khoản 3 Điều 125 Luật hiện hành theo hướng: “Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các Điểm d, đ, e và g Khoản 1 Điều này, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau; biện pháp cưỡng chế quy định tại các Điểm đ, e Khoản 1 Điều này (kê biên tài sản, thu của bên thứ 3) được áp dụng khi cơ quan quản lý thuế có đầy đủ thông tin, điều kiện để thực hiện cưỡng chế. Trường hợp quyết định cưỡng chế chưa hết hiệu lực mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện để áp dụng biện pháp cưỡng chế khác quy định tại Khoản 1 Điều này thì có thể đồng thời thực hiện áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó. Trường hợp người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn thì người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế phù hợp để đảm bảo thu kịp thời tiền thuế nợ vào NSNN”.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đẩy mạnh đàm phán các cam kết về hải quan trong khuôn khổ FTA
15:09 | 03/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics