Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: Kinh tế đang trên đà phục hồi
Dự kiến 11/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm 2013
Đánh giá tổng quát tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự giám sát có hiệu quả của Quốc hội, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân nên tình hình kinh tế xã hội đã có những chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, có mặt được tăng cường hơn. Lạm phát tiếp tục được kiềm chế, giá cả, thị trường khá ổn định...
Về thu chi ngân sách nhà nước năm 2013, Chính phủ nhận định, do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút cùng với việc thực hiện miễn giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng,... đồng thời, kim ngạch xuất nhập khẩu của một số mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất cao giảm mạnh dẫn đến thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm đạt thấp so với dự toán, ảnh hưởng đến tiến độ thu ngân sách nhà nước. Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm ước đạt 543,8 nghìn tỷ đồng, bằng 66,6% dự toán năm, tăng 8,78% so với cùng kỳ năm 2012. Phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2013 đạt 790,8 nghìn tỷ đồng, giảm 25,2 nghìn tỷ đồng (-3,1%) so với dự toán; nếu loại trừ các khoản ghi thu ngân sách (38,4 nghìn tỷ đồng) thì thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 752,3 nghìn tỷ đồng, giảm 63,6 nghìn tỷ đồng (-7,8%) so với dự toán, tăng 1,2% so với ước thực hiện năm 2012. Trong đó: Thu nội địa ước đạt 530 nghìn tỷ đồng, giảm 15,5 nghìn tỷ đồng so với dự toán; thu cân đối ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 140,8 nghìn tỷ đồng, giảm 25,7 nghìn tỷ đồng; thu từ dầu thô ước đạt 115 nghìn tỷ đồng, tăng 16 nghìn tỷ đồng. |
Tuy nhiên, theo nhận định của Chính phủ, nền kinh tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù có cải thiện so với năm trước, nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra. Kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc. Hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Lạm phát tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Tiến độ thu ngân sách đạt thấp so với dự toán năm, ảnh hưởng đến cân đối của ngân sách các cấp. Khu vực công nghiệp tăng trưởng chậm lại…
Cụ thể, trong tổng số 15 chỉ tiêu Quốc hội đề ra trong kế hoạch năm 2013, có 11 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; 2 chỉ tiêu đạt xấp xỉ kế hoạch là: tốc độ tăng trưởng GDP và tạo việc làm; 2 chỉ tiêu không đạt kế hoạch là tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP và tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP.
Theo đánh giá của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các ngành, lĩnh vực khác đều đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I-2013 tăng 4,76%, quý II tăng 5%, quý III tăng 5,54% (cùng kỳ năm trước tăng 5,39%). Ước 9 tháng đầu năm 2013, GDP tăng 5,14%, cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước.
Với xu hướng nêu trên và tác động của các yếu tố phục hồi kinh tế và thương mại thế giới, hiệu quả của các giải pháp về vốn, tín dụng, cải thiện tăng tổng cầu và sức mua của thị trường, Chính phủ dự báo tổng sản phẩm trong nước cả năm tăng 5,4% so với năm 2012, còn thấp hơn kế hoạch đề ra là 5,5%, nhưng cao hơn tốc độ tăng của năm 2012; trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, nông nghiệp tăng 2,52%, dịch vụ tăng 6,56%.
Để hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2013, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành phải tiếp tục tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp chính sách, trong đó trọng tâm là 9 giải pháp chính, đó là: Tiếp tục thực hiện các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, hướng dòng vốn vào sản xuất; Tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách theo Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Tăng cường huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; Tích cực triển khai các chương trình phát triển thị trường trong và ngoài nước; Tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và việc làm; Tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Thực hiện quyết liệt đối với công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền bảo đảm tính khách quan về tình hình kinh tế - xã hội, mục tiêu của chính sách, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
Nền kinh tế sẽ phục hồi tích cực hơn trong năm 2014
Nhận định về tình hình phát triển kinh tế- xã hội năm 2014, Thủ tướng Chính phủ cho biết, tình hình chính trị - xã hội tiếp tục ổn định, tiềm lực kinh tế, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý điều hành được nâng lên. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn; các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường đang đi vào cuộc sống.
“Dự báo sự phục hồi của nền kinh tế sẽ rõ rệt hơn với ảnh hưởng tích cực từ nền kinh tế thế giới trên cả lĩnh vực kinh tế, thương mại và chuyển dịch dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; dư địa của các chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tổng cầu cuối năm 2013, cũng như sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Niềm tin của doanh nghiệp được củng cố, dòng vốn được khơi thông sẽ đẩy nhanh hơn tốc độ hồi phục sản xuất”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có nhiều khả năng sẽ phục hồi nhưng chưa vững chắc. Nhu cầu nguồn lực thực hiện 3 đột phá, tái cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia là rất lớn trong khi nguồn lực hạn hẹp. Năm 2014 cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao do tác động độ trễ của những chính sách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh năm 2013, dòng vốn được lưu thông trở lại.
Chính phủ cũng đề ra mục tiêu tổng quát trong năm 2014 là: "Tiếp tục củng cố, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi nhịp độ tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược. Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Tăng cường phòng, chống tham nhũng, lãng phí"
Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2014 được Chính phủ đề ra đó là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 5,8% so với năm 2013. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10% so với ước thực hiện năm 2013. Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 4%. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP là 5,3%. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 30% GDP. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng khoảng 7%
Cụ thể, về cân đối thu, chi ngân sách nhà nước, Chính phủ đề ra mục tiêu: Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2014 là 782,7 nghìn tỷ đồng; trong đó thu nội địa là 539 nghìn tỷ đồng, thu từ dầu thô là 85,2 nghìn tỷ đồng, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu là 154 nghìn tỷ đồng, thu viện trợ không hoàn lại là 4,5 nghìn tỷ đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2014 là 1.006,7 nghìn tỷ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển 163 nghìn tỷ đồng, chiếm 16,2% tổng chi ngân sách nhà nước. Bội chi ngân sách nhà nước khoảng 224 nghìn tỷ đồng, bằng 5,3% GDP.
Về các chỉ tiêu chủ yếu, một số ý kiến trong UB Kinh tế của QH đề nghị tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 chỉ nên ở khoảng 5,5% là mức hợp lý, tránh tạo áp lực lạm phát, bảo đảm giữ được việc làm; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng khoảng 6%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 30-31% GDP; tăng tín dụng ở mức 14-15%; đầu tư từ ngân sách tăng ít nhất 10%.
Một số ý kiến khác cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ tăng trưởng kinh tế khoảng 5,8%; nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 13-15% so với ước thực hiện năm 2013, nhập siêu tiếp tục duy trì ở mức hiện nay; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 30% GDP; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng khoảng 7%.
Về bội chi ngân sách nhà nước, đa số ý kiến tại UB này tán thành đề nghị tăng bội chi ngân sách để bảo đảm tăng trưởng ở mức hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội, tuy nhiên nhấn mạnh phần bội chi tăng thêm cần phải được tập trung cho chi đầu tư phát triển với danh mục công trình cụ thể và có sự giám sát chặt chẽ để bảo đảm hiệu quả cao nhất.
Để thực hiện các mục tiêu và cân đối lớn trên các lĩnh vực, Chính phủ đề ra 14 nhiệm vụ định hướng. Trong đó, tiếp tục kiên định mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá phối hợp hiệu quả với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước. Phấn đấu giữ bội chi ngân sách nhà nước theo kế hoạch. Thực hiện chương trình quản lý nợ trung hạn; kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia bảo đảm trong giới hạn an toàn.
Các nhiệm vụ tiếp theo đó là: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, trong các doanh nghiệp, theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế giai đoạn 2013-2020; Phấn đấu từng bước lấy lại đà tăng trưởng cao của ngành công nghiệp; Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp; Đẩy mạnh phát triển mạnh kinh tế biển; Nâng cao chất lượng dịch vụ và thúc đẩy cạnh tranh khu vực dịch vụ, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa; Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp; Phát triển nguồn nhân lực; Phát triển khoa học công nghệ...
Các chỉ tiêu kinh tế năm 2014: Các chỉ tiêu xã hội năm 2014: |
Minh Anh
Tin liên quan
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK